Có lẽ cái sự không hạnh phúc của ba mẹ như ba từng tâm sự nó khó nói, khó nhận ra!
Khi ba vào tuổi thất thập ba mới tâm sự với con và em gái rằng, ba chấp nhận cuộc sống vừa đủ như ba từng có. Ba không hạnh phúc vì mẹ bỏ bê ba hàng chục năm…
Hình ảnh minh họa
Cô kính mến!
Mẹ con là người cực kỳ tháo vát và ham công tiếc việc. Hồi đó ba mẹ con yêu nhau lắm, nhưng khi ba về hưu sớm thì ba tụt hậu so với mẹ. Cũng nhờ thời, mẹ làm đâu thắng đó, cơ ngơi nở ra, các con đều được nhờ vào tài và lộc của mẹ.
Khi ba vào tuổi thất thập ba mới tâm sự với con và em gái rằng, ba chấp nhận cuộc sống vừa đủ như ba từng có. Ba không hạnh phúc vì mẹ bỏ bê ba hàng chục năm, hàng hai chục năm rồi. Ba đâu có cần nhiều nhà, ba không cần nhiều ô tô, ba chỉ muốn vợ chồng hôm sớm có nhau. Thực ra trước khi hưu, ba cũng đã gây dựng nhà mặt phố và một nhà chung cư cao cấp cho thuê, công thức sống tuổi già của ba mẹ sẽ là như vậy.
Nhưng mẹ bị cái trớn làm ăn nó cuốn. Phải nói mẹ gây dựng luôn cho các con, hai chàng rể của mẹ nể mẹ gần chết, bảo gì nghe nấy, không dám ho he. Nhưng ba không cần biết mẹ có bao nhiêu tiền, nuôi bao nhiêu công nhân, càng ngày ba càng thu mình với nhóm bạn nhỏ, đọc sách, du lịch gần, tự nấu tự ăn. Nhà mặt tiền thừa thãi, ba cho thuê nguyên tầng dưới để đêm hôm có người khi mẹ đi vắng. Mà mẹ vắng suốt, ở chỗ công ty, ở dưới tỉnh, giờ thêm trang trại nông sản nữa.
Cô ơi, ba đột quỵ năm 73 tuổi, khi mẹ hay được thì ba đi rồi. Chỉ có mấy chị của người thuê tầng dưới phát hiện. Ba bị đột quỵ đó cô. Sau này bà con, bạn bè của ba đều an ủi mẹ con con rằng ba đi vậy là tốt, khỏi vướng ai, khỏi cực ai mà ba cũng nhàn, nếu cứu được ba ngồi xe lăn thì ai cũng khổ. Nhưng các con vẫn thấy như vậy không phải, chắc ba ức lắm khi ba bị mà không có ai ở bên.
Video đang HOT
Mẹ nghĩ sao không biết mà sau giỗ đầu của ba, mẹ chuyển vô căn hộ chung cư cao cấp sống. Mẹ bắt các con về sống cùng, mua thêm những căn khác cùng tầng để sống cạnh nhau. Căn nhà bao kỷ niệm với ba mẹ ngăn phòng tạm cho thuê. Nhưng cô có tin tâm linh không, các chị ở tầng dưới bảo thấy ba về suốt. Còn những người thuê hai tầng trên kiểu phòng trọ, cũng bị ma nhát, bị bóng đè, họ trả phòng hết rồi.
Con và em khuyên mẹ về căn nhà đó sống để hương hồn ba ấm áp rồi ba sẽ siêu thóat. Mẹ không chịu. Mẹ bị xe quẹt, bị giật tiền, bị phản, làm ăn bắt đầu trục trặc. Hai chị em đi xem nói ba hận, ba không hài lòng, nhiều thứ. Có nên tin không cô? Nếu mẹ không quay về căn nhà đó thì hai đôi của bọn con về, có được không cô?
Cháu thân mến!
Vậy là ba và mẹ không tương hợp khi về già. Một người đã thấy đủ, cần thong dong và quan niệm của ba quá đúng. Nhưng mẹ có tài kinh doanh, mẹ đã lên lưng cọp, mẹ là đầu máy của cái guồng do mẹ sinh ra, mẹ phải xả thân cho nó. Bi kịch bắt đầu có tên là Đồng tiền. Không phải mẹ ham tiền mà mẹ thấy mình có quyền lực, ngay cả hai gã đàn ông là rể của mẹ cũng sợ mẹ một phép.
Ba không thấy như mẹ. Vì ba là chồng. Ba đã từng làm ra nhà mặt tiền để ở và cho thuê, nhà chung cư cao cấp để cho thuê đủ sống tuổi già, ba có cái uy chồng mà ba biết chứ mẹ không biết hết. Vấn đề là, thời gian lý ra phải hạnh phúc bên chồng thì người đàn bà lại bôn ba, ăn với thuộc hạ, đi không dừng, và đồng tiền cứ thế đầy lên. Quy luật thuận mà ta tưởng nghịch, rằng tiền vào thì nhiều thứ sẽ đội nón ra đi.
Rất tiếc cho mẹ khi ba ra đi không có người thân bên cạnh. Ấy là sự ân hận ai cũng phải có với một người vợ. Nhưng biết làm sao. Không ai biết cuộc đời mình sẽ kết thúc ra sao, ba đã ra đi nhẹ nhàng, như ba muốn, độc lập, không cần ai. Chỉ những người ở lại mới bứt rứt nọ kia. Còn gì bằng chết là chết, 73 không trẻ nữa, không đau đớn, quá có phúc đó cháu à.
Nhưng cô không hiểu sao mẹ dọn đi. Có lẽ cái sự không hạnh phúc của ba mẹ như ba từng tâm sự nó khó nói, khó nhận ra nhưng ba cảm nhận rõ ràng, vì ba là người đứng lại ở cái chỗ ấy, chỉ mẹ là bước đi, có khi, ít khi ngoảnh lại. Đã vậy mà giỗ đầu vừa xong đã dọn ra, rời cái căn nhà ấy, mẹ sợ hay mẹ đã muốn như vậy từ lâu, một môi trường khác, một quãng đời khác, thực sự cao cấp.
Cô nghĩ vong linh ba không nhẹ nhàng, vì khi sống, thanh cảnh nhưng nội tâm nặng nhọc, phức tạp. Các cháu nên về, để bàn thờ ở đó, ấm áp. Các cháu sẽ được phù hộ. Nếu mẹ không nghe thì các cháu đã đến lúc tự mình quyết định. Ba đã bị bỏ rơi lâu rồi, giờ cứ nghĩ ba vẫn còn đó, các cháu sẽ phụng dưỡng bàn thờ, nhang khói, ngày rằm ngày cuối tháng, giỗ chạp tận tâm dỗ dành cho ba nhẹ nhàng như đã từng. Và rồi ba sẽ siêu thoát.
Theo netnews.vn
"Trang sức" đắt giá mà người đàn ông nào cũng có nhưng không bao giờ nhận ra cùng nỗi buồn tuổi trung niên của đàn bà
Nếu chỉ là sống với nhau 3,4 năm thì còn dễ dàng bỏ, nhưng đã là 30 năm, 40 năm thì lại là một chuyện chẳng dễ dàng gì đâu. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, và thông cảm, thay vì cứ chỉ trích và xỉa xói, làm nỗi đau thêm khuếch đại.
Không rõ xã hội nước ngoài thế nào, nhưng ở Việt Nam, nếu hỏi 10 người thì chắc có đến 9 người không dám chắc chắn về chuyện chồng mình có từng tìm "của lạ" ở bên ngoài hay không. Đã chung sống với nhau từng ấy năm trời, người phụ nữ dù thế nào vẫn luôn luôn hiểu rõ được bản thân và người mình vẫn đầu ấp tay gối. Mình thì buồn, còn người ấy có biết hay không cũng lẳng lặng cho qua.
Phụ nữ bước qua tuổi trung niên bắt đầu có những thay đổi rõ rệt về hình thể, nhan sắc. Cân nặng tăng vù vù, làn da khô sạm, nhăn nheo, ham muốn chăn gối giảm mạnh, tâm trạng không được tốt. Cùng với đó, hằng ngày họ vẫn phải đối mặt với những công việc nhà, những bữa cơm "cố gắng nấu cho thật ngon" để gia đình luôn vui vẻ.
Hình ảnh minh họa
Ấy vậy mà những người đàn ông không hề biết đến sự thay đổi bên trong và sự tận tâm bên ngoài ấy. Họ cứ đi làm, có những niềm riêng mà tự họ cho rằng nhi nữ thường tình không thể nào hiểu được.
Chị Nguyễn H.T ở Nam Định đã nức nở kể với một chuyên viên thẩm mỹ rằng: "Chồng tôi về nhà trong bộ dạng say khướt, ông ấy chỉ vào mặt tôi và nói rằng tôi đã chán ngấy cái bản mặt này rồi." Ở tuổi của chị, bỏ chồng cũng thật dễ mà cũng thật khó. Hai đứa con đã lớn khôn, dựng vợ gả chồng, có cuộc sống riêng cả. Nhưng chỉ sợ nỗi cô đơn tuổi già, chị cả đời đều có chồng là chỗ dựa. Với chị, tình yêu vợ chồng là thứ tình nghĩa thiêng liêng và cao quý. Cuối cùng, chị đã quyết định trùng tu lại toàn bộ, chỉ để làm hai lòng một đôi mắt đã sớm chẳng nhìn chị từ lâu.
Nỗi buồn của chị Phan T.H ở Hà Nội cũng chẳng kém hơn gì khi mà chính mắt chị đã nhìn thấy chồng đi vào khách sạn với bồ nhí. Ê chề, đau đớn, nhưng chị vẫn không dám hạ bút ký. Chị cười nhạt mà nói: "Đàn ông ham vui, nhưng vẫn biết quay về là được rồi."
Có thể có người nói đàn ông không tốt thì cứ bỏ, bám vào rồi kêu đau thì ai mà thương. Chẳng có ai dễ dàng buông được thứ mà mình đã dày công cố gắng để có được. Nếu chỉ là sống với nhau 3,4 năm thì còn dễ dàng bỏ, nhưng đã là 30 năm, 40 năm thì lại là một chuyện chẳng dễ dàng gì đâu. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, và thông cảm, thay vì cứ chỉ trích và xỉa xói, làm nỗi đau thêm khuếch đại.
Hình ảnh minh họa
Mỗi người phụ nữ đều ít nhất một lần trong đời trải qua những đau đớn, nhưng có vẻ như phần lớn đều đến từ người đàn ông mà họ yêu. Có quá bất công không khi mà một người thì luôn vun vén, còn một người thì chỉ biết hưởng thụ rồi đang tâm xoá đi? Dù cho chỉ là tìm của lạ, nhưng tại sao nếu đàn bà đi tìm của lạ lại xấu xa hơn đàn ông?
Chúng ta đều biết rằng "Đàn bà là trang sức của đàn ông", đàn bà có đẹp thì đàn ông mới nở mày nở mặt. Nhưng đâu phải ai cũng có đủ điều kiện để làm đẹp cho mình. Nỗi lo cơm áo gạo tiền sớm đã giày xéo hết thân xác họ, đem khoác lên họ một "bộ mặt" xấu xí và nhăn nheo.
Hầu hết, những người đàn ông chỉ nhìn ra được cái xấu xí đó mà không nhìn ra được cái tần tảo, chịu thương, chịu khó của vợ mình. Những nỗi buồn cứ thế thầm lặng trôi đi, không ai tôn vinh, không ai đoái hoài. Để rồi, bị lãng quên như chưa từng tồn tại.
Theo tapchitrungnien.com
Bên ba luôn có con Một trong những điều Đào muốn làm được cho ba mình là giải tỏa những muộn phiền trong lòng ông. Vào một buổi trưa nắng nhẹ trên con tháp ba tầng của TP.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), tôi nhìn thấy cô gái dìu ông cụ men theo những hòn đá to, lần ra sát mép dòng suối, rồi cẩn trọng đặt ông ngồi...