Cơ hội thăng hạng vẫn mịt mù, thầy cô chuẩn bị tinh thần thi ngoại ngữ
Bộ Giáo dục đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên thì tại sao không thể miễn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng?
Do những bất cập quy định trong chùm các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về việc chuyển xếp hạng giáo viên nên suốt một thời gian dài câu chuyện về chuyển xếp hạng đã trở thành đề tài nóng hổi trên các diễn đàn giáo dục.
Nhiều người đã quên đi những thiệt thòi của những thầy cô giáo bao nhiêu năm có tấm bằng đại học, có đầy đủ các văn bằng chứng chỉ, có khá nhiều thành tích không thua gì những đồng nghiệp khác nhưng vẫn ngậm ngùi nhận mức lương trung cấp, cao đẳng từ nhiều năm nay.
Ngoại ngữ vẫn là cửa ải khó qua nhất trong kỳ thi thăng hạng giáo viên (Ảnh minh họa, nguồn: Bắc Việt, Báo Giáo dục và Thời Đại)
Những thầy cô giáo này, mới là thiệt thòi nhất và cho đến thời điểm này vẫn chưa thể biết đến khi nào các thầy cô giáo ấy mới được nhận mức lương theo văn bằng mình đã nỗ lực cả công sức và tiền bạc mới có được.
Ngày 30/11/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT Quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng, nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
So với quy định cũ trước đây, Thông tư mới cũng có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều điều bất cập đối với việc thi hoặc xét thăng hạng dẫn đến nhiều thiệt thòi cho các nhà giáo.
Cơ hội thăng hạng cho nhiều giáo viên vẫn mịt mù
Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT vẫn không khác gì những quy định cũ khi yêu cầu giáo viên đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Do không có quy định cụ thể về thời gian tổ chức kỳ thi, xét thăng hạng hàng năm mà chỉ quy định khi cơ sở giáo dục có nhu cầu, cũng vì điều này, bao năm qua nhiều địa phương không tổ chức việc thi hoặc xét thăng hạng cũng không hề vi phạm gì vì họ nói rằng mình chưa có nhu cầu.
Video đang HOT
Vì thế, đã có không ít giáo viên đã tự mình đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đã có những chứng chỉ theo quy định như ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, đã tham gia đầy đủ lớp học để dự thăng hạng do địa phương mở và cũng đã làm hồ sơ đảm bảo theo đúng yêu cầu.
Tuy thế, hết năm này đến năm khác vẫn chỉ là đợi và chờ trong vô vọng. Có những giáo viên cầm bằng đại học hơn 10 năm, mức lương trung cấp đã vượt khung nhưng vẫn không được tham gia kỳ thi, xét thăng hạng.
Khoản 4, điều 3 quy định:
4. Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trình độ ngoại ngữ vẫn là rào cản
Không phải giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là đủ điều kiện miễn thi, cũng không phải Bộ đã bỏ 2 loại chứng chỉ này là giáo viên không phải tham gia thi như một số người vẫn nhầm tưởng. Quy định giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn n goại ngữ, t in học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì chỉ số ít thầy cô mới đáp ứng được.
Điều 9. Hình thức, nội dung và thời gian thi, Nghị định số: 115/2020/NĐ-CP nêu rõ:
c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
d) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
đ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Theo những quy định này, đại đa số giáo viên không đủ điều kiện được miễn thi môn ngoại ngữ, vì thế môn học này sẽ là rào cản để chặn bước thăng hạng của nhiều thầy cô giáo.
Thi Ngoại ngữ là thử thách lớn đối với nhiều giáo viên
Năm 2019, sau 4 năm chờ đợi thì tỉnh Kiên Giang cũng tổ chức cho giáo viên nơi đây tham dự kỳ thi thăng hạng. Hàng ngàn người đổ về tỉnh thuê nhà ở để ôn thi 2 ngày với một lượng kiến thức khổng lồ. Giáo viên mất tiền lệ phí thi, tiền mua tài liệu ôn thi nhưng vào thi có người không trúng một câu nào.
Một số giáo viên nơi đây cho biết, có phòng thi khi bước ra không có một giáo viên nào qua được môn ngoại ngữ nên không được vào thi những môn tiếp theo. Có phòng may mắn cũng được vài ba người đỗ nhưng chủ yếu là những giáo viên trẻ, phần đông những thầy cô giáo trên 30 tuổi rất khó khăn khi qua cửa ải này.
Trong môi trường giáo dục, mỗi môn học đều có giáo viên phụ trách riêng. Vì thế, muốn chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao, mỗi thầy cô cần đảm nhiệm tốt môn dạy của mình. Ví như giáo viên tiểu học cần nắm chắc tất cả các môn trừ môn ngoại ngữ. Giáo viên ngữ văn đâu cần phải hiểu sâu, hiểu rõ môn toán, giáo viên thể dục cũng chẳng cần nắm rõ môn Anh văn…
Vì thế lẽ ra, thi thẳng hạng giáo viên cần tập trung nhiều vào kiến thức chuyên môn những môn học giáo viên đang giảng dạy ở trường, cần tập trung nhiều vào những kỹ năng sư phạm, cách xử lý những tình huống sư phạm trong môi trường giáo dục.
Những thầy cô giáo nào qua được những vòng thi này, cũng sẽ giúp họ nâng cao năng lực chuyên môn trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Tuy nhiên, giáo viên không thể vượt qua môn thi ngoại ngữ cũng chẳng thể có cơ hội để thể hiện năng lực chuyên môn của mình. Môn thi ngoại ngữ trở nên vô cùng quan trọng nhưng lại chẳng giúp gì cho nhiều thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy của mình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên một phần cũng vì những điều trên vì vậy tại sao không thể miễn cho giáo viên 2 môn thi này trong kỳ thi thăng hạng?
Tài liệu tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-34-2021-TT-BGDDT-tieu-chuan-xet-thang-hang-chuc-danh-giao-vien-mam-non-496392.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-115-2020-ND-CP-tuyen-dung-su-dung-quan-ly-vien-chuc-453968.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học sẽ tạo kẽ hở mua bán bằng giả
Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh việc giả kiến thức vô cùng nguy hiểm. Bằng thật nhưng là kiến thức giả do mua bán, hối lộ để có được.
Bộ Nội vụ vừa tiếp tục đề nghị các Bộ, ngành khẩn trương hướng dẫn bỏ quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, hoàn thành trước ngày 31/12 tới để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành được giao quản lý. Theo đó, không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, thay vào đó, các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ quy định về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng.
Ngày 28/10, bên lề Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng, nếu yêu cầu tất cả công chức, viên chức bình thường phải có những chứng chỉ tin học, ngoại ngữ sẽ tạo khe hở để các trung tâm đào tạo trục lợi, mua, bán bằng giả.
Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh việc giả kiến thức vô cùng nguy hiểm. Bằng thật nhưng là kiến thức giả do mua bán, hối lộ để có được. Thậm chí có kiến thức nhưng không áp dụng được thì cũng là bằng giả. Vì vậy, đại biểu cho rằng phải phân tích, đánh giá, quy định chi tiết tình trạng bằng giả hiện nay.
Đại biểu Lê Thanh Vân
Cùng quan điểm, đại biểu Trần Anh Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng yêu cầu trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học là cần thiết nhưng phải thực chất và phải đặt trong bối cảnh chiến lược đào tạo cán bộ công chức, viên chức để có quy hoạch, đào tạo, phát triển.
"Quá trình xem xét, đánh giá họ để phát triển cần phải có đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp, kiến thức cần thiết. Còn đối với cán bộ công chức bình thường không nên quy định là yêu cầu bắt buộc" - đại biểu Trần Anh Tuấn cho hay.
Cũng theo đại biểu, đối với cán bộ có ý chí, động lực phát triển, họ cũng tự nhận thức và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng đó trước khi được giới thiệu hay quy hoạch.
"Một cán bộ công chức chân chính nếu thiếu kiến thức, yêu cầu đó, hay chưa đủ điều kiện, họ có nhu cầu cần có ngay chứng chỉ, bằng cấp đó" - đại biểu Trần Anh Tuấn nói.
Áp dụng các thông tư mới, hầu hết giáo viên hạng II sẽ tụt xuống hạng III? Đừng để căn bệnh hình thức về văn bằng, chứng chỉ cứ mãi ám ảnh đối với đội ngũ nhà giáo trên cả nước. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm...