Cỗ máy bị lỗi khiến thị trường 6.000 tỷ sập trong một ngày
Sự cố ở Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo cho thấy máy móc đóng vai trò quan trọng thế nào với các hoạt động tài chính hiện nay.
7h04 sáng 1/10, thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới gặp vấn đề nghiêm trọng. Một phần bên trong cỗ máy có tên Arrowhead, máy tính chính xử lý hàng triệu giao dịch của Sàn chứng khoán Tokyo (TSE), đã gặp lỗi, và hệ thống dự phòng cũng không thể kích hoạt.
Những nhà quản lý không tìm ra cách gì khác, và toàn bộ Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo đã phải ngừng hoạt động trong ngày 1/10. Đây là lần gián đoạn lâu nhất kể từ khi sàn chuyển sang hệ thống giao dịch điện tử hoàn toàn vào năm 1999. Sự cố đã khiến nhiều người bất ngờ, bởi chỉ một lỗi nhỏ trong hàng trăm chi tiết của hệ thống máy tính cũng có thể khiến toàn bộ hệ thống bị tê liệt.
Lỗi xảy ra ngày 1/10 khiến các mã chứng khoán tại TSE không hiển thị giá.
“Giao dịch là thành phần quan trọng của nền tảng thị trường, và không thể chấp nhận việc cơ hội giao dịch bị từ chối. Chúng ta sử dụng máy tính, nên luôn có khả năng chúng sẽ gặp vấn đề. Họ đáng ra nên thiết kế một hệ thống có khả năng dự phòng”, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết.
Hệ thống đã gặp lỗi gì?
Arrowhead được giới thiệu vào năm 2010, khi đó được coi là một giải pháp hiện đại nhất để thay thế cho những hệ thống giao dịch cũ thường xuyên gặp sự cố vào thập niên 2000. Tên gọi “đầu mũi tên” nhằm ám chỉ tốc độ xử lý và sự tin cậy của hệ thống.
Về cơ bản, Arrowhead là một hệ thống gồm khoảng 350 máy chủ, có thể xử lý song song các giao dịch để có tốc độ nhanh nhất, đồng thời đảm bảo những sự cố sẽ không gây tê liệt toàn bộ hệ thống.
Tuy nhiên, thiết lập này đã không thể cứu hệ thống vào ngày 1/10. Một trong hai đĩa dữ liệu của máy gặp vấn đề về bộ nhớ. Các đĩa dữ liệu này được dùng chung trên toàn bộ máy chủ, dùng để lưu những thông tin như lệnh giao dịch, tài khoản và mật khẩu của máy tính giám sát giao dịch.
Video đang HOT
Khi lỗi xảy ra, hệ thống đúng ra phải chuyển sang đĩa dữ liệu thứ hai một cách tự động. Tuy nhiên, vì một lý do mà các quản lý của sàn giao dịch cũng không thể giải thích, quy trình này đã không được kích hoạt. Sự cố khiến cho các máy chủ phân phối thông tin, có chức năng gửi thông tin thị trường tới người giao dịch bị hỏng hóc.
Arrowhead được kỳ vọng là hệ thống giao dịch chứng khoán đảm bảo cả tốc độ và sự tin cậy.
Vào 8h sáng, khi các nhà giao dịch ngồi vào bàn và chuẩn bị mở cửa thị trường trong vòng một giờ, họ không nhìn thấy giá giao dịch của các mã chứng khoán như thông thường. Nhiều người thấy giá hiện lên rồi lập tức mất đi, và không thể biết được dữ liệu có chính xác không.
Khoảng 5 phút sau, Twitter tràn ngập các tin về lỗi hệ thống. Sự hoang mang càng tăng lên khi sàn chỉ thông báo chính thức là có lỗi, ngoài ra không giải thích gì thêm.
“Chúng tôi không thể biết đấy là lỗi ở máy của mình hay ở sàn. Mãi tới khi sàn ra thông báo chính thức, chúng tôi mới biết”, Masaya Akiba, nhân viên giao dịch tại công ty chứng khoán Marusan Securities chia sẻ.
Tới 8h36, sàn mới đưa ra thông báo chính thức rằng phiên giao dịch sẽ bị hoãn. Phải tới 90 phút sau, thông báo này mới được dịch ra tiếng Anh. Đây là lần đầu tiên trong gần 15 năm TSE phải ngừng hoạt động hoàn toàn. Sàn có quy định không ngừng giao dịch, kể cả trong trường hợp thiên tai.
Quyết định khó
Đây không phải lần đầu hệ thống Arrowhead gặp sự cố. Tuy vậy, từ lúc bắt đầu hoạt động năm 2012, Arrowhead chưa bao giờ hỏng lâu như vậy.
Mặc dù đội ngũ kỹ thuật đã chuyển hệ thống sang đĩa dữ liệu thứ 2, họ vẫn không thể ép hệ thống khởi động lại. Đây là một lựa chọn khó: nếu Arrowhead được khởi động lại, toàn bộ dữ liệu đã ghi lại trước đó trong ngày sẽ mất hết.
Điều đó đồng nghĩa các lệnh đặt mua hay bán từ các công ty chứng khoán sẽ biến mất và không khôi phục được. Sự cố này sẽ khiến thị trường hỗn loạn. Cuối cùng, lãnh đạo TSE đành đưa ra quyết định cũng khó khăn không kém: ngừng giao dịch cả ngày.
Phóng viên có mặt tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Tokyo sau khi sự cố xảy ra.
Tại buổi họp báo vào 16h30 hôm đó, các lãnh đạo của TSE đã nhận hoàn toàn trách nhiệm và không tìm cách đổ lỗi cho Fujitsu, công ty xây dựng lên hệ thống Arrowhead.
“Họ đã giải thích rất rõ những gì đã xảy ra. Cuộc họp đem lại sự tin tưởng rằng họ hiểu rõ vấn đề”, Megumi Takarada, nhà phân tích tại công ty chứng khoán Toyo nhận xét.
Dù hệ thống đã trở lại hoạt động ngày 2/10, câu hỏi về lỗi phần cứng vẫn chưa được giải đáp. Liệu một lỗi phần cứng tương tự có thể làm gián đoạn thị trường hàng nghìn tỷ USD trong tương lai?
“Tôi nghĩ chúng ta cần phải chấp nhận rằng những sự cố như vậy vẫn xảy ra. Nếu ngăn chặn được thì tốt, nhưng đó là chuyện khó tránh khỏi”, Nicholas Smith, chuyên gia của công ty phân tích CLSA ở Tokyo nhận xét.
Vingroup âm thầm tung app thương mại điện tử mới, dần hé lộ vai trò của One Mount Group
One Mount Group - công ty thành viên của Vingroup có đối tác chiến lược là Techcombank - dường như sẽ lấn sân vào lĩnh vực thương mại điện tử bán buôn, nhắm đến các cửa hàng tạp hóa.
Cách đây đúng 1 năm, sự ra đời của One Mount Group đã gây xôn xao dư luận khi được giới thiệu một cách không chính thức là được thành lập bởi một số tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam.Công ty mới này có vốn điều lệ 3.047 tỷ đồng, trong đó Vingroup sở hữu 51,22% vốn.
Đến tháng 11/2019, vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của One Mount Group đã được thay đổi từ bà Nguyễn Mai Hoa sang ông Hồ Anh Ngọc, em trai của chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.
Sau đó hầu như không có thông tin mới đồng thời thương vụ đình đám sáp nhập hệ thống bán lẻ Vincommerce với Masan Consumer Holdings đã thu hút sự quan tâm quá lớn khiến cho One Mount Group không còn được nhiều người nhắc đến.
Tuy nhiên mới đây, trên các kho ứng dụng Google Play Store và AppStore của Apple đã xuất hiện ứng dụng VinShop được phát triển bởi "Vingroup joint stock company" - tương tự như các ứng dụng khác trong hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup như VinID, VinFast POS, MyVinpearl...
Các hình ảnh minh họa trên kho ứng dụng đều nổi bật thông điệp "VinShop by One Mount Group" và được mô tả là ứng dụng thuộc tập đoàn One Mount Group dành cho các chủ tiệm tạp hóa và đối tác. Theo đó các chủ tiệm tạp hóa thông qua ứng dụng này có thể đặt hàng giá tốt với các ưu đãi, đảm bảo chất lượng từ nhà cung cấp.
Như vậy có thể thấy dường như VinShop là một mô hình thương mại điện tử bán buôn (B2B Ecommerce) được vận hành bởi One Mount Group. Tên miền vinshop.vn cũng được đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp này. Điều này cũng lý giải việc One Mount Group đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa.
Thương mại điện tử bán buôn là mô hình không mới nhưng hiện vẫn còn khá sơ khai tại Việt Nam và đang nhận được sự quan tâm lớn. Dễ nhận thấy mục tiêu chính mà VinShop hay các startup nổi bật trong lĩnh vực này như Telio, Thị trường Sỉ... đang hướng đến là phân phối hàng hóa một cách hiệu quả, tối ưu hóa chi phí từ nhà sản xuất đến các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ.
Số liệu từ Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho thấy mặc dù kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại) đang phát triển mạnh mẽ nhưng hiện cũng mới chỉ chiếm 25-26% tổng doanh thu thị trường và thị phần còn lại vẫn thuộc về chợ truyền thống, tiệm tạp hóa.
Với quy mô và tầm quan trọng lớn như vậy, việc các tập đoàn lớn và các quỹ đầu tư quan tâm đến các tiệm tạp hóa cũng không phải là điều quá ngạc nhiên. Cuối năm 2019, Telio đã gây bất ngờ lớn khi ngay từ vòng gọi vốn series A đã huy động thành công 25 triệu USD từ một số nhà đầu tư, trong đó dẫn đầu là Tiger Global cùng các tên tuổi khác gồm Sequoia India, GGV Capital và RTP Global.
Tiết lộ cỗ máy cấy chip vào não người của Elon Musk Neuralink vừa có buổi giới thiệu trực tiếp cỗ máy phẫu thuật trong dự án cấy chip lên não người do công ty Neuralink của Elon Musk. Neuralink mới đây đã trình diễn một bản demo về con chip nhỏ có kích thước tương đương đồng xu mà công ty đang phát triển. Con chip được dùng để cấy vào hộp sọ, có...