Có một “Vịnh Hạ Long” giữa cao nguyên M’Nông
Được mệnh danh là Vịnh Hạ Long của Tây nguyên, quần thể đảo nổi trên hồ Tà Đùng là một trong những điểm đến du lịch thu hút rất đông du khách đến tham quan…
Nằm cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông chừng 70km về phía Bắc, Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông) nằm ẩn hiện trong làn sương mờ ảo buổi sớm. Nổi bật trong khu bảo tồn này chính là hàng chục hòn đảo nhấp nhô, được bao quanh bởi dòng nước xanh như ngọc.
Như sợ bị “phát hiện”, quần thể đảo nổi trên hồ Tà Đùng với 52 hòn đảo lớn nhỏ được bao bọc bởi núi Tà Đùng với độ cao 1.982m, khiến cảnh sắc nơi đây lúc nào cũng bình yên, tĩnh lặng nhưng cũng kỳ vĩ, huyền ảo.
Có lẽ, hồ Tà Đùng đẹp nhất khi vào mùa nước lên, khi đó nước trong hồ dâng cao, trong và xanh ngắt. Hình ảnh những hòn đảo nhỏ sừng sững “mọc lên như nấm sau mưa” sẽ khiến du khách cứ ngỡ như đang lạc vào vịnh Hạ Long giữa cao nguyên hùng vĩ.
Và phải chăng do được núi Tà Đùng “che chở” quá lâu mà cuộc sống nơi đây dường như đã tách biệt với thế giới bên ngoài. Nằm nép mình bên những hòn đảo, một làng chài nhỏ với hàng chục căn nhà nổi trên mặt hồ xanh biếc. Người dân nơi đây sinh sống bằng nghề chài lưới, cuộc sống trong hồ Tà Đùng cứ thế mà bình lặng diễn ra.
Video đang HOT
Nếu muốn thăm thú hòn đảo Tà Đùng kỳ bí, du khách có thể đi bằng ca-nô hay sử dụng thuyền của người dân chài cũng là một trải nghiệm khá thú vị. Con thuyền nhỏ uốn lượn quanh những hòn đảo nổi, sắc xanh bao phủ xung quanh. Đó là xanh của mặt nước, xanh của những hòn đảo nổi và xanh của ngọn núi Tà Đùng hùng vĩ in bóng xuống mặt hồ,…. Quả thực là chốn tiên cảnh giữa đời thực.
Đỉnh Tà Đùng nằm trên ngọn núi Tà Đùng – đây được coi là “nóc nhà” của tỉnh Đắk Nông quanh năm mây phủ trắng xóa, tạo nên cảnh sắc đẹp tuyệt trần.
Mặc dù đã được quy hoạch để làm khu du lịch sinh thái, nhưng cho đến giờ, quần thể đảo Tà Đùng vẫn còn giữ được nét hoang sơ, kỳ vỹ như nó vốn có.
Hang Phượng Hoàng: Điểm du lịch sinh thái độc đáo
Quần thể danh thắng hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà nằm cách thành phố Thái Nguyên hơn 40 km về phía Tây Bắc.
Đi trên Quốc lộ 1B kết nối Thái Nguyên - Lạng Sơn, ta dễ dàng nhìn thấy dòng nước trong vắt, tung bọt trắng tuôn chảy như dải lụa.
Hang Sáng có cửa hang khá rộng nên những tia nắng buối sáng có thể lọt qua kẽ lá vào trong hang
Hang Phượng Hoàng được chia thành 4 tầng với cấu trúc độc đáo. Nằm trên đỉnh dãy núi Phượng Hoàng ở độ cao hơn 300m, đây là hang động đẹp với cấu trúc hang trong hang, lối vào các hang là cửa đá chỉ vừa đủ 1 người đi qua, nhưng khi vào trong thì mở ra không gian rộng lớn với những nhũ đá và các khối hóa thạch nhiều hình thù, màu sắc làm cho không gian lung linh, huyền ảo.
Ngoài cùng là hang Sáng diện tích khoảng 200m2, phía trên lối vào hang là khoảng không khá rộng, luôn đủ ánh sáng. Hang Sáng do tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên ít nhũ đá và luôn khô ráo.
Đi sâu xuống phía cuối hang Sáng là 1 cửa đá chỉ lọt 1 người đi khom lưng. Bên trong mở ra không gian rộng lớn hơn nhiều so với hang ngoài - đây là hang Dơi vì thường có loài dơi rừng về cư trú. Hang Dơi có nhiều cột nhũ đá, khối thạch đá lớn giữa hang có hình thù giống tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Tiếp tục đi vào phía trong và xuống dưới chừng 50m chúng ta sẽ thấy nhiều khối đá, vách đá có hình thù đẹp mắt.
Hang Dơi ở phía trong hang Sáng, với nhiều khối thạch nhũ đá vôi có hình thu như tượng Phật Bà Quan âm, đây cũng là nơi loài dơi thường đến cư ngụ
Cuối hang Dơi có 1 hốc đá nhỏ khá dài vừa đủ cho 1 người chui qua, đó là cửa dẫn lối vào hang tiếp theo. Do ở độ sâu khoảng 50m so với đỉnh núi nên gần như ánh sánh bên ngoài không lọt vào được nên gọi là hang Tối. Để đảm bảo an toàn cho du khách, hiện nay hang Tối và các hang đều được lắp hệ thống chiếu sáng nhiều màu sắc làm nổi bật các hình khối. Du khách đi dọc hang Tối khoảng 50m sẽ gặp 1 bãi đá rộng khá bằng phẳng, phía dưới là dòng suối nhỏ.
Cuối hang Tối là vách đá cao dựng đứng, lô nhô cột nhũ đá so le như khu vườn nhiều cây cối. Ở độ sâu khoảng 100m từ đỉnh núi Phượng Hoàng, không khí trong hang luôn mát lạnh.
Trước đây, để chinh phục hang Khô bạn phải có đủ sức khỏe và kỹ năng leo núi, gậy chống, bởi khi đó lối lên núi chưa được xây đá và lắp tay vịn như ngày nay.
Suối Mỏ gà bắt nguồn từ trong dãy núi Phượng Hoàng, đi sâu vào bên trong là 1 hang động khá rộng chứa nhiều nước trong, mát quanh năm
Cạnh lối lên hang khô là suối Mỏ Gà, thường gọi là hang Ướt. Đó là dòng nước trong mát chảy quanh năm bắt nguồn từ lòng dãy núi Phượng Hoàng. Ngược theo thác nước chừng 50 m ta bắt gặp 1 cửa hang rộng, vách hang có nhiều nhũ đá, dưới chân là dòng suối mát lạnh, đôi chỗ sâu đến thắt lưng, có thể làm bãi tắm. Những ngày hè nóng bức thì đây là nơi lý tưởng để mọi người "giải nhiệt", chơi đùa với dòng nước trong lành, hòa mình vào thiên thiên kỳ thú.
Anh Vũ Tiến Dũng (phường Tân Thành, TP. Thái Nguyên) cho biết: Cách đây vài chục năm anh đến hang Phượng Hoàng, nhưng lúc đó mọi thứ còn rất hoang sơ, lối lên hang chưa được xây bậc, không tay vịn và rất nhỏ; suối Mỏ Gà cũng chỉ như 1 mương nước; khi đó ở đây chưa có khu bể bơi và dịch vụ ăn nghỉ như bây giờ. Điều quan trọng hơn ở đây du khách đến đông hơn, có nhiều loại hình dịch vụ hơn.
Nằm trên địa bàn huyện Võ Nhai, ngoài khám phá hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, du khách còn có thể tìm hiểu về quần thể di chỉ khảo cổ học tại Thần Sa, ngắm thác Mưa Rơi, lội thác 7 tầng và chiêm bái đền Cô Tiên, khám phá khu di tích rừng Khuôn Mánh...
Trải nghiệm du lịch Vịnh Pá Khôm - Pha Mu (Lai Châu) Nằm cách trung tâm huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) khoảng 30km, thuộc xã Pha Mu, bên lòng hồ Thủy điện Bản Chát, Vịnh Pá Khôm được ví như "Vịnh Hạ Long" thu nhỏ của miền sơn cước Tây Bắc. Thời gian qua, Vịnh Pá Khôm đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách gần xa bởi vẻ...