Cơ hội tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có nhiều đơn vị bắt đầu tham gia vào hoạt động tài trợ tài chính cho chuỗi cung ứng (Supply chain finance – SCF). Đây là tín hiệu đáng mừng, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp (DN) nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Thực tế cho thấy, vấn đề tiếp cận các nguồn tài chính còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn: Internet
Xu hướng thị trường SCF
Ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – cho biết, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã và đang thực hiện kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước với mục tiêu đáp ứng 70% nhu cầu cung cấp cho các DN sản xuất đến năm 2030. Do đó, nhiều biện pháp liên kết DN FDI với các nhà cung cấp, DNNVV địa phương đã được thực hiện.
Song thực tế cho thấy, vấn đề tiếp cận các nguồn tài chính còn gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến 70% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, hơn 30% DNNVV không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và 30% DN khác cho biết rất khó tiếp cận nguồn vốn này.
Theo ông Michael Bickers – Giám đốc điều hành BCR Publishing Ltd, SCF khi tiếp cận các nguồn vốn chính thống ngày càng khó khăn hơn thì việc sử dụng các dịch vụ tài chính mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ sẽ giúp DN giải quyết bài toán vốn hiệu quả. “Công nghệ tạo ra sức ảnh hưởng và cải thiện đáng kể, cho phép khởi động một chương trình SCF thuận lợi, các DNNVV cũng tiếp cận nhanh chóng hơn, trong khi trước đây việc này rất khó khăn” – ông Michael Bickers nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cần sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức tài chính
Đối với Việt Nam, SCF cũng là thị trường dịch vụ tài chính quan trọng cần có những sáng kiến, chính sách cụ thể thúc đẩy hoạt động này. Đặc biệt, Chính phủ cần đưa ra những quy định và hướng dẫn cụ thể để tạo nền tảng cơ sở pháp lý cho các đơn vị như ngân hàng hay nhiều thành phần kinh tế tham gia SCF.
Ông Jinchang Lai – chuyên gia Ngân hàng Thế giới – cho rằng, trong việc thúc đẩy thị trường SCF, vai trò của Chính phủ vô cùng quan trọng. Hiện tại nhiều quốc gia, Chính phủ đã tham gia vào thị trường SCF, để nâng cao năng lực cạnh tranh chuỗi cung ứng nội địa, nhất là tạo điều kiện cho DNNVV tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, một số quốc gia quan ngại dòng tiền đổ vào nền kinh tế ảo như đầu từ bất động sản, chứng khoán… nên việc thúc đẩy thị trường SCF cũng là giải pháp đẩy mạnh dòng vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Ở góc độ ngân hàng, bà Vương Thị Huyền – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại CP quốc tế Việt Nam (VIB) – cho hay, thị trường SCF tại Việt Nam còn khiêm tốn, do đó cần có giải pháp thúc đẩy hoạt động này, nhất là tập trung vào đối tượng DNNVV. Về phía DN, ông Nguyễn Quang Tùng – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần giải pháp Fast Capital – cho biết, phần mềm kết nối bên mua hàng và bên bán hàng đã giải quyết vấn đề vay vốn của các DN nhanh hơn trên nền tảng trực tuyến.
Cụ thể, khi bên mua hàng xác nhận hóa đơn của bên bán hàng là thanh toán hóa đơn này và dựa trên xác nhận đó, ngân hàng sẵn sàng tài trợ cho bên cung cấp hàng một số tiền có thể đảm bảo lên đến 85% giá trị hợp đồng. Như vậy với hình thức này, DN không phải thực hiện các thủ tục vay vốn ngân hàng truyền thống, không cần tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên công nợ phải thu từ người mua hàng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để phát triển SCF, cần tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh và giải quyết các thách thức như kiến thức, kinh nghiệm, giải pháp công nghệ cho cả tổ chức tài chính và DN đi vay.
Theo Ngọc Thảo/congthuong.vn
HBC báo lãi ròng hơn 500 tỷ đồng sau 9 tháng
Doanh thu thuần trong quý III của HBC vẫn tăng 11,5% lên 4.688 tỷ đồng tuy nhiên chi phí trong kỳ tăng cao khiến lãi sau thuế giảm 14,3% xuống còn 204 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã HBC) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý III với 4.688 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cũng tăng 20% lên 480,3 tỷ đồng với biên lãi gộp ở mức 10,2%.
Doanh thu tài chính của công ty giảm 20% còn 23,1 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại tăng gần 18,9% lên mức 83,8 tỷ đồng (chi phí lãi vay trong kỳ lên đến 81,7 tỷ đồng). Cùng với đó, phần lãi trong công ty liên doanh liên kết cũng giảm gần 3 tỷ đồng so với quý III năm trước.
Chi phí bán hàng giảm không đáng kể trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh đến 88,4% đồng thời lợi nhuận khác ghi nhận giảm 28,1 tỷ đồng khiến HBC báo lợi nhuận trước thuế giảm 11,9% còn 267 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 204 tỷ đồng, giảm 14,3% so với số lãi quý III năm ngoái.
Tính chung 9 tháng đầu năm, dù doanh thu của HBC vẫn tăng 16,5% đạt 12.768 tỷ đồng. Tuy nhiên các chi phí phát sinh trong kỳ đều tăng trong khi lợi nhuận khác lại giảm mạnh đồng thời ghi nhận lỗ trong công ty liên doanh, liên kết, HBC báo lãi ròng sau thuế giảm 18,6% xuống 501,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 507,8 tỷ đồng.
Năm 2018, HBC đặt mục tiêu doanh thu đạt 20.680 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.068 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, HBC đã hoàn thành 62% kế hoạch doanh thu và 47% kế hoạch lợi nhuận năm.
Mới đây, HBC vừa trúng thêm 3 gói thầu mới trị giá gần 2.000 tỷ đồng. Thứ nhất là dự án xây dựng kết cấu, hoàn thiện và cơ điện dự án The Peak - Mid Town tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM.
Thứ hai là dự án thi công phần thô, hoàn thiện và hệ thống MEP dự án Swan City - East Saigon giai đoạn 1 (Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) do Công ty TNHH Thành phố Công nghiệp mới Nhơn Trạch (thuộc tập đoàn CFLD) làm chủ đầu tư.
Thứ ba là gói thầu Lập hồ sơ thiết kế Bản vẽ và Thi công kết cấu Tường vây dự án Khách sạn cao cấp Four Seasons. Đây là dự án do Intimex Việt Nam làm chủ đầu tư và có tổng giá trị hợp đồng là 60 tỷ đồng.
Tính đến hết 30/9, tổng tài sản của HBC đã tăng hơn 1.341 tỷ đồng lên 15.339 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh nhất với hơn 1.600 tỷ đồng lên mức 10.798 tỷ đồng trong đó đáng chú ý có 3.626 tỷ đồng phải thu khác hàng và 6.070 tỷ đồng phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng. Đến cuối kỳ, HBC đã trích hơn 366 tỷ đồng dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Tồn kho cũng tăng 680 tỷ đồng lên mức 1.874 tỷ đồng.
Nợ vay tài chính tính đến hết tháng quý III của HBC lên đến 5.052 tỷ đồng chiếm gần 33% tổng tài sản với nợ ngắn hạn tăng 470 tỷ đồng lên 4.749 tỷ đồng trong khi nợ dài hạn chỉ giảm 31 tỷ đồng xuống 303 tỷ đồng. Ngoài ra, HBC cũng tích lũy được hơn 519 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Tài chính của Tân Thuận IPC ra sao dưới thời ông Tề Trí Dũng? Trong năm 2015 - 2017, IPC đã đàm phán, điều chỉnh xong hợp đồng liên doanh với dự án Phú Mỹ Hưng, qua đó, đã xác nhận tỷ lệ góp vốn của IPC tại Phú Mỹ Hưng là 30%. Với điểm nhấn Phú Mỹ Hưng, kết quả kinh doanh IPC tăng vọt và ở mức cao, tiền chiếm đến 30% tổng tài sản...