‘Cơ hội vàng’ đón sóng FDI dịch chuyển
Sự chuyển dịch dòng vốn FDI đang khiến nhiều “ông lớn” công nghệ thế giới tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đón làn sóng FDI công nghệ cao, Việt Nam cần chuẩn bị nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, lao động trình độ cao.
Nhiều ông lớn FDI tìm hiểu cơ hội đầu tư
Chống dịch COVID-19 cơ bản thành công đã giúp Việt Nam tiếp tục trở thành điểm sáng trên bản đồ thu hút dòng vốn đầu tư trên thế giới. Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đây chính là “ cơ hội vàng” để thế giới biết tới Việt Nam, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) đang tập hợp nghiên cứu về làn sóng đầu tư từ các nước trên thế giới.
Trước COVID-19, với tác động của thương chiến Mỹ – Trung Quốc, xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu. Nhiều đoàn công tác của DN tìm hiểu cơ hội đầu tư đã đến Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương làm việc.
Gần đây nhất, Apple đang đẩy mạnh sản xuất tai nghe không dây AirPods tại Việt Nam. Ngoài ra, các hãng lớn như Microsoft, Samsung, LG và nhiều tập đoàn lớn, nhỏ khác cũng đang đầu tư, mở rộng sản xuất ở Việt Nam.
Khảo sát do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa thực hiện cho thấy, 63,9% DN Nhật Bản có định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong 1 – 2 năm tới. Một điều tra với hơn 3.500 DN Nhật do JETRO thực hiện về dự định đầu tư ở nước ngoài, tỷ lệ DN chọn Việt Nam để đầu tư tăng từ 5,5 lên 41%.
Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) khẳng định, Kocham sẽ tiếp tục giới thiệu các doanh nghiệp Hàn Quốc có chất lượng tới đầu tư tại Việt Nam, đảm bảo chủ trương thu hút FDI có chọn lọc của Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ cùng doanh nghiệp Việt tạo mối liên kết mạnh mẽ để xây dựng chuỗi cung ứng mới trong bối cảnh COVID-19, đồng thời cam kết cùng Việt Nam hồi phục nền kinh tế.
Ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết, Cục Đầu tư nước ngoài đang tập hợp nghiên cứu những làn sóng đầu tư từ các nước trên thế giới, nhất là làn sóng đầu tư của nhiều DN lớn dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam cũng đang sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, triển khai các chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-TW để thu hút đầu tư nước ngoài trong tình hình mới.
Video đang HOT
Chuẩn bị sẵn hạ tầng khu công nghiệp
Theo Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE), để có thể đón đầu sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài, các khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam phải sẵn sàng về hạ tầng, thông tin; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục cấp phép để đảm bảo rút ngắn thời gian thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Các địa phương cần hỗ trợ nhà đầu tư triển khai nhanh dự án bằng cơ chế một cửa.
Khảo sát của PV Tiền Phong tại một số khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc, Hà Nam cho thấy, nhiều KCN đã có định hướng lựa chọn ngành nghề thu hút đầu tư như linh kiện điện tử. Đồng thời, từ chối ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường như dệt may, dệt nhuộm…
TS Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright Việt Nam cũng nhận định: Để đón được làn sóng đầu tư nhằm trở thành công xưởng của thế giới, theo ông Du, Việt Nam cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của DN FDI. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần sàng lọc dự án FDI, chỉ lựa chọn những dự án có công nghệ cao, tạo sự kết nối, lan tỏa với DN trong nước. “Tránh trường hợp, FDI trở thành “ốc đảo’ như thời gian vừa qua, ông Du khẳng định.
Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đây chính là “cơ hội vàng” để thế giới biết tới Việt Nam, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam.
Có 63,9% DN Nhật Bản có định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong 1 – 2 năm tới. Một điều tra với hơn 3.500 DN Nhật do JETRO thực hiện về dự định đầu tư ở nước ngoài, tỷ lệ DN chọn Việt Nam để đầu tư tăng từ 5,5% lên 41%.
Kinh tế tư nhân hậu Covid-19: Tận dụng "cơ hội vàng" để bứt phá
Nền kinh tế đã chống chịu tốt trong đại dịch nhưng cần có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ DN chớp lấy thời cơ "vàng" để bứt phá tăng trưởng.
Tại Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Giờ là lúc lò xo bị nén lại sẵn sàng để bung ra. Cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%, không thấp như IMF dự báo là 2,7%. Các bộ ngành phải xắn tay áo, địa phương phải tháo gỡ cho doanh nghiệp". Đồng thời, Thủ tướng xác định 5 mũi giáp công để tái khởi động nền kinh tế trong lúc này, trong đó, tăng cường thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước, nhất là đầu tư tư nhân là 1 trong 5 "mũi giáp công" quan trọng để phục hồi nền kinh tế.
Hậu Covid-19: "Cơ hội vàng" cho doanh nghiệp
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có khoảng 86% doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Các DN có quy mô càng lớn thì tỷ lệ chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 càng cao. Trong đó, một số ngành công nghiệp trọng điểm đang phải đối mặt với những khó khăn, nên doanh thu quý I của các DN giảm mạnh xuống còn gần 70% cùng kỳ năm 2019.
Khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: KT)
Thực tế cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các DN Việt Nam vẫn kiên cường chống trọi. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sau quyết định dỡ bỏ về cơ bản các biện pháp cách ly, mở cửa lại thị trường trong nước, tình hình các DN và nền kinh tế đang chuyển biến rất nhanh theo chiều hướng tích cực.
Khảo sát của VCCI về thực trạng của cộng đồng DN cho thấy, tính đến đầu tháng 5, có tới 55% DN cho biết sẽ tiếp tục duy trì quy mô sản xuất hiện tại trong quý III, 22% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, chỉ 21% sẽ thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động. Xu hướng này là đáng khích lệ và tốt hơn rất nhiều so với thực trạng DN mà VCCI công bố 1 tháng trước đây.
"Qua dịch Covid-19, một lần nữa sức sống, kiên cường, khả năng chống chịu của các DN Việt Nam trong điều kiện khó khăn, khủng hoảng lại bừng dậy", ông Vũ Tiến Lộc nhận định.
Chủ tịch VCCI cho rằng, sau đại dịch Covid-19, thế giới sẽ có sự thay đổi lớn về cách vận hành để phù hợp với tình hình hiện tại. Trong đó, chắc chắn sẽ diễn ra làn sóng chuyển dịch đầu tư mà tín hiệu cho thấy Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội. Tuy nhiên, cơ hội đến sẽ nhanh chóng mất đi nếu bản thân DN Việt Nam không tự vận động, thay đổi và cải thiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Về các giải pháp căn cơ và dài hạn hơn trong thời gian tới, cần phải nhận thức và đón bắt được cơ hội từ làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn nhất trong lịch sử nhân loại hiện đang nhắm chọn Việt Nam là điểm đến an toàn.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Để nắm bắt được cơ hội này, Chủ tịch VCCI cho rằng, cần đẩy mạnh cải cách thể chế, quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam lọt vào nhóm 3 - nhóm 4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh trong ASEAN. Sự minh bạch hóa, đơn giản hóa để rút ngắn tối đa thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính mới là giải pháp cứu cánh bền vững cho DN.
"Chính phủ cần kiên định thực hiện mục tiêu này và coi đó là thước đo đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương... để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có đủ sức trở thành đối tác có tiềm năng của các tập đoàn xuyên quốc gia. Đây cũng chính là yếu tố quyết định thành bại của nền kinh tế Việt Nam", ông Lộc nhấn mạnh.
Huy động nguồn lực hàng triệu tỷ đồng để phục hồi kinh tế
Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), để hỗ trợ DN trước những khó khăn của dịch Covid-19, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ như giãn nộp thuế, giảm phí, giảm giá điện, có gói an sinh xã hội, miễn đóng bảo hiểm tử tuất... Tuy nhiên, những gói hỗ trợ này chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước. Chủ tịch VINASME cho rằng, còn nhiều nguồn lực trong xã hội cần huy động để phục hồi kinh tế, đó là sự hỗ trợ giữa các doanh nghiệp với nhau hay nguồn lực nhàn rỗi trong dân... Cụ thể: một nhóm DN có thể hỗ trợ nhau về tài chính, nguồn nguyên liệu, vật liệu, thậm chí là trao đổi chính sản phẩm hàng hóa mà các DN sản xuất ra. Hoặc, một DN có một khoản tiền dư có thể cho một DN khác vay, DN đi vay không cần phải đáp ứng các điều kiện khắt khe như vay ngân hàng mà vẫn có thể tiếp cận nguồn vốn, DN cho vay có thể sẽ nhận được những quyền lợi khác, hấp dẫn hơn so với mang tiền đi gửi ngân hàng...
"Đây là nguồn cực lớn có thể huy động đến hàng triệu tỷ đồng, nó không chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh dịch Covid-19 mà cả về sau nữa. Bên cạnh đó, cần tận dụng và khai thác thị trường nội địa gần 100 triệu dân, trên tinh thần "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", ông Thân nêu ý kiến.
Tạo cú hích lớn cho sự phát triển thần kỳ
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng DN đã và đang nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.
Kết quả một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, DN Việt Nam đã rất chủ động có giải pháp tự cứu mình. Nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh, ví dụ như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tập trung khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh...
"Điều đáng mừng là trong giai đoạn rất khó khăn vừa qua, cộng đồng DN đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ các DN khác cùng nhau ứng phó, vượt qua thách thức; nhiều DN đã chung vai chia sẻ với Chính phủ trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19". Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia kinh tế có uy tín trong và ngoài nước đã nhận định, đây là thời cơ quý báu, không dễ gì có được khi Việt Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để tạo nên cú hích lớn cho sự phát triển thần kỳ. Chính vì vậy, ngay lúc này chúng ta cần phải có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ DN chớp lấy thời cơ "vàng", nhằm phục hồi và phát triển bứt phá, kích thích tăng trưởng./.
Dự kiến 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế khi kiểm soát được COVID-19 Trên cơ sở dự báo tình hình, rà soát và tính toán các cân đối lớn, Chính phủ dự kiến có hai kịch bản tăng trưởng kinh tế. Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) Tiếp tục Phiên họp thứ 45, sáng 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết...