Cỗ máy kiếm tiền Tân Hiệp Phát: thu 3 đồng lãi 1, lợi nhuận sau thuế gần 3.000 tỷ đồng mỗi năm, có lúc bằng cả Pepsi và Coca-Cola cộng lại
Năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm Tân Hiệp Phát đạt 3.300 tỷ đồng trong khi tổng lợi nhuận của 2 ông lớn FDI là Pepsi và Coca-Cola là 3.700 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Bộ Công an, từ ngày 08/4/2023 đến ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.
Ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác bị tố cáo đã thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020.
Quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định: Hành vi của Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Trước khi dàn lãnh đạo vướng vòng lao lý, Tân Hiệp Phát được xem là một trong những “ông lớn” ngành đồ uống trong nước. Mặc dù chỉ là công ty gia đình, Tân Hiệp Phát có lợi nhuận sau thuế gần 3.000 tỷ đồng mỗi năm, có lúc bằng cả Pepsi và Coca-Cola cộng lại.
Sau một thời gian cạnh tranh quyết liệt, thị trường nước giải khát đóng chai Việt Nam đã định hình rõ nét nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường gồm 3 doanh nghiệp FDI là Suntory Pepsi, Coca-Cola, URC cùng 2 doanh nghiệp nội là Tân Hiệp Phát và Masan.
Với cơ cấu đồ uống đa dạng từ nước giải khát có ga, trà xanh, nước tăng lực, nước tinh khiết… Suntory Pepsi đang có quy mô doanh thu vượt trội, đạt khoảng 17.000-18.000 nghìn tỷ đồng – theo số liệu đến năm 2020. Trong khi đó, doanh thu của Tân Hiệp Phát cũng như Coca-Cola tương đương nhau, đạt khoảng 7.000-8.000 tỷ.
Năm 2020, doanh thu của các ông lớn này đều sụt giảm do tác động của Covid.
Giai đoạn 2014-2017, với tác động của “sự cố con ruồi”, doanh thu của hệ thống Tân Hiệp Phát chững lại quanh mốc 7.000 tỷ đồng/năm dù có thêm nhà máy mới Number One Hà Nam đi vào hoạt động. Tuy nhiên doanh nghiệp này đã lấy lại đà tăng trưởng từ năm 2018 và duy trì trong năm 2019 khi có thêm nhà máy Number One Chu Lai đóng góp gần 1.400 tỷ doanh thu.
Video đang HOT
Ở vị trí thứ 4, đại diện đến từ Philippines cũng bám đuổi quyết liệt với hơn 7.000 tỷ đồng. Chưa có thống kê chính thức nhưng vị trí thứ 5 nhiều khả năng thuộc về Masan Consumer.
Doanh thu mảng đồ uống năm 2022 của Masan Consumer đạt gần 6.000 tỷ đồng, trong đó có 4.000 tỷ đến đồ uống đóng chai (nước khoáng, nước tăng lực…) và phần còn lại đến từ cà phê hòa tan, ngũ cốc.
Các doanh nghiệp đồ uống lớn khác nhìn chung có quy mô nhỏ hơn khá nhiều như La Vie (thuộc Nestle) với 3.000 tỷ, Kirin Interfood đạt 1.600 tỷ, Red Bull đạt 1.000 tỷ…
Trong khi Suntory Pepsi vượt trội với doanh thu bằng cả Tân Hiệp Phát và Coca-Coca cộng lại thì điều bất ngờ là Tân Hiệp Phát mới là công ty có lợi nhuận lớn nhất, có thời điểm gần bằng Suntory Pepsi và Coca-Cola cộng lại.
Năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm Tân Hiệp Phát đạt 3.300 tỷ đồng trong khi tổng lợi nhuận của 2 ông lớn FDI là 3.700 tỷ đồng. Xét về lợi nhuận sau thuế, khoảng cách còn chưa đến 200 tỷ đồng.
Năm 2020, nhóm Tân Hiệp Phát lãi sau thuế hơn 2.600 tỷ đồng, Suntory Pepsi lãi 2.400 tỷ còn Coca-Cola lãi 839 tỷ đồng.
Kết quả trên tương ứng tỷ suất sinh lợi vào loại tốt nhất trong ngành thực phẩm đồ uống nói chung: với 100 đồng doanh thu, Pepsi, Coca-Cola hay URC chỉ thu về 10-15 đồng lợi nhuận thì Tân Hiệp Phát thu về tới 33 đồng.
Truyền thống “lãi bao nhiêu rút ra bấy nhiêu” và tham vọng hàng chục nghìn tỷ với mảng bất động sản
Chỉ trong 5 năm từ 2016-2020, nhóm Tân Hiệp Phát tạo ra lợi nhuận sau thuế gần 10.000 tỷ đồng. Khác với nhiều doanh nghiệp giữ lại phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư thì gần như toàn bộ lợi nhuận làm ra được phân phối lại ngay cho gia đình ông Trần Quí Thanh.
Khoản lợi nhuận khổng lồ được rút ra đều đặn từ Tân Hiệp Phát có thể là lý do chính dẫn đến việc ông Trần Quí Thanh và những người liên quan có những khoản tiền gửi tiết kiệm lên đến gần 6.000 tỷ đồng trong vụ án liên quan đến Phạm Công Danh và Ngân hàng Xây dựng.
Năm 2019, gia đình ông Thanh gây bất ngờ khi thành lập cùng một loạt công ty bất động sản với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến gần 19.000 tỷ đồng nhưng nhóm công ty này nhanh chóng bị giải thể.
Dù vậy, gia đình doanh nhân này cũng được cho là đã âm thầm mua nhiều khu đất có vị trí đắc địa. Ông Thanh từng chia sẻ nguồn vốn và quỹ đất là 2 lợi thế lớn nhất mà Tân Hiệp Phát đang nắm giữ. Còn kinh nghiệm và kiến thức ở lĩnh vực BĐS theo ông Thanh là bản thân đang tích lũy dần, thời cơ chín muồi sẽ “nhảy” sang.
Trong năm 2020, bà Trần Uyên Phương – con gái ông Thanh – cũng đã chi khoảng 350 tỷ đồng để mua 22% cổ phần của Yeah1 Group. Thương vụ này được kỳ vọng sẽ tận dụng hệ thống quảng cáo của Yeah1 để thúc đẩy doanh số cho Tân Hiệp Phát nhưng đã không thành công. Bà Phương sau đó đã cắt lỗ khỏi Yeah1.
Ở trường học, với số lượng học sinh nhiều thì 20.000 đồng/suất ăn vẫn đảm bảo?
Rất nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi về Tuổi Trẻ Online sau khi đọc bài "Với 20.000 đồng, học sinh TP.HCM ăn gì trong bữa trưa giữa thời vật giá leo thang?".
Thầy Trần Quang Nhiên, hiệu trưởng Trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5, TP.HCM, kiểm tra bếp ăn của trường trong giờ chia phần cơm trưa cho học sinh - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đa số bạn đọc đều lo lắng và cho rằng với số tiền ấy thì rất khó có thể bảo đảm có bữa ăn đầy đủ chất, an toàn cho các em học sinh.
"Mang cơm nhà đi cho ổn. Mức 20.000 - 24.000 đồng quả thực quá thấp, sao đủ chi phí, lợi nhuận, công cho đơn vị cung cấp làm ra suất ăn đủ chất - lượng được giữa thành phố đắt đỏ này?", bạn đọc Toàn bày tỏ.Trái ngược với anh Toàn, bạn đọc Đặng Hinh cho biết nhà có quán bán cơm ở quận 12 (TP.HCM) nên có thể khẳng định với một bữa ăn chi phí 20.000 đồng vẫn đủ.
Bởi theo anh Hinh, chi phí thực tế mua nguyên liệu chỉ hết khoảng 17.000 đồng và anh bán ra 25.000 đồng/suất cơm.
"Mà ở trường học, với số lượng học sinh nhiều hơn thì 20.000 đồng/suất ăn vẫn đảm bảo đủ chi phí để có bữa cơm đủ chất cho các cháu. Tuy nhiên cái cần giám sát là chất lượng thực phẩm khi mua tại các chợ đầu mối", anh Hinh viết thêm.
Nhằm đảm bảo cho các học sinh có bữa ăn đủ chất, an toàn, nhiều phụ huynh đề xuất cần tăng tiền ăn trưa cho các cháu chứ không nên ở mức quá thấp như hiện nay là 20.000 đồng.
Không đồng tình với đề xuất trên, bạn đọc Hoàng Thị Yên Bình bày tỏ: "Các vị phụ huynh khá giả xin đừng chỉ nghĩ đến khả năng của mình mà không nghĩ đến gia đình khác.
Tăng tiền bữa ăn từ 20.000 lên 40.000 đồng biết rằng không bằng một ly cà phê quý vị uống buổi sáng, thế nhưng đối với gia đình viên chức, công nhân viên, lương chỉ khoảng 4 - 7 triệu đồng/tháng thì là cả một "cuộc cách mạng" trong gia đình họ".
"Vì vậy, dù là bữa trưa cũng quan trọng nhưng "không phải là tất cả". Quý vị hãy chú trọng bữa ăn sáng và tối cho con mình. Ở cơ quan tôi có nhiều người nước ngoài, họ chỉ ăn một cái bánh nhỏ, hoặc 2, 3 trái chuối thay cho bữa trưa đó quý vị ạ!", bạn đọc Hoàng Thị Yên Bình viết.
Phản bác quan điểm của chị Hoàng Thị Yên Bình, bạn đọc Phụng cho rằng nếu gia đình có điều kiện khó khăn có thể xin hỗ trợ chứ bữa cơm 20.000 đồng tại thành phố lớn sao đủ chất.
"Trong khi đó học sinh đang tuổi ăn tuổi lớn. Còn người nước ngoài, người lớn có rất nhiều lý do để họ ăn ít", bạn đọc Phụng nêu ý kiến.
Nhìn ở góc độ rộng hơn, bạn đọc Minh Tú viết: "Buồn vì thời cuộc, vì gánh nặng phải đau đầu chi li sao cho bữa ăn được đủ no.
Phải chi thầy chỉ cần lo dạy, trò chỉ cần lo học, còn cái ăn... chỉ cần để cha mẹ đau đầu thôi được rồi. Kinh tế khó khăn, giá cả leo thang, giờ mỗi chuyện tăng một ít tiền cho bữa ăn của học sinh cũng khiến bao nhiêu nhà phải nháo nhào.
Thế nhưng thử hỏi tăng tiền lên có chắc chắn chất lượng bữa ăn cho các cháu sẽ tăng tương xứng? Thật sự cần những tấm lòng của những nhà bếp, thật sự cần tình thương là sự sẻ chia khó khăn.
Xin hãy cố gắng thêm một chút để cha mẹ có thể chỉ phải bỏ ra thêm một ít tiền nhưng con trẻ sẽ được no đủ. Các bạn sẽ hiểu ý tôi, vì đôi khi nhà bếp thật sự chưa có đủ tấm lòng trong việc lo bữa ăn cho các cháu.
Kinh tế khởi sắc thì không nói, nhưng hãy nghĩ giống như thời bom đạn, chúng ta hãy cùng giúp đỡ nhau. Lợi nhuận có thể ít hơn một chút cũng được, nhưng vì tương lai của cả xã hội, xin hãy sẻ chia để cùng lo cho con trẻ".
Trong lúc lãi suất tăng cao, cổ đông nhận được hàng ngàn tỉ đồng cổ tức Nhiều doanh nghiệp tiếp tục mạnh tay trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm đang tăng cao. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - PLX) thông báo 9.11 là ngày giao dịch không hưởng quyền đối với cổ đông để tham dự đại hội cổ đông bất thường 2022 lần 2 và nhận cổ...