Cỏ mực: ‘Thần dược’ mọc dại ven đường không phải ai cũng biết
Là loại thảo mộc mọc dại ven đường, cỏ mực khiến nhiều người bất ngờ vì công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó.
Được gọi là “ thuốc cầm máu nổi tiếng”, cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, rất hiệu quả tron việc cầm máu cho người bị chảy máu dữ dội. Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ mực
Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi rửa sạch giã lấy nước để uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10ml.
Tiêu ra máu: Dùng một nắm cỏ mực rửa sạch, đem nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) pha với nước cơm rồi uống.
Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau rửa sạch, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói. Ngoài ra có thể nấu cháo cỏ mực (100g) với 3 lát gừng để ăn.
Video đang HOT
Trĩ ra máu: Dùng một nắm cỏ mực để nguyên rễ, rửa sạch giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài.
Chảy máu dạ dày: Cỏ mực 50g rửa sạch, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g tất cả cho vao nồi, đổ 500ml nước sắc lấy 200ml uống, ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, nấu cho đặc lại lần nữa. Cho tất cả vào lọ. Khi uống thì lấy 1-2 thìa nhỏ hòa với nước ấm hoặc rượu để uống.
Chữa di mộng tinh: Cỏ mực rửa sạch sấy khô, rồi tán thành bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống 30g hàng ngày.
Rong kinh: Lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm cây huyết dụ.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu: Cỏ mực 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, làm sạch, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Ngoài ra cỏ mực còn được kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị các bệnh như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Để chữa ung thư họng, chỉ cần dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống, kiên trì như vậy sẽ cho kết quả tốt.
Theo phunugiadinh
Không ngửa đầu ra phía sau, đây mới là cách xử lý khi bị chảy máu cam an toàn nhất
Xử lý sai cách khi bị chảy máu cam có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những cách sơ cứu an toàn và nhanh nhất khi gặp tình trạng này mà ai cũng cần phải biết.
Cách xử lý khi bị chảy máu cam
Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em cho tới người lớn. Chảy máu cam (chảy máu mũi) tuy ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng không nên xem thường. Có khoảng 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất là một lần chảy máu cam, nhưng chỉ có 6% trường hợp đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp là môi trường thích hợp để chảy máu cam xuất hiện. Khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường bắt đầu giảm, niêm mạc mũi phải tăng cường làm ấm, làm ẩm nên mạch máu dễ bị tổn thương, gây chảy máu. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng nhỏ nên không quan tâm thăm khám mà không hề biết chảy máu cam cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lí nguy hiểm khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phòng và sơ cứu khi chảy máu cam để có cách xử lý tốt nhất cho trường hợp này.
Đối với người lớn
Khi bị chảy máu cam, bạn hơi cúi đầu về phía trước. Lấy ngón tay giữ chặt phần cánh mũi đang chảy máu. Dùng khăn giấy sạch thấm phần máu chảy ra.
Bạn có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi hoặc ngậm một viên đá để giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu.
Trong trường hợp máu không ngừng chảy sau 5-10 phút thì nên đến bệnh viện để được xử lí kịp thời.
Đối với trẻ nhỏ
Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước để tránh gây nôn và tiêu chảy. Tuyệt đối không để trẻ nằm xuống hay ngửa đầu ra phía sau rất nguy hiểm.
Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt cánh mũi của trẻ để ngăn máu chảy ra. Giữ như vậy trong 10 phút để tạo cục máu đông. Nếu thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên sẽ khiến máu chảy kéo dài hơn.
Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa. Trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Bạn không nên sử dụng gạc hoặc bông gòn cho vào mũi vì chúng không hề vô khuẩn như bạn nghĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh lạm dụng nước muối sinh lý vì nó có thể làm khô mũi và không tốt cho niêm mạc mũi.
Trên đây là cách xử lý an toàn khi bị chảy máu cam, bạn cần lưu ý để áp dụng khi cần. Ngoài ra, nếu muốn ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam do nóng trong, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, đồng thời ăn thêm nhiều rau, củ quả.
Theo www.phunutoday.vn
Nước ngoài gọi củ này là "thần dược nước Nam" quý hiếm, nhưng không phải ai cũng uống được Tam thất là một vị thuốc Đông y nổi tiếng quý hiếm, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, ai là người nên uống và ai là người nên tránh, uống thế nào mới đúng thì không phải ai cũng biết. Đông y TQ gọi tam thất là "thần dược nước Nam" Trong những năm gần đây, tam thất được tìm kiếm và nhận...