Cơ hội và thách thức với gamer Việt năm 2013
Cơ hội: Game online trên smartphone nở rộ
Nếu như 2012 là năm mà các tựa game online trên smartphone (GMO) nở rộ và phát triển đình đám nhất từ trước đến nay thì 2013 hứa hẹn sẽ còn là một năm mà các GMO bùng nổ hơn nữa, đó là khi mà các NPH lớn ở Việt Nam như VNG… bắt đầu chú ý và nhảy vào thị trường của thể loại trò chơi này.
Trên thực tế, đây cũng là điều dễ hiểu bởi thị trường GMO Việt mới bắt đầu được khai phá và đây đang trở thành miếng bánh béo bở dành cho các NPH kiếm lời. Điều này cũng giống như Webgame vậy, trong năm 2011, hầu như các Webgame mới được phát hành đều đưa về nguồn lợi cực lớn cho các NPH bởi lúc này, thị trường Webgame vẫn còn khá mới mẻ và đây vẫn còn là thể loại game thu hút game thủ, hơn thế nữa việc cạnh tranh giữa các Webgame với nhau là không cao.
Chính vì vậy, trong năm 2013 tới, chúng ta có thể dễ dàng dự đoán được rằng hàng loạt GMO mới sẽ được phát hành ở Việt Nam, và lúc này, chất lượng của các GMO này sẽ được nâng cao, đồng thời trở nên đa dạng về thể loại để phù hợp với mọi đối tượng.
Trong thời buổi mà giá của những chiếc smartphone ngày càng rẻ, kết nối 3G hay Wifi trở nên đơn giản và thuận tiện như hiện nay thì rõ ràng rằng chuyện người dân Việt Nam (nhất là giới trẻ) sở hữu chúng không còn là điều xa lạ hay khó khăn nữa nữa. Và lúc này, nhu cầu của việc giải trí bằng các tựa game online thông qua di động sẽ ngày càng cao hơn, với bằng chứng là việc ngày càng có nhiều GMO được phát hành mới ở Việt Nam.
Hiện tại, doanh thu của một GMO mới ở Việt Nam rơi vào khoảng từ 500 triệu – 1 tỷ VNĐ. Được tiếp cận với các GMO mới, chất lượng về cả nội dung lẫn gameplay có thể xem là một cơ hội thấy rõ của game thủ Việt trong năm 2013 này.
Thách thức: cộng đồng game thủ đang… biến mất
Như đã nói từ trước thì một vấn đề khá nghiêm trọng đang xảy ra hiện nay chính là tính cộng đồng của game thủ ngày càng thấp. Đây có thể xem là một điều hết sức đáng tiếc khi mà hiện nay, lượng người chơi các game online ở Việt Nam đang bị xé nhỏ dần và ngày càng ít ở mỗi tựa game.
Video đang HOT
Nguyên nhân chủ yếu ở đây đến từ việc có quá nhiều game online mới (chủ yếu là Webgame) được phát hành, bên cạnh việc các NPH mở thêm quá nhiều server trong một thời gian ngắn. Điều này đã dẫn đến tình trạng một game online mới chưa kịp thu hút người chơi đến với mình thì đã có một trò chơi khác được phát hành, thậm chí trong 1 ngày có đến 2 Webgame cùng mở cửa vào khung… 10h sáng.
Trong khi lượng game thủ không hề tăng thì số lượng Webgame được tung ra nhiều như vậy đã khiến cho cộng đồng game thủ bị xé nhỏ, từng nhóm người chơi 1 game online khác nhau và tất nhiên, sau một thời gian ngắn thì họ lại bỏ sang chơi một game online khác, bỏ lại trò chơi cũ trong tình trạng “thoi thóp” và “chết yểu” chỉ sau 3, 4 tháng từ khi được phát hành.
Đây có thể xem là một trong những nguyên nhân chính khiến cho Webgame bị nhiều người “sợ” ở Việt Nam. Họ sợ vì chỉ chơi được 1, 2 tháng, server họ đang chơi trở nên vắng tanh và họ gần như phải “chơi một mình” rồi chán nản mà phải bỏ account, để phí biết bao công sức và tiền bạc.
Trên thực tế, việc nhiều người chơi bỏ đi cũng là điều khó trách, khi mà lối chơi của nhiều game online mới hiện nay trở nên nhàm chán khi gần như chỉ đi theo một mô típ chung, gần như na ná giống nhau và phải chăng chỉ có đôi chút khác biệt về đồ họa, cốt truyện hay 1 vài tính năng nhỏ lẻ.
Và chính những điều trên đang khiến cho game thủ Việt ngày càng chia rẽ. Một số người thậm chí sau khi bị các NPH “đối xử tệ” đã quay sang thù ghét, chán nản với game Việt và tỏ ý “sẽ không bao giờ đụng tới game Việt nữa”, và coi rằng các Webgame mới về đều là “rác”. Trong khi đó, vẫn có một lượng không nhỏ game thủ hàng tuần, hàng tháng đầu quân chơi các Webgame, họ chơi, chán rồi bỏ, không có mục đích, không có cộng đồng và có lẽ, niềm vui hay được coi là nét đẹp chính là tính gắn kết giữa các người chơi đang ngày càng nhạt dần.
Hiện nay, có rất ít game online còn có thể duy trì được các câu lạc bộ game thủ, tổ chức những buổi offline gặp gỡ, giao lưu giữa các người chơi với nhau. Và với cứ theo tình trạng phát hành game theo kiểu ăn xổi, thu đủ lời xong rồi bỏ như hiện nay thì game thủ Việt sẽ còn gặp phải nhiều “trái đắng” trong năm 2013 này.
Thách thức: game online “đỉnh” khó về nước
Mặc dù trong năm 2012 vừa qua, nhiều dự án MMO thuộc đánh giá là “bom tấn” như Cửu Âm Chân Kinh hay Võ Lâm Truyền Kỳ 3D được đưa tin là sẽ phát hành trong năm 2013 nhưng nhìn vào làng game Việt như hiện nay thì có vẻ như điều này đang trở nên rất khó khăn, khi mà vấn đề xin giấy phép và đặc biệt là quảng bá game đang bị quản lý rất chặt chẽ.
Tất nhiên, với những dự án game thuộc hàng bom tấn như thế này thì việc các NPH phải chuẩn bị kĩ lưỡng, và đánh giá trước mức độ thành công của trò chơi đó khi được phát hành ở Việt Nam là rất quan trọng, nếu không muốn trở thành người “đẽo cày giữa đường”. Một điều dễ thấy là khi mà các NPH vẫn thu được lời lớn từ việc phát hành Webgame, thì có lẽ họ cũng không thực sự muốn phải mạo hiểm để phát hành các game online có phần “kén người chơi” như vậy.
Với những yếu tố bất lợi như trên thì có thể thấy, việc các NPH chuyển sang phát hành các Webgame mới, đặc biệt là Webgame 3D có vẻ như đang trở thành xu hướng mới, thay vì phải phát hành các MMO Client với chi phí tốn kém hơn nhiều nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro. Thế nhưng, nếu như vẫn chỉ có mỗi Webgame được phát hành như hiện nay thì có lẽ, rất nhiều game thủ Việt sẽ còn phải chán nản khi mà chất lượng game online ở Việt Nam đang có phần “thụt lùi”.
Theo GameK
Những MMO tiên hiệp được quan tâm nhất hiện nay
Trái nghiệp với thể loại kiếm hiệp thường gắn kết chặt chẽ với những sự kiện, nhân vật lịch sử Trung Quốc thời xưa, các game tiên hiệp mở ra một thế giới đầy huyền ảo với Thần - Người - Ma.
Tinh Thần Biến
Theo tin mới nhận từ báo giới Trung Quốc, hãng Shanda Games vừa chính thức tuyên bố đã ký xong hợp đồng với VNG, NPH lớn nhất Việt Nam để phát hành Tinh Thần Biến tại dải đất hình chữ S. Thông cáo này được đưa ra hôm 18/03 vừa qua.
Tinh Thần Biến đã về Việt Nam bởi VNG.
Tinh Thần Biến (tên tiếng Anh: Legend of Immortal) là một trong những MMORPG 2D đình đám tại Trung Quốc năm 2010, một phần do chiến dịch quảng bá rầm rộ của Shanda Games (NPH vào loại lớn nhất xứ Gấu trúc). Bất chấp việc chỉ dừng lại ở đồ họa 2D, trò chơi vẫn được gamer nội địa đón nhận nồng nhiệt qua 3 lần CB trước đây.
Nếu như các bạn chưa biết thì thế giới tiên hiệp được xây dựng trong cốt truyện Tinh Thần Biến được xây dựng còn lớn hơn gấp nhiều lần so với tựa game tiên hiệp đang làm mưa làm gió ở Việt Nam hiện nay - Tru Tiên. Trong đó, nhân vật chính Tần Vũ cuối cùng còn có khả năng tạo ra cả... vũ trụ.
Thần Mộ
Vào ngày 26/05/2010, VTC đã chính thức tiến hành đợt thử nghiệm closed beta không giới hạn của Thần Mộ Ký. Thần Mộ Ký là webgame tập hợp các kiểu game chiến lược, mạo hiểm, nhập vai. Ngoài ra còn có hệ thống quốc chiến và phụ bản cũng mang tính chiến thuật cao. Thường thì nhân vật mạnh yếu phụ thuộc vào cấp độ và trang bị còn Bàn Long Thần Mộ Ký không hoàn toàn như thế. Trong game, quan trọng là sách lược dẫn binh và điều binh.
Cấp độ nhân vật chỉ có tác dụng mở một số nội dung và lãnh quà thưởng miễn phí, mọi thứ còn lại game thủ đều có thể chuyên tâm thiết kế một bộ binh pháp để đọ sức cùng những con quái vật nặng ký hay người chơi đối nghịch. Có thể khẳng định rằng, cũng như bộ tiểu thuyết Tinh Thần Biến, thế giới tiên hiệp được xây dựng trong Thần Mộ được tác giả thiết kế rất công phu, chi tiết.
Tru Tiên
Tru Tiên là game được xây dựng dựa trên bộ truyện kiếm hiệp lãng mạn và lôi cuốn nhất từ trước tới nay "Tru Tiên - Tác giả: Tiêu Đỉnh". Sau 2 năm phát hành tại Việt Nam, game đã trải qua 2 phiên bản ver.1, ver.2. Với hình ảnh thơ mộng, cốt truyện nổi tiếng, hệ thống game play tuyệt vời, Tru Tiên hàm chứa một nội lực tiềm tàng cho sự phát triển của các năm tiếp theo.
Mới đây, trong cuộc phỏng vấn đặc biệt với giám đốc sản phẩm Tru Tiên của VTC, ông Lê Hải Nguyên đã khẳng định rằng Tru Tiên 3 - Phản phác quy chân được xem là sản phẩm chiến lược trong năm 2011 nên được đầu tư rất lớn về nhân sự và tiền bạc để có một sự phát triển vượt bậc trong năm nay cả về nội dung game và chất lượng dịch vụ.
Phong Thần
Vào ngày 9/12/2006, Phong Thần Online đã chính thức được phát hành tại Việt Nam bởi Vinagame. Đây cũng chính là tựa game online thể loại tiên hiệp đầu tiên được giới thiệu đến game thủ Việt.
Là một bộ tiểu thuyết được viết lại cùng việc nhào nặn tư liệu lịch sử với thần thoại, truyền thuyết và tôn giáo mà thành, Phong thần diễn nghĩa xoay quanh việc suy vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu, lồng vào đó là vô số thần thoại, truyền thuyết Trung Hoa, bao gồm các thần , tiên, yêu quái...
Tuy nhiên, song song với cuộc chiến tranh Võ Vương Phạt Trụ lại là cuộc chiến tranh giành vị thế của 3 môn phái Xiển Giáo, Triệt Giáo và Phật Giáo. Kết quả cuối cùng, Triệt Giáo hoàn toàn bị tiêu diệt và cũng từ đó, Xiển Giáo (tượng trưng cho đạo Nho học) và Phật Giáo bắt đầu truyền bá rộng rãi tại Trung Quốc.
Theo PLXH
Game thủ vắt óc nghĩ cách cứu sống Con Đường Tơ Lụa Cộng đồng CĐTL qua nhiều năm vẫn rất trung thành và đông đảo, trong đó có không ít các lão làng đã qua tuổi tam, tứ tuần. Khoảng 1, 2 năm đầu sau khi ra mắt (2006, 2007), gần như CĐTL không có đối thủ trong lĩnh vực MMORPG 3D, đồ họa đẹp, gameplay hấp dẫn cộng với chất lượng vận hành không...