Có một bộ phận giáo viên rất … nhàn nhã thật không?
Tôi ước mơ được dạy đủ tiết tiêu chuẩn, hay hơn cũng được, khỏi phải cạnh tranh với ai khi mình không có người đỡ đầu thì sướng biết mấy.
Sau khi bài báo “Có bộ phận giáo viên rất … nhàn nhã” đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 16/2 đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc trên cả nước.
Tính đến 10 giờ ngày 18/2 đã có 38 lượt bình luận; trong đó có bình luận của bạn VĂN SINH: “Viết cho có, ko nên viết bài như thế, nhàn hay ko do Ban giám hiệu phân công, đâu lỗi giáo viên” có 157 lượt bạn đọc yêu thích. Là bạn đọc lâu năm của báo, lần đầu tiên tôi thấy có trường hợp này!
Bên cạnh đó, cũng có những bình luận đồng cảm với tác giả. Bạn THANH chia sẻ: “Chuẩn quá. Bài viết rất hay, rất đúng với hiện tại. Bài viết number one”; bạn HỮU NGHI “Đó là thực tế nhưng không thể trách ai được”.
Theo nội dung của bài, tác giải Hữu Sơn cho biết có 3 nhóm giáo viên rất … nhàn nhã:
Đó là một số giáo viên thiếu tiết.
Đó là một bộ phận cán bộ, giáo viên mặc dù dạy đủ tiết chuẩn, có tham gia một số hoạt động, công việc của nhà trường nhưng hiệu quả, chất lượng dạy học và công việc còn hạn chế.
Đó là một số giáo viên không tâm huyết với nghề, dạy học và làm việc ở trường thường qua loa, hời hợt, được chăng hay chớ, nặng hình thức, đối phó, luôn trông về nghỉ sớm, việc khó khăn thì đùn đẩy, né tránh cho người khác…
Nhưng khi ở nhà, việc làm ăn, thu nhập thêm của mình thì lại rất tích cực tổ chức dạy học thêm tối ngày, những ngày cuối cũng không ngừng nghỉ.
Thực tế, rất nhiều trường học giáo viên được phân công thiếu tiết tiêu chuẩn. (Ảnh minh hoạ: Giaoducthoidai.vn)
Vậy giáo viên thiếu tiết có phải là giáo viên rất… nhàn nhã không?
Tôi là giáo viên chính thức, hiện nay được phân công 12 tiết/tuần (thực dạy theo thời khóa biểu 10 tiết và 2 tiết thư ký hội đồng), trong trường có 4 giáo viên dạy cùng bộ môn, số tiết tương đương nhau.
Cứ mỗi lần họp hội đồng, nói đến chuyện giảm biên chế, chuyển trường là hồn tôi … lên ngọn cây; rất đơn giản thôi, tôi cảm thấy mình như người … thừa, không cần thiết, có cũng được, không có cũng được.
Những giáo viên môn khác dạy đủ tiết tiêu chuẩn, họ chỉ cần đạt chuẩn là yên tâm rồi; riêng tôi phải chạy đôn chạy đáo học để có bằng vượt chuẩn vì … sợ bị chuyển trường, giảm biên chế.
Từ hồ sơ sổ sách, tham gia hội giảng, phong trào … là số một; tôi ước mơ được dạy đủ tiết tiêu chuẩn, hay hơn cũng được, khỏi phải cạnh tranh với ai khi mình không có người đỡ đầu thì sướng biết mấy.
Đó là chưa kể có thể bị cán bộ quản lý gọi đi làm những việc không đâu vào đâu, không phải chuyên môn của mình, không có kế hoạch hay thời gian báo trước vì lý do thiếu tiết tiêu chuẩn!
Cảnh giáo viên thiếu tiết tiêu chuẩn các trường khác, cũng khổ không kém, khổ hơn khi nghe giáo viên chuẩn bị chuyển sang chế độ hợp đồng; ai sẽ được hợp đồng đây, ai sẽ phải ra đi đây?
Thiếu tiết tiêu chuẩn như chúng tôi đâu có nhàn nhã mà rất vất vả là đằng khác.
Thực tế, rất nhiều trường học giáo viên được phân công thiếu tiết tiêu chuẩn; phần vì dư biên chế; phần do đặc thù của ngành giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông.
Ví dụ thầy A dạy môn Toán, bậc Trung học cơ sở, chỉ 16 tiết/tuần, thầy B dạy ngoại ngữ 22 tiết/tuần; không thể phân công chuyên môn để cho số tiết của hai giáo viên đúng tiết tiêu chuẩn được. Không thể nói thầy A “nhàn nhã”, thầy B “vất vả” được.
Lỗi dạy thiếu tiết không do tôi hay thầy A, thầy B hay hiệu trưởng, hiệu phó. Vì vậy, không thể quy nạp giáo viên thiếu tiết là giáo viên “nhàn nhã” và ngược lại.
Nhàn nhã hay không, mỗi giáo viên chúng ta đều tự đánh giá được chính mình, không phụ thuộc vào số tiết người đó dạy đủ hay không đủ tiêu chuẩn.
Cứ dạy hết khả năng của mình, vì học trò thân yêu, cuộc sống tuy vất vả nhưng mỗi chúng ta sẽ thấy nhàn nhã, yêu đời; nhưng vẫn ước mơ được dạy đủ tiết tiêu chuẩn các bạn ạ.
Mong rằng các cấp quản lý giáo dục sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp với biên chế lớp học, tránh trường hợp môn thừa, môn thiếu, làm khổ giáo viên thiếu tiết tiêu chuẩn như chúng tôi.
Hồng Nhung
Theo giaoduc.net
Nghỉ dạy phòng chống dịch Covid-19, giáo viên 'nhàn xác' mà chẳng... 'nhàn tâm'!
Học sinh nghỉ học để phòng dịch bệnh thì dĩ nhiên giáo viên (GV) cũng nghỉ dạy theo. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người tò mò, thắc mắc, rằng không đến trường, GV làm gì trong thời gian nghỉ này?
Giáo viên một trường học tại TP.HCM tập huấn phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: Ngọc Tuấn
Câu hỏi có vẻ đơn giản nhưng việc trả lời là không hề giản đơn. Vì thực tế công việc của GV trong thời gian nghỉ này rất đa dạng, tùy theo vị trí công việc, tùy theo từng trường và tùy địa phương...
Thăm phòng thí nghiệm của tiến sĩ tự tin tìm ra virus corona trong 70 phút
Cách đây chưa lâu, đã có ý kiến bày tỏ thắc mắc tại sao GV các trường công lập nghỉ dạy trong mùa dịch vẫn được nhận lương bình thường. Sự thắc mắc này chưa thật thấu đáo vì chưa thấy hết đặc trưng công việc của nghề dạy học. GV dạy theo đúng tiến trình, kế hoạch công việc trong cả một năm học, kể cả việc nghỉ hè cũng theo quy định. Khi tạm thời nghỉ dạy để chống dịch, GV phải dạy bù (kể cả thứ bảy, chủ nhật nếu có), và chắc chắn kỳ nghỉ hè của họ sẽ bị rút ngắn lại để đảm bảo kế hoạch giảng dạy của ngành.
Cứ tưởng GV nghỉ dạy là được nhàn nhã nhưng thực chất họ "nhàn xác" mà chẳng "nhàn tâm" chút nào. Vì GV phải lo trăm thứ, nào là việc phòng chống dịch bệnh của học sinh, đến việc sợ các em xao nhãng việc học, bỏ bê bài vở... Nhất là các GV làm chủ nhiệm lớp, họ phải vừa tìm cách "trấn an tâm lý" cho học sinh, vừa phải nhắc nhở, đôn đốc việc tự học tại nhà. GV các lớp 9, 12 thì càng căng thẳng, nặng nề hơn bởi các kỳ thi quan trọng trước mắt. Nhiều GV phải thức trắng đêm để soạn bài giảng online cho học sinh. Nhiều thầy cô phải "ứng chiến" suốt cả ngày để kết nối trên các nhóm lớp nhằm tuyên truyền, nhắc nhở việc phòng chống dịch, việc học, kể cả những buồn vui của các em. Nhiều GV tranh thủ thời gian này để "đầu tư" thêm cho bài giảng của mình được tốt hơn...
Tiến sĩ tự sản xuất nước rửa tay miễn phí cho dân chống virus corona
Nhiều địa phương đã tổ chức tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho GV. Nhiều GV cũng đã tham gia công việc vệ sinh trường lớp, sát khuẩn, chuẩn bị đón HS quay lại trường khi hết dịch bệnh. Trong thời gian nghỉ dài ngày như thế này, với GV biên chế còn có tiền lương, chứ với những GV hợp đồng, thỉnh giảng thì không có. Nhiều GV tranh thủ đưa con cái về quê, nếu có điều kiện hơn thì đưa gia đình đi du lịch "nhỏ" ở những nơi an toàn vì biết chắc rằng kỳ nghỉ hè năm nay sẽ rút lại...
Mỗi GV đều có một hoàn cảnh, một cách ứng xử khác nhau trong mùa dịch này. Nhưng họ đều có chung một tâm trạng: Nhớ trường, nhớ lớp, nhớ học trò, đồng nghiệp đến da diết! Mong muốn hết dịch để được quay trở lại học đường.
Theo Thanh niên
Có bộ phận giáo viên rất... nhàn nhã Một số giáo viên không tâm huyết với nghề, dạy học và làm việc ở trường thường qua loa, hời hợt, được chăng hay chớ, nặng hình thức, đối phó... Đúng là nghề giáo rất vất vả, lao tâm khổ tứ, không nhàn nhã như một số người từng nghĩ. Tuy nhiên, ở các trường học phổ thông hiện nay đang tồn tại...