Có nên ăn kiêng khi muốn có bầu?
Nhiều phụ nữ lo ngại vì việc ăn kiêng sẽ ảnh hưởng đến việc muốn có bầu. Theo các chuyên gia thì ăn uống lành mạnh, thực đơn cân đối sẽ không cản trở cố gắng có thai mà ngược lại.
Khả năng thụ thai sẽ tăng lên nếu bạn đạt được trọng lượng khoẻ mạnh trước khi có thai. Dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI, bạn sẽ biết được mình có đang nằm trong vùng khoẻ mạnh hay không. Còn nếu bạn thừa cân và đang ăn kiêng, tốt hơn hết, bạn nên tạm thời hoãn việc có thai cho đến khi trọng lượng đạt con số lý tưởng. Chỉ số BMI = khối lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m)
Chỉ số BMI lý tưởng thường nằm trong khoảng 18.5 đến 25 khi bắt đầu thai kỳ. Nếu bạn có BMI từ 30 trở lên, giảm cân từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể sẽ giúp bạn khoẻ mạnh hơn. Nhưng nếu chỉ số BMI của bạn thấp hơn 18.5 hoặc bạn đang bị sụt cân, cộng thêm bạn có chu kỳ kinh nguyệt bất thường, việc tăng một vài ký có thể có ích cho việc thụ thai.
Ngược lại, nếu bạn đang thừa cân với chu kỳ bất thường hoặc không có chu kỳ, giảm cân có thể giúp bạn lấy lại chu kỳ bình thường và thúc đẩy việc rụng trứng xảy ra.
Giảm cân cũng giúp bạn có được một thai kỳ khoẻ mạnh hơn khi bạn đã mang thai. Phụ nữ mang thai khi đang thừa cân có thể gặp phải các biến chứng như: tiểu đường, sảy thai, cao huyết áp, tiền sản giật.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý với lượng chất béo thấp, giàu ngũ cốc nguyên hạt, nhiều trái cây và rau là sự lựa chọn lý tưởng cho các chị em đang muốn có con. Cuối cùng, bạn cũng nên bắt đầu tập thể dục nếu trước giờ đó không phải thói quen của bạn.
Video đang HOT
Bạn có thể lên lịch tập thể dục phù hợp với lịch trình hàng ngày của bạn. Đi bộ tới chỗ làm, đi thang bộ khi có thể hoặc làm vườn là những việc bạn có thể làm dễ dàng. 30 phút tập thể dục mỗi ngày có thể làm thay đổi trọng lượng và cảm giác của bạn.
Một điều cần lưu ý là bạn chỉ nên đặt mục tiêu giảm không quá 0.5kg đến 1kg trong 1 tuần. Giảm cân quá nhanh có thể dẫn đến sự sụt giảm lượng chất dinh dưỡng trong cơ thể, một điều rất không tốt để bắt đầu mang thai. Hơn nữa, sẽ có một chút khó khăn để bạn có thể giữ cân sau này.
Nếu bạn không thật sự cần giảm cân nhưng vẫn mong muốn cải thiện thói quen ăn uống, không bao giờ là quá trễ để thay đổi thực đơn hàng ngày. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất với nhiều nhóm thực phẩm đa dạng sẽ giúp cho việc mang thai của bạn có một khởi đầu dễ chịu hơn.
Cuối cùng, đừng quên nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu bất kỳ chế độ ăn kiêng hoặc kế hoạch tập thể dục nào.
Theo VNE
Bí ẩn lạ thường của vòng 1 khi bầu bí
Cùng với sự lớn lên của bụng bầu, "đôi gò bồng đảo" cũng không ngừng phát triển và có nhiều biến đổi.
Đau ngực. Khi mang thai ba tháng đầu, bạn sẽ không muốn bất cứ vật gì động chạm đến vòng một của mình bởi nó quá đau. Đây là hiện tượng phổ biến của phụ nữ mang thai. Thông thường, hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn nên mua những chiếc áo ngực dành riêng cho bà bầu, và tránh mặc áo quá chật hoặc bó sát
&'Nhũ hoa' sẫm màu hơn. Khi mang thai, &'nhũ hoa' của bạn sẽ có một số thay đổi như to hơn, màu sẫm hơn. Bạn cũng có thể chú ý thấy có những nốt mụn trắng xuất hiện trên quầng vú
Cảm giác ngứa ngáy. Đôi khi vòng 1 có cảm giác ngứa ngáy, mặc dù bạn thường xuyên tắm rửa sạch sẽ. Sự khó chịu này thực ra không liên quan gì lắm đến việc vệ sinh cơ thể. Đơn giản là do vòng 1 gia tăng kích cỡ, vùng da tại đây căng ra với tốc độ khá nhanh, điều này khiến cho thai phụ đôi lúc có cảm giác ngứa ngáy
Lớn hơn bình thường. Hầu hết vòng một của phụ nữ mang bầu đều to hơn mức bình thường để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy vậy không phải 100% thai phụ đều tăng kích thước vòng 1. Nếu ngực của bạn không tăng kích cỡ, bạn cũng đừng quá lo lắng. Nó sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa sau khi sinh con của bạn
Rạn da. Bạn thường nghe hiện tượng rạn da phổ biến ở bụng và mông khi mang thai nhưng thật buồn là có không hiếm chị em rạn da ngay cả vòng một. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên dùng các loại kem dưỡng trị rạn da, ăn các loại hoa quả giàu vitamin C. Các vết rạn này sẽ mất dần theo thời gian
Rò rỉ sữa non. Nghe có vẻ hơi kỳ quặc nhưng hiện tượng này bắt đầu xuất hiện ở tháng cuối giai đoạn mang bầu thứ hai. Những giọt sữa này có thể chưa có màu trắng như sữa thông thường mà có màu vàng nhẹ. Đây được gọi là sữa non - rất giàu protein chuẩn bị sẵn sàng cho em bé ra đời. Triệu chứng này là một dấu hiệu tích cực trong thời gian mang thai và bạn nên hạn chế bằng cách dùng miếng lót sữa
Không thay đổi núi đôi khi mang thai. Bạn chỉ nhận thấy sự thay đổi rất nhẹ hoặc không thay đổi ở núi đôi khi mang thai. Đừng hoảng hốt. Điều này không có nghĩa là thai kỳ của bạn có vấn đề, tuy nhiên có thể bạn sẽ gặp rắc rối trong việc cho con bú sau sinh. Hãy trao đổi sớm với bác sĩ chuyên khoa
Theo TNO
Đoan Trang bụng bầu hẹn hò chồng Tây Ba bâu 5 thang đươc chông Tây ôm hôn thăm thiêt khi đi ăn tôi cung nhau. Tôi qua 11/11, Đoan Trang bi băt găp khi đang cung chông Tây ăn tôi trong môt nha hang sang trong tai TP.HCM. Măc du đa chinh thưc cươi nhau hơn môt năm rươi, nhưng nư ca si va ông xa vân thương xuyên co nhưng...