Có một người mẹ mang tên bà ngoại
Ba tháng mười ngày ở cữ nhà mẹ đẻ, tôi mới thấm thía nỗi lòng của một người mẹ…
Ba tháng mười ngày ở cữ nhà mẹ đẻ, tôi mới thấm thía nỗi lòng của một người mẹ. (Ảnh minh họa)
Năm 26 tuổi, tôi kết hôn. Tôi là kế toán, còn chồng làm giám sát công trình. Nhà tôi và nhà chồng chỉ cách nhau có 3km. Tôi đã rất vui về điều đó vì tôi chỉ còn có mẹ nên lấy chồng gần nhà sẽ có cơ hội đỡ đần cho bà nhiều hơn. Đến khi sinh con, tôi lại có cả hai nhà nội ngoại phụ mình chăm ẵm.
Vậy mà đến lúc đứa con trai chào đời đúng với niềm mong mỏi của bố mẹ chồng thì người luôn bên cạnh tôi chỉ có mẹ ruột.
Từ lúc mang thai, mẹ chồng tôi đã nói với tôi rằng sau này sinh thì cố gắng ở dài dài bên nhà mẹ đẻ vì nhà mình bận rộn sợ không có thời gian chăm cháu. Tôi cứ nghĩ chắc bà nói đùa chứ ai nỡ lòng làm thế. Mẹ chồng tôi ngoài tiệm tạp hóa ở chợ ra thì có việc gì nữa đâu mà kêu bận rộn chứ! Vậy mà tôi không ngờ những điều bà nói lại hóa ra thật. Ngày tôi lâm bồn cho đến lúc ra viện, chỉ có mẹ ruột và chồng bên cạnh mà không có bố mẹ chồng.
Ba tháng mười ngày ở cữ nhà mẹ đẻ, tôi mới thấm thía nỗi lòng của một người mẹ, một người bà ngoại yêu thương con cháu của mình thế nào.
Vì tôi sinh con bằng phương pháp mổ, con lại thiếu tháng nên mẹ tôi hầu như không để tôi đụng chạm vào bất cứ công việc nào. Mẹ tôi bảo mình kiêng cữ nhiều chừng nào thì tốt cho mình và con sau này. Thằng bé lại khó ở hay khóc đêm nên mẹ tôi luôn phải túc trực bế cháu trên tay để tôi được ngủ yên giấc. Sáng ra, bà lại hì hụi nấu nướng tẩm bổ cho tôi mau lại sức. Nhiều khi thấy bà vừa quạt bếp vừa đưa tay lau mồ hôi mà tôi trào cả nước mắt.
Điều làm tôi buồn hơn cả là suốt thời gian ròng rã ấy, chồng tôi lại đi công tác xa nên không thể ở bên vợ con được. Bố mẹ chồng thì chỉ ghé qua được một hai lần nhưng lần nào cũng không quá 10 phút rồi vội vàng đi ngay.
Hết ba tháng mười ngày, tôi trở lại nhà nội thì cũng từ đây có bao nhiêu chuyện xảy ra. Khi vừa về được ba ngày, bố mẹ chồng đã mở lời bảo tôi nhờ mẹ ruột sang chăm cháu vì ông bà không rảnh rỗi. Phận làm dâu dù rất ấm ức nhưng vì nghĩ cho con trai, tôi đã phải muối mặt tiếp tục gọi điện nhờ vả mẹ ruột qua chăm.
Từ ngày đón mẹ tôi sang bên này, bố mẹ chồng tôi dường như ỉ lại vào bà ngoại rồi vô tình quên mất nghĩa vụ chăm cháu nội. Mẹ chồng tôi chỉ có buôn bán buổi sáng thôi nhưng giờ thì đến quá chiều bà mới về nhà vì lo tám chuyện khắp nơi. Bố chồng thì suốt ngày rủ mấy ông bạn hưu trí trong phường đến nhà hết đánh cờ rồi uống trà nhàn rỗi.
Video đang HOT
Bao nhiêu lần tôi nhờ ông trông hộ cháu để bà ngoại tranh thủ về nhà dọn dẹp, còn tôi còn phải nấu cơm. Vậy mà bố chồng vô duyên nói lớn: “Bà thông gia trông hộ tôi 10 phút nữa, tôi chơi nốt ván này”. 10 phút mà ông nói kéo dài ra cả tiếng đồng hồ. Lần nào nghe thế, tôi cũng chán nản vô cùng!
Khi tôi đi làm lại, tôi phải bế cháu sang nhờ mẹ ruột chăm giữ. May mà mẹ đẻ gần, nếu không thì tôi cũng không biết phải làm thế nào.
Có hôm, tôi mở miệng nhờ mẹ chồng trong hộ cháu để tôi nấu cơm trưa. Bà ngoa ngoắt mỉa mai tôi đủ kiểu. Bà bảo: “Mấy cô mấy chị giờ làm dâu sướng quá nên thành cái tính ỉ lại. Ngày xưa, tôi vừa bế con vừa xay thóc làm đủ việc có nhờ vả ai đâu”. Buồn bã, tôi than thở với chồng nhưng anh lại bảo: “Mẹ nói đúng quá còn kêu gì nữa”.
Đã thế, vì thằng bé cứ được mẹ và bà ngoại bồng bế suốt nên quen hơi. Vì thế mà khi bố mẹ chồng tôi đưa tay bồng được một lúc lại khóc inh ỏi. Mẹ chồng tôi lại có cớ trách mắng nhà ngoại. Hôm sẵn có mẹ tôi ở đó, bà đánh bôm bốp vào mông thằng bé rồi bảo thằng này cứ bám váy nhà ngoại sinh hư, ở nhà nội mà không theo nội là dại rồi. Mẹ tôi nghe xong lại không nói gì rồi lẳng lặng xin phép về nhà.
Tôi chưa làm gì cho bà mà toàn để bà phải chịu khổ, chịu nhục vì con cháu. (Ảnh minh họa)
Trẻ con thì chuyện đau ốm, sốt hay ho hen là thường tình. Huống gì con trai tôi lại sinh thiếu tháng nên sức đề kháng kém. Nhưng mỗi lần thấy vậy, mẹ chồng lại kiếm cớ trách móc bà ngoại. Bà bảo cho cháu sang nhà bên đó để nó bị nhiễm gió độc giờ mới hay đau ốm.
Thằng bé đã hơn một năm rồi nhưng hầu như nhà bố mẹ chồng tôi không hề mua cho cháu ông bà một gói quà nào. Tôi không trách chuyện đó nhưng khi thấy bà ngoại mua gì cho nó, ông bà nội lại châm biếm nói mỉa mai.
Tiệc sinh nhật thằng bé, mẹ tôi có mua cho con trai một sợi dây chuyền bạc và chiếc xe để cháu tập đi. Vậy mà mẹ chồng tôi đã lên tiếng chê bai thậm tệ.
Trước mặt bao nhiêu khách, mẹ chồng tôi đã nói thẳng vào mặt mẹ ruột tôi rằng cháu còn nhỏ thì không nên chiều. Bà ngoại mua dây bạc làm gì nhỡ lại vướng vào mùng mền làm bị thương cổ của cháu. Cháu nội đang còn nhỏ thì mua xe làm gì cho phí ra, nhỡ đâu đi vài bước lại té dập mặt thì khổ. Mẹ tôi vì ấm ức nhưng lại ngại với bao nhiêu người nên chỉ cười cười cho qua chuyện. Tôi không ngờ mẹ chồng tôi lại cay nghiệt đến thế.
Mấy ngày nay, mẹ tôi bị cảm nên không sang chơi với cháu. Bà bảo sợ bế nó lại lây bệnh thì khổ. Tôi thấy thương bà quá. Tôi chưa làm gì cho bà mà toàn để bà phải chịu khổ, chịu nhục vì con cháu. Bố mẹ chồng tôi thì quá khó tính. Tôi phải làm gì để mẹ bớt đau đáu về tôi, cũng để bố mẹ chồng tôi thông cảm?
Theo Afamily
NHỮNG BÀI HỌC GIÁ TRỊ TỪ NHỮNG NGƯỜI MẸ
Trang Real Simple mới đây lấy ý kiến độc giả về những bài học cuộc sống giá trị mà họ học được từ người mẹ yêu quý của mình. 17 điều dưới đây là những chia sẻ ý nghĩa nhất họ nhận được.
1. Luôn luôn đối xử với mọi người như nhau dù họ là người quản gia, bồi bàn hay các giám đốc điều hành.
2. Chúng tôi đã bị nhốt trong một phòng tắm khi còn bé xíu. Chị em tôi đã sợ hãi, khóc lóc trong khi cha mẹ của chúng tôi thử các cách để mở cửa. Lúc đó, mẹ đã trượt một thanh chocolate vào bên trong, chúng tôi ăn và ngừng khóc. Khi chúng tôi được giải thoát, mẹ đã nói rằng: "Chocolate luôn là sự trợ giúp ngọt ngào, mọi lúc".
3. Không bao giờ đưa ra quyết định khi bạn đang tức giận.
4. Mẹ tôi đã dạy tôi khi còn trẻ cần phải dưỡng ẩm da, chăm sóc cơ thể ngay trong độ tuổi căng mọng chứ không chờ đến khi nhận thấy có dấu hiệu lão hóa. Tôi năm nay 74 tuổi, và tôi cảm ơn mẹ mỗi ngày đã giúp tôi có làn da đẹp.
5. Khi nói đến một nhiệm vụ chăm sóc căn nhà của mình như làm vườn, sửa bóng đèn, mẹ tôi luôn nói rằng không cần phải dựa vào một người đàn ông để làm những công việc đó. Bây giờ, cũng giống như mẹ, tôi không dựa vào chồng. Tôi có thể tự làm những việc giản đơn đó.
6. Hãy giặt đồ một ít mỗi ngày, vì vậy bạn sẽ không bao giờ dành một ngày cuối tuần quý báu dành cho các nhiệm vụ đáng sợ như giặt vài chậu quần áo.
7. Mẹ luôn nói với tôi: "Con sẽ biết mẹ yêu con thế nào vào cái lần con nhìn thấy con mình lần đầu tiên trong đời." Tôi chưa bao giờ nghĩ quá nhiều về điều đó. Mẹ tôi qua đời khi tôi mang thai được 6 tuần. Khi con tôi chào đời, lần đầu tiên nhìn thấy thiên thần bé bỏng thở nhẹ trong vòng tay mình, tôi lập tức nghĩ đến mẹ tôi và tình cảm bà đã dành cho mình. Bà đã yêu tôi nhiều hơn bất cứ điều gì trên thế giới. Cũng như tôi lúc đó, đứa con bé bỏng là cả thế giới của tôi.
8. Khi bạn cảm thấy xuống tinh thần, đi tắm, thả lỏng, buông những điều tiêu cực theo dòng nước. Lời khuyên của mẹ thật sự hữu ích.
9. Cuộc sống này không công bằng, chả cách nào khác là đương đầu với nó.
10. Hãy trở thành một phần của giải pháp, chứ không phải là một phần của nguyên nhân.
11. Lời khuyên là miễn phí và hãy dành tặng cho những người bạn gặp một lời khen chân thành để một ngày của họ trở nên vui tươi với nụ cười rạng rỡ. Hạnh phúc từ việc làm người khác mỉm cười.
12. Khi băn khoăn điều gì, hãy tự hỏi: "Liệu đó có phải là vấn đề trong 5, 10 năm nữa kể từ bây giờ?". Mẹ dạy tôi cách suy nghĩ vấn đề thấu đáo trong thời gian dài hạn.
13. Tôi hỏi mẹ khi con gái của tôi còn nhỏ xíu là đến lúc nào việc chăm sóc con sẽ dễ dàng hơn. Mẹ nói với tôi rằng không có việc dễ hơn, nó chỉ đơn giản là thay đổi để thách thức khác nhau, người phụ nữ trưởng thành cùng con cái của họ.
14. Luôn luôn dự trù một khoản tiền cho những chi phí không tên. Bạn sẽ không bao giờ biết khi bạn có thể cần nó trong một tình huống khó khăn.
15. Bạn không nhất thiết phải tham dự tất cả lập luận được ai đó khơi ra.
16. Nếu bạn không hài lòng về cuộc sống hiện tại, hãy sẵn thay đổi nó cho dù đó là một công việc, mối quan hệ, tình bạn, hoặc hình ảnh bản thân. Cuộc sống quá ngắn để cứ mãi chịu đựng vị trí của một kẻ bất hạnh.
17. Mẹ tôi nói, không bao giờ dùng lời khuyên từ một người nào đó nếu con không muốn ở vào vị trí và những trải nghiệm của họ hiện tại.
Theo VNE
Người mẹ đã đấu tranh những gì trong cuộc đời mình? Làm một người mẹ không phải đơn giản mà nó cần sự vĩ đại, tình thương bao la cùng sức mạnh của một người phụ nữ kiên cường. Trong cuộc đời họ, họ phải đấu tranh với nhiều thứ. Đó là? Thật dễ dàng để bỏ qua tất cả các công việc khó khăn để nuôi dưỡng một gia đình khi bạn đang...