Có khùng không khi bỏ lương 20 triệu về nuôi vịt biển?
Vùng biển Quảng Trị sau sự cố môi trường gần như chết lặng nay đang dần hồi sinh. Nhiều nông dân đã mở các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, làm giàu trên vùng cát trắng khô cằn.
Vùng biển Quảng Trị sau sự cố môi trường gần như chết lặng nay đang dần hồi sinh. Nhiều nông dân đã mở các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, làm giàu trên vùng cát trắng khô cằn.
Bỏ nghề công khai nhưng “bí mật” nuôi vịt biển
Tháng 5, trời đất Quảng Trị nắng nóng như chảo rang. Chúng tôi tìm đến trang trại nằm giữa trảng cát cháy bỏng của nhà chàng trai 29 tuổi Nguyễn Hữu Giáp (trú thôn Tân Mạch, Vĩnh Thái, Vĩnh Linh).
Khi bỏ nghề kiến trúc sư ở TP. HCM về vùng cát trắng gió Lào Quảng Trị nuôi vịt biển, nhiều người đã mắng Nguyễn Hữu Giáp là khùng. Nhưng giờ thì nhiều người vững tin hơn ở chàng trai trẻ này. Ảnh: Ngọc Vũ.
Từng là sinh viên khoa Kiến trúc đô thị, trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, Giáp ra trường rồi làm việc ở Sài Gòn được 1 năm với nghề kiến trúc, mức thu nhập từ 15-20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, giấc mộng làm giàu trên chính trảng cát quê hương đã thôi thúc chàng trai trẻ trở về Vĩnh Thái vào tháng 10.2014. Mãi đến tháng 7.2015 Giáp mới chấm dứt nghiệp kiến trúc, mưu toan kế làm giàu ở xứ gió Lào.
Thế nhưng, “cơn cuồng phong” ập đến bất chợt. Tháng 4.2016, sự cố môi trường biển do công ty Formosa gây ra khiến làng chài Tân Mạch cũng như làng chài 4 tỉnh miền Trung tơi tả. Cá chết hàng loạt, tàu cá nằm bờ, hàng quán đóng cửa, ngư dân than ngắn thở dài rằng “biển chết”.
Video đang HOT
Giữa lúc mọi người ủ rủ buồn chán thì Giáp lóe lên suy nghĩ phải xây dựng cho bằng được trang trại chăn nuôi trên trảng cát nóng bỏng này. Bị gia đình cấm cản, Giáp bí mật vay mượn tiền, thuê đất lập trang trại. Mô hình mới hiện nay là nuôi vịt biển được Giáp lựa chọn.
Được sự giúp đỡ của Ngân hàng chính sách xã hội và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Linh, Giáp nuôi 1.000 con vịt biển. Sức đề kháng của vịt biển tốt. Chúng có thể uống được nước mặn, ăn được đồ đạm (là cá tươi, các phể phẩm hải sản ở vùng biển, các tạp chất trong nước biển…) mà không bị đau bụng như vịt thường. Loài vịt này chỉ nuôi trong 8 tuần là có thể xuất bán với cân nặng trên dưới 2,7 kg/con, giá bán khoảng 45.000 đồng/kg.
Ngay lứa vịt đầu tiên Giáp lãi 30 triệu đồng và sắp tới sẽ nâng đàn lên 5.000 con. Cộng với đàn dê 35 con và 150 con lợn rừng, Giáp kỳ vọng sẽ được tạo điều kiện mở rộng trang trại, tiến tới hình thành điểm du lịch sinh thái biển trong tương lai…
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Đến thôn 9, xã Trung Giang (Gio Linh) hỏi chàng trai 8X Trần Tấn Phát ai cũng trầm trồ khen ngợi. Tuy nhiên, chúng tôi càng bất ngờ hơn khi bên ngoài Phát có làn da rám nắng thuần chất nông dân nhưng lại là cử nhân Khoa Luật – Đại học Huế.
Trần Tấn Giáp (trái) đã vững tin hơn khi quyết định bỏ nghề luật sư về nuôi gà giống Mic O2 ở vùng cát trắng ven biển Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.
Sau khi tốt nghiệp vào năm 2009, Phát lang bạt nhiều nơi, làm nhiều nghề nhưng thu nhập ba cọc ba đồng, ở nhà trọ. Phát nghĩ, cuộc đời không thể mãi lênh đênh, khổ sở được, phải về quê lập nghiệp mới vững bền. Năm 2014, Phát trở về cánh đồng cát trắng ven biển quê nhà vay 200 triệu đồng nuôi 6.800 con gà giống Mic O2. Để tiết kiệm chi phí, anh Phát tự xây dựng chuồng trại, làm đường…Mới đây, anh Phát vay thêm 50 triệu đồng của Ngân hàng CSXH Gio Linh để tăng quy mô đàn gà. Chàng trai sinh năm 1986 này cho biết, nhờ có kĩ thuật, lại liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ ổn định nên mỗi năm anh thu nhập trên 100 triệu đồng.
Vùng ven biển Quảng Trị còn rất nhiều mô hình nuôi trồng trên cát hiệu quả cao như trồng ném ở huyện Hải Lăng; nuôi lợn bản, lợn rừng ở Gio Linh…
Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cho biết, sau sự cố môi trường biển, ngoài làm tốt công tác chi trả tiền đền bù thiệt hại, tỉnh còn hỗ trợ mỗi xã ven biển 300 triệu đồng và 1 kỹ sư nông nghiệp để xây dựng các mô hình nuôi, trồng phù hợp. Hiện nay, đơn vị này đang lập đề án chuyển đổi sinh kế cho người dân vùng biển, sẽ hoàn thành và triển khai trong thời gian tới…
“Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”-đó là tinh thần vượt qua “bão tố” của nhiều nông dân. Chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần vượt khó, sáng tạo của người dân vùng biển đã chinh phục cát trắng làm giàu trong thời khắc khó khăn. Sở khuyến khích và sẽ tạo mọi điều kiện có thể để giúp người dân mở trang trại, gia trại đồng thời nhân rộng những mô hình có hiệu quả” – ông Nguyễn Văn Huân.
Theo Danviet
Hoàn thành hỗ trợ thiệt hại cho người dân vùng biển trong tháng 6
Các bộ ngành và UBND 4 tỉnh miền Trung được giao đến hết tháng 6, hoàn thành dứt điểm việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình vừa yêu cầu các bộ ngành và 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tập trung chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra; phấn đấu đến hết tháng 6 hoàn thành dứt điểm việc này.
Để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, Phó thủ tướng giao các Bộ: Nông nghiệp, Tài chính, Công Thương, Văn phòng Chính phủ tổ chức 4 đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại tại 4 tỉnh, do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn. Thời gian thực hiện từ nay tới trước 10/4.
Người dân Huế nhận tiền bồi thường. Ảnh: Võ Thạnh
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp tiếp tục chỉ đạo lực lượng kiểm ngư hỗ trợ và phối hợp với UBND 4 tỉnh tăng cường tuần tra, vận động ngư dân không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 20 hải lý trở vào bờ, cho đến khi có kết luận chính thức của Bộ Y tế về một số chỉ tiêu đối với hải sản tầng đáy đã an toàn.
Bộ Tài nguyên tiếp tục giám sát chặt chẽ, kịp thời đôn đốc Công ty Formosa Hà Tĩnh (FHS) hoàn thành việc khắc phục các vi phạm đúng tiến độ đề ra; cần đánh giá tác động môi trường, có biện pháp xử lý không cho phép đường ống thải ngầm ra biển của FHS đúng quy định của pháp luật.
Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, UBND 4 tỉnh theo dõi chất lượng môi trường biển, an toàn thực phẩm đối với hải sản khai thác tại 4 tỉnh miền Trung.
Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm hải sản khai thác ở tầng đáy trong vùng biển dưới 20 hải lý, xem xét công bố kết quả vào thời điểm phù hợp.
Đầu tháng 4/2016, hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Hơn hai tháng sau, Formosa Hà Tĩnh thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Hải Bình
Theo VNE
Phó thủ tướng: Formosa bảo đảm an toàn môi trường mới cho xả thải Cùng với việc giám sát chặt Formosa, 4 đoàn thanh tra sẽ được lập để kiểm tra việc bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển miền Trung. Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung sáng 8/3, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu tiếp tục giám sát để Formosa...