Có một loại chất độc tự nhiên giá… 39 triệu USD/lít
Nó rất có giá trị đối với ngành y tế và các phòng thí nghiệm nghiên cứu dường như sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho nó.
Nọc độc của bọ cạp Deathstalker ( bọ cạp tử thần) phân bố khắp Bắc Phi và Trung Đông không chỉ là nọc độc đắt nhất thế giới mà còn là chất lỏng đắt nhất, có giá lên tới 39 triệu USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít).
Deathstalker (bọ cạp tử thần) là một trong những loài bọ cạp nguy hiểm nhất. Mặc dù vết đốt của chúng không đủ để giết một người lớn khỏe mạnh, nhưng nó có thể gây tử vong cho trẻ em và người già, và được cho là đau hơn khoảng 100 lần so với vết ong đốt.
Nọc độc của chúng rất khó lấy. Người ta phải dùng tay không để chiết nọc, từng con một. Và với mỗi một chú bò cạp, người ta chỉ lấy được khoảng 2 milligram nọc. Vậy nên bạn phải chiết từ một cá thể deathstalker đến 2,64 triệu lần nếu muốn đạt đủ 3,78 lít. Chưa kể, bạn còn có nguy cơ bị chúng chích khi chiết nọc bằng tay.
Một lý do khác khiến nọc bọ cạp trở nên đắt giá, đó là tính ứng dụng của nó trong y học. Bên trong nọc độc chết người của bọ cạp chứa rất nhiều thành phần giúp ích trong việc tạo ra các loại thuốc mang tính đột phá, tiên phong.
Video đang HOT
Một thành phần của nọc độc, peptide chlorotoxin, đã cho thấy tiềm năng điều trị khối u não ở người, trong khi các thành phần khác có thể được sử dụng để điều chỉnh insulin và điều trị bệnh tiểu đường. Nó rất có giá trị đối với ngành y tế và các phòng thí nghiệm nghiên cứu dường như sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho nó.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng nọc bò cạp nhằm đẩy lùi bệnh sốt rét ở muỗi. Kaliotoxin trong nọc bọ cạp được thí nghiệm trên chuột để chữa bệnh về xương.
Sự khan hiếm của nọc độc cũng đóng góp một phần vào mức giá khó hiểu của nó. Một con bọ cạp tử thần trưởng thành chỉ tạo ra tối đa 2mg nọc độc mỗi lần. Và xét đến việc bọ cạp hầu như luôn được chiết bằng tay từng con một và phải mất 2-3 tuần để bọ cạp bổ sung nọc độc, việc bạn “chạm tay” vào một gallon là một khả năng khó khăn.
Điều thú vị là có một chất lỏng đắt hơn nọc độc của bọ cạp deathstalker – tinh dịch ngựa. Đó là con ngựa giống đắt nhất thế giới tên là Galileo. Theo Business Insider, một gallon của giống ngựa này có giá lên tới 49 triệu USD và cũng dễ kiếm hơn rất nhiều so với nọc bọ cạp.
Chuột túi có khả năng giao tiếp với con người?
Các nhà khoa học Australia đã tiến hành một thí nghiệm về khả năng chuột túi giao tiếp với con người.
Chuột túi có khả năng giao tiếp với con người?
Theo một nghiên cứu mới đây, chuột túi có khả năng giao tiếp có chủ đích với con người, hành động mà trước đây người ta cho rằng chỉ có ở động vật thuần hóa.
Trong một bài báo được xuất bản bởi Đại học Sydney và Đại học Roehampton ở London, nghiên cứu cho thấy khi một con chuột túi được giao một "nhiệm vụ nan giải" (một chiếc hộp kín có thức ăn bên trong), con vật thông minh đã nhìn chằm chằm vào nhà nghiên cứu thay vì cố gắng tự mở hộp.
Có 11 con chuột túi tham gia thí nghiệm. Trước mỗi con vật, các nhà khoa học đã đặt một món ăn trong hộp nhựa mà thú có túi sẽ không thể mở ra. Thay vì bỏ cuộc, những con chuột túi bắt đầu yêu cầu sự giúp đỡ. Chúng nhìn vào hộp đựng thức ăn, rồi quay sang nhìn người, sau đó chúng lại nhìn vào hộp đựng.
Tiến sĩ Alexandra Green, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích rằng cử chỉ nhìn con người tìm kiếm sự giúp đỡ cho thấy động vật có chức năng nhận thức ở mức độ cao hơn so với suy nghĩ trước đây.
Alexandra Green cho biết: "Một số chuột túi đã thực sự tiếp cận các nhà nghiên cứu và thậm chí đã gãi vào người họ, đánh hơi rồi nhìn lại chiếc hộp, vì vậy chúng thực sự đang cố gắng giao tiếp với con người".
Theo các chuyên gia, hành vi "nhìn chằm chằm" này thường chỉ thấy ở động vật đã được thuần hóa.
Tác giả chính, Tiến sĩ Alan McElligott cho biết: "Thật vậy, chuột túi cho thấy một kiểu hành vi rất giống những gì thường thấy ở chó, ngựa và thậm chí là dê khi được đưa vào thử nghiệm tương tự. Ban đầu, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng đó là một đặc điểm được thuần hóa, nhưng đó có thể là những điều học được nếu có điều kiện môi trường thích hợp. Vì vậy, trong bối cảnh vườn thú nơi chuột túi bị nuôi nhốt và luôn ở xung quanh con người, chúng tôi nghĩ rằng loài động vật này đã học cách thể hiện hành vi".
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện với 11 con chuột túi ở các loài khác nhau và đây là lần đầu tiên thực hiện với loài thú có túi.
McElligott cho biết: "Chuột túi là loài thú có túi đầu tiên được nghiên cứu theo cách này và kết quả khả quan sẽ dẫn đến nhiều nghiên cứu hơn với các loài khác".
Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích du khách đến gần những con chuột túi trong tự nhiên và cố gắng giao tiếp với chúng.
Bật mí phát minh 'đỉnh' của người xưa khiến hậu thế kinh ngạc Vào thời cổ đại, người xưa có những phát minh "đỉnh" khiến giới khoa học vô cùng bất ngờ. Cho đến nay, hậu thế tò mò họ tạo ra chúng để làm gì hay làm bằng cách nào. Cách đây khoảng 2.000 năm, pin Baghdad đã được con người tạo ra. Cổ vật này được nhà khảo cổ người Đức Wilhelm Konig tìm...