Có một cuộc xung đột đang bị lãng quên?

Theo dõi VGT trên

Sudan có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nạn đói lớn nhất thế giới từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm ngoái.

Tuy nhiên, nó hầu như không xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Một cuộc xung đột mà nhiều người cho rằng thế giới đã lãng quên.

Đã 1 năm trôi qua...

“Sudan đang bị biến thành địa ngục” là lời phát biểu của giám đốc một tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO), người yêu cầu giấu tên để bảo vệ nhóm của mình đang cố gắng bám trụ hoạt động tại khu vực Bắc Darfur. Khi trả lời tờ báo quốc tế lớn nhất trong khu vực là Al Jazeera, người này đã nói các cuộc đụng độ giữa quân đội Sudan và lực lượng bán vũ trang nổi dậy đang thu hút thêm các bộ lạc, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giết người hàng loạt theo các sắc tộc.

Có một cuộc xung đột đang bị lãng quên? - Hình 1
Tướng Dagalo chỉ huy quân đội RSF và những người ủng hộ.

Kể từ khi bùng phát vào ngày 15/4/2023, hơn 8,6 triệu người Sudan đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 1,8 triệu người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em phải chạy sang các nước láng giềng. Liên hợp quốc ước tính 25 triệu người – một nửa dân số Sudan – cần viện trợ lương thực khẩn cấp. Nhưng, nguy hại hơn khi người dân liên tục hứng chịu các cuộc tấn công bừa bãi – bao gồm cả bạo lực tình dục – và ngày càng lan rộng. Điều này đã gây ra tình trạng tan vỡ và ly tán rộng lớn nhất từng được biết tới từ khi nhân loại bước sang thế kỷ 21. Những đô thị, làng mạc bị tàn phá, từ nông dân đến dân nghèo thành thị, cả tầng lớp trung lưu bỗng dưng đánh mất tất cả.

Tháng 4/2023, sau 3 năm tạm lắng, thỏa thuận chia sẻ quyền lực mong manh giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng bán quân sự hỗ trợ nhanh (RSF) tan vỡ và cuộc xung đột bùng phát trở lại. Sự chia rẽ sâu sắc trong cộng động người Arab với những bộ tộc bản địa tích tụ bởi chính sách đối xử bất công trong thời gian dài làm xung đột sắc tộc nghiêm trọng hơn cả những tranh chấp chính trị.

Có một cuộc xung đột đang bị lãng quên? - Hình 2
Hàng triệu người dân Sudan phải rời bỏ nhà cửa.

Theo báo cáo của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), hàng ngàn người vẫn đang vượt biên mỗi ngày để tránh tai họa. Cộng hòa Chad ở phía Tây đang chứng kiến làn sóng người tị nạn lớn nhất trong lịch sử. Các quốc gia khác tiếp nhận người tị nạn Sudan bao gồm Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Ethiopia và Uganda. Các nước tiếp nhận đã cực kỳ hào phóng trong việc đảm bảo người tị nạn có thể tiếp cận các dịch vụ tối thiểu vì những gần gũi nhất định trong văn hóa và sắc tộc. Nhưng, khi con số lên đến hàng triệu, việc đáp ứng nhu cầu là không thể.

Các trại tị nạn sẵn có trong nước cũng đã đón một lượng người kỷ lục. Các tổ chức quốc tế đang cố gắng nhưng luôn trong tình trạng quá tải. Một thống kê của UNHCR cho thấy, tại bang White Nile của Sudan, có tới 1.200 trẻ em tị nạn dưới 5 tuổi đã chết tại 9 trại trong 4 tháng từ 15/5 đến ngày 14/9/2023, do sự kết hợp chết người giữa đợt bùng phát bệnh sởi và tình trạng suy dinh dưỡng. Nguy cơ bùng phát dịch tả cũng đã được báo cáo ở các vùng khác của đất nước. Đó là một thảm họa nhân đạo nhưng lại rất ít khi được nhắc tới trên truyền thông.

Có một cuộc xung đột đang bị lãng quên? - Hình 3
Hội nghị tại Paris lần đầu tiên bàn về cuộc xung đột Sudan.

Nhiếp ảnh gia Ala Kheir, người làm việc cho UNHCR đã chứng kiến sự tàn phá trên khắp đất nước trong 1 năm qua nói nó tương đương với những gì từng diễn ra ở Darfur giai đoạn 2003-2020, khi cuộc xung đột từng khiến hàng triệu người rơi vào thảm cảnh. Tình hình càng tồi tệ hơn khi SAF bị đánh bại vào tháng 11/2023 khiến cho RSF tiến hành những cuộc trả thù đẫm máu. Trong đó có những vụ thảm sát thực sự khi ghi nhận lên tới 1.300 người bị giết tại một ngôi làng ở Tây Darfur.

Với rất nhiều bức ảnh được ghi lại, Ala Kheir bộc bạch: “Qua những bức ảnh, tôi hy vọng mọi người biết những gì đang diễn ra. Giữa tất cả sự hỗn loạn và tàn sát này, các bên xung đột trong và ngoài Sudan có thể bắt đầu nghĩ về các giải pháp và can thiệp để giúp chấm dứt cuộc chiến tàn khốc này”. Nhưng, những lời kêu gọi như vậy không dễ tìm thấy, bởi điều khó tin là cuộc xung đột tàn khốc này lại biến mất khỏi chương trình nghị sự quốc tế nhanh chóng như cách nó tàn phá đất nước vậy.

Video đang HOT

Một thoáng được nhắc đến

Đúng 1 năm sau khi sự bình yên bị phá vỡ, một hội nghị về Sudan mới được tổ chức tại Paris bởi Pháp, Đức và Liên minh châu Âu. Hội nghị mang đến cơ hội để tập trung sự chú ý của quốc tế vào cuộc khủng hoảng bị lãng quên này. Đó là thời điểm mà ảnh hưởng của bạo lực đã vượt ra ngoài biên giới Sudan. Nhiều cảnh báo cho thấy sự sụp đổ của Sudan làm tăng thêm các cuộc nổi dậy đang bao trùm các quốc gia láng giềng như ở Chad hay Somali, Ethiopia,… gây ra vết sẹo cho lục địa đen bằng một vùng bất ổn trải dài từ Đại Tây Dương đến Biển Đỏ.

Nguy cơ nghiêm trọng nhất là khu vực này có thể sớm trở thành cuộc khủng hoảng nạn đói lớn nhất thế giới. Ở Sudan, nơi giá lương thực đã tăng hơn 110% tính đến tháng 2/2024, gần 18 triệu người đang bị đói trầm trọng, trong khi gần 7 triệu người ở Nam Sudan và 3 triệu người ở Chad phải đối mặt với số phận tương tự – tổng cộng gần 28 triệu người.

Có một cuộc xung đột đang bị lãng quên? - Hình 4
Cuộc sống tại trại tị nạn của người dân Sudan. Ảnh: Ala Kheir

Tại Sudan, do xung đột vẫn tiếp diễn nên 90% số người cần giúp đỡ bị mắc kẹt ở những khu vực mà các cơ quan nhân đạo hầu như không thể tiếp cận được. Chúng bao gồm các điểm nóng xung đột như Khartoum, bang Gezira, Kordofan và các bang Darfur. Bất chấp nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi tiếp cận nhân đạo không hạn chế, các bên xung đột không hề quan tâm tới vấn đề này. Thậm chí, các đội và nguồn cung cấp nhân đạo luôn có thể bị cướp bóc và tấn công.

Phó Giám đốc điều hành Chương trình lương thực Thế giới (WFP), ông Carl Skau nhấn mạnh “Chúng tôi cần tất cả các bên cung cấp khả năng tiếp cận không hạn chế xuyên biên giới và xuyên ranh giới xung đột”. Ông nói thêm rằng trong trường hợp xấu nhất, một triệu người Sudan có thể chết đói trong năm nay. Đồng thời, ông Skau cảnh báo rằng nạn đói gia tăng sẽ chỉ gây ra bất ổn trên toàn khu vực. Liên hợp quốc đã đưa ra lời kêu gọi nhân đạo chung trị giá 2,7 tỷ USD dành cho Sudan, nhằm cung cấp hỗ trợ cứu sống cho gần 15 triệu người.

Điều này đã thúc đẩy các nhà ngoại giao châu Âu gặp nhau tại Paris hôm 15/4 vừa qua. Tại hội nghị, Pháp bày tỏ mong muốn tìm kiếm sự đóng góp từ cộng đồng quốc tế và chú ý đến một cuộc khủng hoảng mà các quan chức cho rằng đang bị loại khỏi cuộc thảo luận toàn cầu do các cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và Gaza. Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne thừa nhận: “Trong một năm qua, người dân Sudan đã là nạn nhân của một cuộc chiến tranh khủng khiếp”. Tuy nhiên, họ cũng đã phải chịu đựng sự “bị lãng quên” và “thờ ơ”. Ông nói trong bài phát biểu khai mạc: “Đây là lý do cho cuộc họp của chúng ta ngày hôm nay: để phá vỡ sự im lặng xung quanh cuộc xung đột này và huy động cộng đồng quốc tế”.

Nhưng… chỉ thế thôi

Ngay tại hội nghị, Đức đã hứa sẽ cung cấp 249 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Sudan. Mỹ cũng cho biết sẽ đóng góp 100 triệu USD viện trợ bổ sung. Trong khi đó, Anh cho biết “sẽ có các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp có liên quan đến các bên tham chiến ở Sudan”. Nhưng, đó là tất cả những gì thu được. Một nguồn tin ngoại giao Pháp nói rằng các nhà tài trợ cam kết “hơn một tỷ euro” tại hội nghị, mà không nêu rõ số tiền còn lại sẽ đến từ đâu. Hội nghị kết thúc để cuộc xung đột vẫn tiếp tục phía xa bờ bên kia của Địa Trung Hải. Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Tom Perriello gọi phản ứng quốc tế cho đến nay là “đáng thương”. “Chúng tôi đang ở mức 5% số tiền cần thiết”, ông nói. Tất nhiên, nó chỉ hằng phần nhỏ số tiền Quốc hội Mỹ vừa phê duyệt cho Ukraine và Israel để mua thêm vũ khí.

Có một cuộc xung đột đang bị lãng quên? - Hình 5
Cuộc tháo chạy của người dân Sudan. Ảnh: Ala Kheir

Hôm 19/4, căng thẳng gia tăng sau khi Lực lượng chung của các phong trào đấu tranh vũ trang – liên minh gồm các nhóm vũ trang “phi Arab” – từ bỏ thái độ trung lập để hỗ trợ quân đội chống lại RSF.

Hôm 26/4, Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công sắp xảy ra vào Al-Fashir, thành phố lớn ở Bắc Darfur. Đây vừa là thành phố lớn cuối cùng mà RSF chưa thể kiểm soát cũng đồng thời là cơ sở tiếp nhận lớn nhất còn lại mà các tổ chức quốc tế có thể tiếp cận. Khi có tin cho thấy RSF chuẩn bị tấn công nơi này, đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Ramtane Lamamra đã lập tức bay đến thực địa để làm việc với các bên nhằm giảm căng thẳng.

“Một cuộc tấn công vào thành phố sẽ gây ra hậu quả tàn khốc cho dân thường”, ông Ramtane Lamamra cho biết. Trong khi đó, chưa có một động thái can thiệp quốc tế nào được đưa ra, thậm chí còn không có cả một “lời đề nghị nghiêm túc” đến từ các nước lớn để ngăn chặn tình hình tồi tệ này. Lực lượng gìn giữ hòa bình dường như chưa bao giờ tồn tại, còn mối lo của các nhà lãnh đạo thế giới dồn hết về Ukraine và Trung Đông, nơi những lợi ích kinh tế địa chính trị lớn hơn với họ. Theo cách đó, lại một lần nữa chiến sự ở Sudan chìm vào quên lãng.

Cỗ máy tuyên truyền của Houthi đang trỗi dậy như thế nào?

Houthi, một lực lượng nổi lên từ những năm 1990, nhưng chỉ trong hơn 6 tháng qua, nhóm phiến quân ở Yemen này bắt đầu trở thành cái tên quen thuộc không chỉ với phương Tây mà còn trên các bản tin quốc tế.

Houthi tự tuyên bố họ là lực lượng tiên phong vì chính nghĩa của người Palestine và thề tiếp tục tấn công cho đến khi Israel kết thúc chiến tranh với Hamas trong bối cảnh hơn 32.000 người Palestine đã thiệt mạng trong cuộc xung đột Israel-Hamas, theo số liệu của Bộ Y tế Gaza.

Một lộ trình bài bản

Tại Yemen, sau khi nội chiến bắt đầu năm 2014, Houthi đã nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng trong nước, phần lớn thông qua mạng xã hội và công nghệ. Tuy nhiên, thông điệp của Houthi hầu như không gây được tiếng vang ngoài biên giới Yemen.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi vào ngày 19/11/2023, khi Houthi bắt giữ tàu Galaxy Leader của Israel. Houthi loan tin về vụ bắt giữ tàu Galaxy Leader bằng một đoạn phim được dựng đầy hấp dẫn, chất lượng cao đăng trên kênh truyền hình của lực lượng này, ghi lại cảnh trực thăng chở các tay súng tiếp cận tàu hàng Galaxy Leader từ phía sau. Sau khi trực thăng đáp tàu Galaxy Leader, các thành viên Houthi xông vào buồng lái và bắt tất cả 25 thành viên thủy thủ đoàn làm con tin.

Cỗ máy tuyên truyền của Houthi đang trỗi dậy như thế nào? - Hình 1
Ảnh chụp lại đoạn phim Houthi công bố về vụ bắt giữ tàu Galaxy Leader trên Biển Đỏ hồi tháng 11/2023.

Đoạn phim đã gây tiếng vang với người dùng mạng xã hội sau khi được đăng tải. Người ta cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng các nội dung được Houthi đăng tải bằng tiếng Anh nhằm thu hút khán giả phương Tây. Các quan chức Houthi đăng các tuyên bố chính thức bằng tiếng Anh thay vì chỉ có tiếng Arab để tăng phạm vi tiếp cận. Nói cách khác, Houthi dường như đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các kênh truyền thông xã hội để gia tăng ảnh hưởng và danh tiếng trên toàn cầu. Sau cuộc tấn công vào mùa Thu năm ngoái, lực lượng này thậm chí đã nhận được tin nhắn hỗ trợ trực tuyến từ người dùng tại Yemen, các quốc gia Arab khác và các quốc gia phương Tây.

Houthi không dừng lại ở các kênh xã hội chính thức của riêng mình. Sau khi đưa tàu Galaxy Leader cập cảng Salif, Houthi đã cho phép những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội lên tàu và đăng nội dung họ tạo ở đó lên mạng. Con tàu thậm chí đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch ở Yemen. Thủy thủ đoàn của tàu vẫn bị giam giữ và Houthi tuyên bố đối xử với những con tin này theo các giá trị Hồi giáo.

Mỹ cùng các đồng minh đã nhắm mục tiêu vào nhóm này bằng một liên minh quốc tế và tiến hành nhiều cuộc không kích. Đáp lại, Houthi tuyên bố rằng một cuộc chiến trực tiếp với Mỹ là mục tiêu của họ; và tại các cuộc biểu tình gần đây, những người ủng hộ Houthi thậm chí đã hát vang một câu thơ nổi tiếng: "Chúng tôi không quan tâm, chúng tôi không quan tâm: Hãy biến nó thành một cuộc chiến tranh thế giới vĩ đại".

Điều đáng nói là hiện nay nhiều người có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội đã háo hức chia sẻ các thông điệp ủng hộ Houthi bằng tiếng Anh, ca ngợi nhóm này đã thách thức Israel và những nước ủng hộ, đặc biệt là đồng minh Mỹ. Houthi, tận dụng sự bất bình ngày càng lan rộng đối với cách hành xử của Israel trong cuộc chiến, đang tích cực tuyên truyền hướng tới không chỉ những người Arab mà còn với những người Nam Á, người châu Âu và người Mỹ. Dù vấp phải chỉ trích từ nhiều quốc gia và tổ chức, các cuộc tấn công của Houthi mặt khác lại nâng cao uy tín của lực lượng này trong giới hoạt động phản chiến ở Trung Đông và trên toàn thế giới. Cuộc chiến Israel-Hamas bước sang tháng thứ 6, và càng thể hiện rõ những vận động mạnh mẽ trong bộ máy truyền thông của Houthi để tận dụng thanh thế mới có được của lực lượng này.

Đây là một phần trong chiến lược truyền thông cốt lõi của Houthi khi tập hợp được sự ủng hộ trong khu vực về người Palestine, cũng như những nhận thức đầy đủ về tiềm năng và tầm quan trọng của các hoạt động tuyên truyền trực tuyến trong bối cảnh xung đột.

Ngược dòng lịch sử, có thể thấy toàn bộ câu chuyện là những gì Houthi đã nỗ lực hướng tới và lên kế hoạch bài bản trong nhiều năm. Lực lượng này công khai thúc đẩy cái gọi là "chiến tranh mềm", hay nói cách khác là chiến tranh tâm lý.

Tiền thân là nhóm "Ansar Allah", nghĩa là "những phụ tá của Chúa", nhóm này tập trung vào sự hồi sinh tôn giáo và văn hóa nhánh Zaidi của dòng Hồi giáo Shi'ite. Các chiến lược truyền thông ban đầu được nhóm sử dụng chỉ gồm những phương thức đơn giản như rải tờ rơi và tổ chức trại hè trẻ em. Vào đầu những năm 2000, một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn của Ansar Allah là Hussein al-Houthi, đã chỉ huy và tập hợp một lực lượng nổi dậy chống lại Chính phủ Yemen.

Chính trong những năm chiến tranh chống lại chính phủ, hệ thống tuyên truyền của Houthi đã được xây dựng từng bước. Họ tự mô tả mình là lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, chiến đấu chống tham nhũng và ảnh hưởng của nước ngoài. Năm 2012, Houthi tiếp tục mở rộng phạm vi tuyên truyền bằng cách thành lập Al-Masirah, một kênh truyền hình bằng tiếng Arab có trụ sở tại Beirut.

Năm 2014, Houthi tràn vào thủ đô Sana, lật đổ chính phủ. Saudi Arabia sau đó dẫn đầu một liên minh quân sự tiến hành chiến dịch ném bom kéo dài nhiều năm Yemen nhằm đánh bật lực lượng Houthi và cố gắng khôi phục quyền lực cho Chính phủ Yemen lưu vong được quốc tế công nhận.

Nhiều năm giao tranh đẫm máu, bất phân thắng bại, gây ra nạn đói và đau khổ lan rộng ở Yemen, quốc gia nghèo nhất thế giới Arab. Hàng trăm nghìn người Yemen đã chết vì chiến tranh, đói khát và bệnh tật.

Houthi không chỉ đứng vững sau cuộc chiến chống lại Saudi Arabia cùng liên minh quân sự có sự hậu thuẫn của Mỹ, mà thậm chí còn phát triển mạnh mẽ, thiết lập một nhà nước và cai trị bằng "nắm đấm sắt". Houthi hiện nay tự coi là họ là chính phủ hợp pháp của Yemen, phớt lờ chính phủ lưu vong được quốc tế công nhận. Thông điệp của Houthi ở Yemen hiện nay chính là "chỉ có chúng tôi ở Yemen, chúng tôi đại diện cho người Yemen".

Lệnh ngừng bắn dù kết thúc hơn một năm trước, chiến sự gần như đã tạm yên, song thực tế kỳ vọng hòa bình vẫn mong manh ở Yemen. Saudi Arabia và Houthi đã thực hiện một số vụ trao đổi tù nhân. Một phái đoàn Houthi được mời tham dự các cuộc đàm phán hòa bình cấp cao ở thủ đô Riyadh hồi tháng 9/2023.

Các sự kiện chính trị ở Trung Đông trong những tháng gần đây được đưa tin xen kẽ với các thông điệp quan trọng của Houthi, mang lại cho nhóm này vị thế và tầm ảnh hưởng trong khu vực mà họ đã tìm kiếm từ lâu. Những tuyên truyền của Houthi không thay đổi sau ngày 7/10/2023, cuộc chiến ở Gaza chỉ đem lại điểm khác biệt là mang chúng đến được với khán giả toàn cầu.

Cỗ máy tuyên truyền của Houthi đang trỗi dậy như thế nào? - Hình 2
Người biểu tình ủng hộ Houthi tại Bani Hushaish, Yemen. Ảnh: Khaled Abdullah (Reuters).

"Nước đục thả câu"

Nhiều phân tích của giới chuyên gia truyền thông cho rằng Houthi đang lợi dụng sự thất vọng của nhiều người Arab với các nhà lãnh đạo vì không nỗ lực đủ mạnh mẽ để thúc đẩy lệnh ngừng bắn hoặc chấm dứt chiến tranh giữa Israel và Hamas. Dễ thấy rằng các hoạt động tuyên truyền trực tuyến của Houthi ít tập trung vào những gì họ làm được, mà chủ yếu tập trung nhiều hơn vào những gì "đối thủ" của họ không làm.

Công bằng mà nói, từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát đến nay, các quốc gia Arab được cho là chưa phát huy hiệu quả ảnh hưởng và vị thế cho các nỗ lực hòa bình, phần nhiều vẫn chỉ mang tính biểu tượng. Nhiều nhà lãnh đạo Arab vẫn giữ lập trường không nghiêng về bên nào trong cuộc xung đột, trong khi một số quốc gia lại bị ràng buộc bởi các thỏa thuận bình thường hóa với Israel, mà nhiều nội dung trong đó cho đến nay vẫn ít nhiều gây tranh cãi vì ít tính đến quyền lợi của người Palestine.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Houthi không ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ đối với Palestine. Trong bài phát biểu hồi tháng 1/2024, cựu lãnh đạo Ủy ban cách mạng tối cao Houthi nêu rõ: "Lập trường của Yemen đối với Gaza là một lập trường anh hùng và nhân đạo mà tất cả các quốc gia Arab và Hồi giáo nên áp dụng".

Trên mạng xã hội X, người phát ngôn của Houthi là Mohammed al-Bukhaiti, với tài khoản hơn nửa triệu người theo dõi, đã viết nhiều bình luận bằng tiếng Anh như "Hãy chấm dứt nạn diệt chủng ở Gaza và chúng tôi sẽ ngừng các hoạt động quân sự chống lại Mỹ, Anh và Israel. Đây chẳng phải là yêu cầu chính đáng, đạo đức và nhân đạo ư?"; hay "Chiến thắng trong cuộc chiến nhận thức quan trọng hơn chiến thắng trong trận chiến quân sự".

Trên X, ông al-Bukhaiti hầu như chỉ đăng bài bằng tiếng Anh trong những ngày gần đây, chỉ trích chủ nghĩa đế quốc phương Tây và "nhóm cầm quyền theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái" đồng thời kêu gọi những người theo dõi Mỹ đọc tác phẩm của trí thức cánh tả Noam Chomsky. Ông viết: "Giờ đây tôi muốn truyền bá thông điệp của mình đến người dân các nước phương Tây và tôi hy vọng rằng những người dân tự do trên thế giới sẽ truyền bá lại thông điệp đó trên quy mô lớn nhất"

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chứcBáo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức
07:52:53 20/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?
22:07:32 21/01/2025

Tin đang nóng

Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hônCuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hôn
21:22:47 21/01/2025
Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
Quốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàngQuốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàng
23:20:04 21/01/2025
3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 23 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 2
21:27:46 21/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlightThảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlight
23:29:01 21/01/2025
Lời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầuLời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầu
22:44:58 21/01/2025
Cách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộCách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộ
23:23:24 21/01/2025
Biến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey BieberBiến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey Bieber
21:34:01 21/01/2025

Tin mới nhất

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

05:38:36 22/01/2025
Nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ vui mừng đã gặp lại nhà lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 10 tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan (Nga).
Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

22:23:34 21/01/2025
Ít nhất 66 người thiệt mạng và 51 người bị thương khi hỏa hoạn bùng lên tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

21:50:09 21/01/2025
Nước Mỹ đang trải qua tình trạng thời tiết lưỡng cực, với một bên là giá rét sâu dưới âm độ C, còn một bên tiếp tục cháy rừng.
Di sản của nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden

Di sản của nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden

21:47:21 21/01/2025
Khi nhậm chức vào năm 2021, tỷ lệ ủng hộ ông Biden vào tháng 2 năm đó là 61%. Tuy nhiên, sau quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 8 cùng năm, ông Biden bị tụt dần sự ủng hộ.
Bóc tách bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Trump

Bóc tách bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Trump

21:41:15 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình bày hàng loạt kế hoạch chính sách của ông trong bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 20.1.
Houthi ngừng tấn công tàu nước ngoài sau lệnh ngừng bắn Gaza, trừ tàu Israel

Houthi ngừng tấn công tàu nước ngoài sau lệnh ngừng bắn Gaza, trừ tàu Israel

21:33:03 21/01/2025
Lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các tàu liên quan Israel đến khi nào thỏa thuận ngừng bắn gần đây tại Dải Gaza được thi hành đủ các giai đoạn.
Indonesia: Lũ quét, lở đất ở Trung Java, ít nhất 16 người tử vong

Indonesia: Lũ quét, lở đất ở Trung Java, ít nhất 16 người tử vong

21:16:54 21/01/2025
Theo giới chức địa phương, mưa lớn và gió mạnh từ đêm 20/1 đến sáng 21/1 đã gây ra lũ quét và lở đất, trong đó Petungkriono là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Vali hạt nhân sẽ được chuyển từ ông Biden sang ông Trump thế nào?

Vali hạt nhân sẽ được chuyển từ ông Biden sang ông Trump thế nào?

21:15:32 21/01/2025
Nhìn bề ngoài bình thường, vali hạt nhân lại biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực to lớn. Tổng thống Mỹ đương nhiệm có thể thông qua vali để ra lệnh tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn ngủi.
Panama phản đối tuyên bố lấy lại Kênh đào Panama của Tổng thống Donald Trump

Panama phản đối tuyên bố lấy lại Kênh đào Panama của Tổng thống Donald Trump

21:12:08 21/01/2025
Ông Mulino cũng khẳng định không có sự hiện diện và can thiệp của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đối với Kênh đào Panama, nhằm phản bác tuyên bố của ông Trump cho rằng Trung Quốc đang điều hành kênh đào này.
Truyền thông Thụy Sĩ đánh giá sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

Truyền thông Thụy Sĩ đánh giá sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

21:05:38 21/01/2025
Theo tác giả, quá trình tham gia thường xuyên của Việt Nam tại hội nghị của WEF tại Davos trong thời gian gần đây cũng cho thấy đất nước đặt kỳ vọng lớn vào môi trường đa phương cho các mục tiêu phát triển.
Tổng thống Yoon Suk Yeol phủ nhận các cáo buộc trước tòa Hiến pháp

Tổng thống Yoon Suk Yeol phủ nhận các cáo buộc trước tòa Hiến pháp

21:02:41 21/01/2025
Tổng thống cũng phủ nhận cáo buộc ông đã đưa ra ghi chú cho Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok vào ngày áp đặt thiết quân luật yêu cầu lập ngân sách cho một cơ quan lập pháp khẩn cấp .
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm

Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm

20:52:11 21/01/2025
Các cơ quan Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị cho những biến động trong những ngày tới, trong bối cảnh Tổng thống Trump sẽ hiện thực hóa cam kết trong chiến dịch tranh cử là tinh gọn bộ máy và cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Sáng tạo

06:43:02 22/01/2025
Tuyết mai nngày càng được ưa chuộng để trang trí nhà cửa mỗi dịp Tết; dưới đây là bí quyết giúp bạn cắm cành tuyết mai nở đều, khoe sắc thắm và giữ được độ tươi lâu.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.
Pogba hé lộ bến đỗ mới

Pogba hé lộ bến đỗ mới

Sao thể thao

06:41:31 22/01/2025
Paul Pogba từ chối lời đề nghị chuyển nhượng từ Nga trong thời gian chịu án cấm thi đấu vì doping, đồng thời ưu tiên khoác áo CLB có suất dự Champions League.
Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Sức khỏe

06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Sao việt

06:20:55 22/01/2025
Bất ngờ được Sơn Tùng gọi tên đầu tiên, Hải Tú không khỏi bẽn lẽn và che mặt cười. Sau đó hot girl sinh năm 1997 lên bục giảng, đặt những câu hỏi vui nhộn cho các em nhỏ
Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Ẩm thực

06:04:35 22/01/2025
Hãy tưởng tượng, khi món canh trứng cuộn nhân tôm thịt thơm ngon này được bưng ra bàn, tất cả mọi người đều bị kích thích bởi mùi thơm và hình thức ấn tượng.
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Hậu trường phim

05:59:45 22/01/2025
Nhờ vai Lăng Diệu Diệu, Ngu Thư Hân thu hút thêm được rất nhiều fan mới. Không ít người cho biết họ vốn không thích cô nàng, nhưng sau đó đã phải quay xe sau khi xem Vĩnh dạ tinh hà .
(S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven lập nhóm nhạc sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

(S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven lập nhóm nhạc sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Nhạc việt

05:56:54 22/01/2025
Sau những màn kết hợp ăn ý trong Anh trai vượt ngàn chông gai , (S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven chính thức lập nên nhóm nhạc nam Sx7 và úp mở sản phẩm âm nhạc mới.
Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng

Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng

Tv show

05:56:15 22/01/2025
Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 sẽ tiếp tục có sự xuất hiện của các nghệ sĩ kỳ cựu đã gắn bó với chương trình này hơn 2 thập kỷ qua