Cơ may nào để game chiến thuật thời gian thực quay về thời hoàng kim?
Hiện tại nền tảng PC có rất nhiều game chiến thuật hay, chẳng hạn như Battle Realms, Total War: THREE KINGDOMS, Total War: WARHAMMER II, XCOM 2, Civilization 6, Age of Empires II: Definitive Edition.
Tuy nhiên, hiện tại thể loại chiến thuật theo lượt (turn-based strategy) đang “chiếm diễn đàn”, còn những tựa game chiến thuật thời gian thực (real-time strategy) ra mắt gần đây thì không có nhiều gương mặt sáng giá cho lắm. Ngày trước RST cũng hấp dẫn lắm mà, bây giờ vì sao nên nỗi?
Thập niên 90 là thời kì hoàng kim của RTS. Thể loại RTS đã xuất hiện hồi đầu thập niên 80, và tựa game RTS thành công đầu tiên là Dune 2 của Westwood ra mắt vào năm 1992. Sau đó, Blizzard đã nối gót với Warcraft. Tựa game này vay mượn nhiều yếu tố từ Dune 2, nhưng lấy bối cảnh fantasy và bổ sung thêm chế độ chơi mạng.
Đó cũng chính là lúc RTS bắt đầu nở rộ với các tựa game như Total Annihilation (1997) và Age of Empires (1997). Tất nhiên cũng có một vài tựa game “làm rầu nồi canh”, nhưng mặt khác tuyệt phẩm RTS thì phải nó là hằng hà sa số. Nhưng cuộc vui tưởng chừng như không có điểm dừng, lại dừng còn sớm hơn cả dự kiến.
Cũng như game phiêu lưu, RTS là một nạn nhân của đồ họa 3D. Cả 2 đều đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của PC gaming, nhưng khi công nghệ mới và engine game mới được giới thiệu thì cả 2 đều phải chật vật để chuyển sang đồ họa 3D. Tất nhiên, vẫn có những tuyệt phẩm RTS xuất hiện như Homeworld (1999) và Company of Heroes (2006), nhưng đây cũng là cột mốc đánh dấu sự thoái trào của thể loại này.
Blizzard có ra mắt bom tấn RTS StarCraft 2 vào năm 2010. Mặc dù nó được rất nhiều người đón nhận và thành công về mặt thương mại, StarCraft 2 vẫn không giúp ích gì nhiều cho thể loại RTS. Thay vì chứng minh rằng RTS vẫn còn rất hấp dẫn, nó lại cho thấy thể loại này không còn cái gì mới mẻ hết. StarCraft 2 vẫn tiếp tục có thêm người chơi nhờ eSports và bản mở rộng, nhưng sau đó thì không có tựa game nào có thể “nối gót” theo nó cả.
Video đang HOT
Cộng đồng gaming bắt đầu chuyển hướng sang stream game, mua vật phẩm trong game (microtransaction), và thường xuyên nhận được các bản cập nhật. Những game RTS thì lại không thích nghi được với sự thay đổi này, hoặc là không tìm ra được hướng đi mới để cuốn hút game thủ. Có những viên ngọc sáng như series Warhammer 40K, Wargame, và Steel Division, nhưng nó cũng không đủ để giúp cải thiện tình hình.
Quay sang phía nhà phát triển độc lập (indie) thì chúng ta có They Are Billions, Northgard, Bad North, AI Wars 2. Mặc dù những game này rất đáng để chơi, nhưng thể loại RTS vẫn thoi thóp chứ không khá khẩm hơn là bao.
Hiện tại thì đang có một “làn sóng” remake game cũ và làm tiếp hậu bản (sequel) của những tựa game RTS. Chẳng hạn như Microsoft đã remaster lại nhiều phần Age of Empires, và sắp tới là có Age of Empires 4 nữa. Ngoài ra thì còn có Warcraft 3 Reforged, Homeworld 3. Tin vui là RTS vẫn còn sống, nhưng tin buồn là chúng ta không có dòng game nào mới mà đa số là remaster hoặc sequel. Rốt cuộc thì game thủ hứng thú với Age of Empires 4 vì nó là tựa game RTS trong thời buổi “hạn hán”, hay là hứng thú vì nó là tựa game Age of Empires?
Dù sao đi chăng nữa thì chí ít RTS vẫn còn sống, và trong tương lai trước mắt thì nó vẫn sẽ như thế.
Theo gearvn
Cơ hội nào cho sự trở lại của dòng game RTS?
Trong thời đại kim tiền ngày nay, những tựa game RTS giàu truyền thống dường như tỏ ra đã quá lỗi thời với gameplay từ những năm 90s. Phải chăng, RTS sẽ chết dần chết mòn hay sẽ có cơ hội nào để đưa dòng game này trở lại thời hoàng kim của mình?
Hiện tại nền tảng PC có rất nhiều game chiến thuật hay, chẳng hạn như Battle Realms, Total War: THREE KINGDOMS, Total War: WARHAMMER II, XCOM 2, Civilization 6, Age of Empires II: Definitive Edition. Tuy nhiên, hiện tại thể loại chiến thuật theo lượt (turn-based strategy) đang "chiếm diễn đàn", còn những tựa game chiến thuật thời gian thực (real-time strategy) ra mắt gần đây hay đã ra mắt từ lâu cũng đều không còn đất diễn. RTS được biết đến là một trong nhưng tựa game đầu tiên trên nền tảng PC và cũng là thể loại game hấp dẫn bậc nhất khi nói về game, tại sao RTS lại không còn chiếm được cảm tính của game thủ vào thời đại kim tiền ngày nay?
Thể loại RTS đã xuất hiện hồi đầu thập niên 80 và thời kỳ đỉnh cao là vào những năm 90s, tựa game RTS thành công đầu tiên là Dune 2 của Westwood ra mắt vào năm 1992 rồi kéo theo series Warcraft đình đám của Blizzard. Ông hoàng RTS đã vay mượn nhiều yếu tố từ Dune 2, nhưng lấy bối cảnh fantasy và bổ sung thêm chế độ chơi mạng. Có thể nói, Dune 2 chính là ông tổ của RTS nhưng phải tới Warcraft, thể loại này mới thực sự bùng nổ.
Sau đó, đã có liên tiếp các tựa game RTS được phát hành theo trend như Total Annihilation (1997) và Age of Empires (1997). Tất nhiên cũng có một vài tựa game "làm rầu nồi canh", nhưng mặt khác tuyệt phẩm RTS thì phải nó là hằng hà sa số. Nhưng cuộc vui tưởng chừng như không có điểm dừng, lại dừng còn sớm hơn cả dự kiến.
Cũng như game phiêu lưu, RTS là một nạn nhân của đồ họa 3D. Cả 2 đều đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của PC gaming, nhưng khi công nghệ mới và engine game mới được giới thiệu thì cả 2 đều phải chật vật để chuyển sang đồ họa 3D. Tất nhiên, vẫn có những tuyệt phẩm RTS xuất hiện như Homeworld (1999) và Company of Heroes (2006), nhưng đây cũng là cột mốc đánh dấu sự thoái trào của thể loại này.
Blizzard có ra mắt bom tấn StarCraft 2 vào năm 2010 và dù ông hoàng eSports được rất nhiều game thủ đón nhận và có một chút thành công về mặt thương mại nhưng StarCraft 2 vẫn không giúp ích gì nhiều cho thể loại RTS. Thay vì chứng minh rằng RTS vẫn còn rất hấp dẫn, nó lại cho thấy thể loại này không còn cái gì mới mẻ hết. StarCraft 2 vẫn tiếp tục có thêm người chơi nhờ hệ thống giải đấu eSports và bản cốt truyện mở rộng, nhưng sau đó thì không có tựa game nào có thể "nối gót" theo nó cả.
Cộng đồng game thủ bắt đầu chuyển hướng sang thể loại mainstream cũng như microtransaction với những bản cập nhật được tung ra liên tục. Những game RTS thì lại không thích nghi được với sự thay đổi này, hoặc là không tìm ra được hướng đi mới để cuốn hút game thủ. Có những viên ngọc sáng như series Warhammer 40K, Wargame, và Steel Division không đủ để giúp cải thiện tình hình.
Quay sang phía nhà phát triển độc lập (indie) thì chúng ta có They Are Billions, Northgard, Bad North, AI Wars 2. Mặc dù những game này rất đáng để chơi, nhưng thể loại RTS vẫn thoi thóp chứ không khá khẩm hơn là bao.
Hiện tại thì đang có một "làn sóng" remake game cũ và làm tiếp hậu bản (sequel) của những tựa game RTS. Chẳng hạn như Microsoft đã remaster lại nhiều phần Age of Empires, và sắp tới là có Age of Empires 4 nữa. Ngoài ra thì còn có Warcraft 3 Reforged, Homeworld 3. Tin vui là RTS vẫn còn sống, nhưng tin buồn là chúng ta không có dòng game nào mới mà đa số là remaster hoặc sequel. Rốt cuộc thì game thủ hứng thú với Age of Empires 4 vì nó là tựa game RTS trong thời buổi "hạn hán", hay là hứng thú vì nó là tựa game Age of Empires? Microsoft đã hứa hẹn rằng, Age of Empires 4 sẽ làm một cuộc cách mạng cho dòng game RTS. Mong rằng, AoE 4 sẽ thực sự làm nên một điều gì đó thực sự mới mẻ để kéo dòng game RTS đã quá lỗi thời.
Theo Game TV
Civilization 6 - Đỉnh cao game chiến thuật hẹn ngày đổ bộ PS4 Civilization 6, một trong những game chiến thuật hay nhất mọi thời đại sẽ chạm ngõ PS4 vào cuối mùa thu này. Tháng 10/2016, Civilization 6 - một trong những đỉnh cao game chiến thuật chính thức ra mắt cộng đồng game thủ thế giới. Được biết, đây là phần 6 của dòng game cùng tên được phát hành lần đầu năm 1991....