Cơ hội tăng trưởng thị trường tiếp thị ứng dụng di động
Đây cũng là cơ hội mang lại tăng trưởng thị trường tiếp thị trên nền tảng ứng dụng di động tại Việt Nam.
Với xu hướng tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng cao, cùng những thay đổi về chính sách trong tương lai hướng tới nền kinh tế không tiền mặt, các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp (DN) chủ động phát triển giải pháp tiếp thị số thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Đây cũng là cơ hội mang lại tăng trưởng thị trường tiếp thị trên nền tảng ứng dụng di động tại Việt Nam.
Tiềm năng thị trường ứng dụng tiếp thị số
Theo thống kê mới đây từ Appota (Đơn vị cung cấp các giải pháp và nền tảng cho ngành công nghiệp giải trí số tại Việt Nam) cho thấy Việt Nam có tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh lên tới 72%, cùng thói quen mua sắm và sử dụng dịch vụ trực tuyến tăng cao, đặc biệt trong và sau thời gian dịch bệnh Covid-19. Đáng chú ý, 72% tổng số lượt truy cập các trang thương mại điện tử xuất phát từ điện thoại thông minh và 53% các giao dịch mua hàng trực tuyến được thực hiện qua điện thoại.
Nhiều DN phát triển giải pháp số để tiếp cận khách hàng, ứng dụng tiếp thị trên điện thoại thông minh (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo báo cáo từ Allied Market Research cũng cho thấy thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam có thể đạt 70,9 tỷ USD vào năm 2025, là một thị trường rất tiềm năng để khai thác nhiều dịch vụ tiếp thị số dựa trên lượng khách hàng lớn.
Như vậy, với xu hướng tiêu dùng trực tuyến tăng cao, cùng những thay đổi về chính sách trong tương lai hướng tới nền kinh tế không tiền mặt, các tổ chức tài chính, ngân hàng và DN cần chủ động phát triển giải pháp số toàn diện để tiếp cận, duy trì và mở rộng khách hàng trên môi trường số, đặc biệt thông qua ứng dụng tiếp thị trên điện thoại thông minh.
Ông Đỗ Hữu Hưng- Giám đốc Acesstrade Vietnam cho biết với các giải pháp tiếp thị số thu hút người tiêu dùng thật, có tác động lan truyền đã được nhiều DN số phát triển riêng cho ngành khối tài chính, ngân hàng và các DN có nhu cầu tăng trưởng khách hàng thông qua ứng dụng di động (app). Khi các DN cung cấp các giải pháp tiếp thị số sở hữu lợi thế hệ sinh thái độc quyền gồm nhiều thương hiệu dịch vụ tiện ích như thanh toán hóa đơn, thanh toán tiện ích, ăn uống, du lịch, xem phim, mua sắm, quà tặng, đổi thưởng… sẵn sàng tích hợp với nền tảng ứng dụng của mọi DN.
Giải quyết những nút thắt trên nền tảng ứng dụng tiếp thị số
Tuy đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội để đẩy mạnh dịch vụ trên nền tảng di động, các tổ chức, DN, đặc biệt là ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn khi tổ chức và điều hành còn phụ thuộc vào hệ thống chi nhánh, các sản phẩm ngân hàng chưa thực sự được thiết kế dựa trên nhu cầu của khách hàng về sự tiện lợi khi mua sắm, du lịch, giải trí, các tiện ích thanh toán hàng ngày và trải nghiệm của khách hàng cũng chưa được chú ý.
Ông Bùi Huy Dũng- Giám đốc kinh doanh Acesstrade Vietnam cho hay thực tế cho thấy nhiều DN đặc biệt là khối ngành ngân hàng tài chính đang có một số khó khăn cản trở trong hành trình phát triển ứng dụng ngân hàng số. Đáng chú ý nhất là việc tối ưu chi phí để tìm kiếm và giữ chân khách hàng mới. Việc này khá mất công sức và cả tiền bạc, lại cần đội ngũ nhân lực rất nhiều người. Vì thế, để phát triển ngân hàng số, ngành tài chính ngân hàng nói riêng và các DN có ứng dụng tiếp thị di động nói chung đòi hỏi một giải pháp thực sự mang lại hiệu quả cao. Và quan trọng là từng người dùng mới phải là thật 100% và chất lượng luôn ở mức cao nhất.
Bà Julie Nguyễn- Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh của Omega Media đưa ra lời khuyên để việc tiếp cận người dùng thông qua bên thứ ba thì việc sở hữu ứng dụng di động sẽ giúp DN sở hữu được dữ liệu người dùng. Người dùng mới khi đưa vào trong hệ thống ứng dụng. Điều này sẽ tạo ra lợi thế khi kết hợp với các công nghệ như AI, Big Data thì chúng ta có thể biết được những điều như hành vi khách hàng, họ đang quan tâm đến những gì trong từng giai đoạn… từ đó đưa ra những chương trình giữ chân khách hàng mà không tốn nhiều chi phí cho quảng cáo.
Sống cùng ứng dụng
Ứng dụng di động ngày càng thu thập nhiều thông tin cá nhân, người dùng biết điều đó nhưng vẫn chấp nhận, thoả hiệp và cài đặt.
Dữ liệu từ App Annie cho thấy trung bình mỗi chiếc smartphone sẽ cài 60 đến 90 ứng dụng. Trong đó, 30 cái được dùng hàng tháng và một người sẽ sử dụng khoảng 9 ứng dụng mỗi ngày. Cùng với sự phổ biến của điện thoại thông minh, ứng dụng đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, từ tra cứu, chỉ đường, mua sắm đến chăm sóc sức khoẻ...
Người dùng sẵn sàng trao đổi một chút quyền riêng tư để lấy sự tiện lợi, biến thông tin cá nhân thàn món hàng được săn tìm trên Internet.
Ban đầu, người dùng thoả hiệp với các nhà phát triển về việc "trao đổi" một chút quyền riêng tư để lấy sự tiện nghi. Một ứng dụng chỉ đường yêu cầu người dùng phải cung cấp chính xác vị trí họ đang đứng để đưa ra lộ trình phù hợp nhất. Một ứng dụng hẹn hò yêu cầu được cung cấp thông tin về giới tính, năm sinh và một vài sở thích để có thể "gợi ý" những người thích hợp nhất. Nghe có vẻ rất hợp lý và người dùng đồng ý ngay với những điều khoản này.
Nhưng đến một ngày, họ phát hiện ra ứng dụng chỉ đường không chỉ truy chính xác vị trí họ đang đứng mà luôn âm thầm theo dấu mọi nơi họ đi qua, kể cả khi không có nhu cầu tìm kiếm đường đi. Người dùng nổi giận. Nhà phát triển lập tức xin lỗi kèm lời giải thích: Những gì họ làm chỉ nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dùng. Ứng dụng sẽ luôn sẵn sàng khi bạn ở bất kỳ nơi đâu. Thậm chí nó còn cá nhân hoá bản đồ của riêng bạn, biết chính xác đâu là nhà, đâu là nơi làm việc, nơi bạn thích đến... Người dùng một lần nữa lại bị thuyết phục, thậm chí họ còn cảm thấy hạnh phúc khi được những công ty toàn cầu như Google, Facebook, Amazon... chăm sóc tỉ mỉ theo đúng nghĩa "khách hàng là thượng đế".
Nhiều lần "thoả hiệp" như thế khiến người dùng dần coi việc "được" thu thập, truy cập vào những dữ liệu cá nhân là bình thường. Nhưng các nhà phát triển ứng dụng ngày càng "tham lam". Một ứng dụng hẹn hò không cần truy cập vào máy ảnh, máy ghi âm, danh bạ. Một ứng dụng nhắn tin không cần đọc tất cả nội dung được lưu trên bảng ghi tạm (clipboard) trong máy. Nhưng chúng vẫn cần quyền truy cập và đọc những thông tin ấy.
Vì sao?
Trong kỷ nguyên thế giới số, dữ liệu đã trở thành nhiên liệu của cỗ máy kinh tế trí thức. Dữ liệu người dùng giờ đây là những món hàng được rao bán công khai.
Người dùng một lần nữa tức giận, chỉ trích nặng nề nhà phát triển ứng dụng, thậm chí đâm đơn kiện, kêu gọi tẩy chay. Nhưng trớ trêu thay, họ không thể xoá ứng dụng khỏi điện thoại của mình vì đã quá lệ thuộc vào nó. Đó là lý do vì sao TikTok dù bị chính phủ Mỹ cấm nhưng vẫn phát triển như vũ bão và trở thành ứng dụng được tải nhiều thế giới. Nga gỡ bỏ lệnh cấm Telegram sau hai năm vì có cấm người dân vẫn dùng, bất chấp cảnh báo nguy hiểm.
Ứng dụng di động ban đầu là vị khách qua đường dễ thương, lâu dần trở thành ông chủ khó tính, buộc người dùng phải đánh đổi và chấp nhận chia sẻ thông tin, dữ liệu cá nhân để được sử dụng. Nắm được điểm yếu này, các công ty phát triển ứng dụng di động giờ đây "thách thức" cả những làn sóng tẩy chay.
Đại dịch Covid-19 đã phơi bày mặt tối đáng sợ hơn của các ứng dụng di động: Cài ứng dụng hoặc chết. Trung Quốc là ví dụ tiêu biểu nhất. Khi dịch bệnh bùng phát, chính phủ yêu cầu tất cả người dân phải cài một ứng dụng có tên Mã Y tế Alipay. Họ phải điền đầy đủ thông tin cá nhân, tình trạng sức khoẻ, sau đó được cấp một mã QR với các màu theo trạng thái sức khoẻ. Ứng dụng này không chỉ quyết định ai được phép đi đâu, sử dụng phương tiện gì mà còn giúp chính phủ Trung Quốc kiểm soát dịch bệnh lây lan, tránh những cái chết hàng loạt.
Không lâu sau đó, các ứng dụng theo dõi sức khoẻ tương tự xuất hiện khắp thế giới và người dân được chính phủ khuyến cáo cài đặt, thậm chí bắt buộc. Sức khoẻ, tính mạng lúc này được đặt lên bàn cân và ứng dụng di động bây giờ không còn là trò đùa.
Khi nhấn chọn chấp nhận những trang điều khoản dài dằng dặc, người dùng đã bước chân vào "cuộc chơi" với một tâm thế ngây thơ và trần trụi.
Người dùng có hai suy nghĩ đơn giản: Một là, "mình chỉ chia sẻ một phần rất nhỏ thông tin cá nhân" - nhưng những gì họ đồng ý chia sẻ và những gì nhà phát triển thu thập là hai vấn đề khác nhau. Quan trọng hơn, những mảng dữ liệu nhỏ này nếu được lắp ghép lại một cách khéo léo có thể phơi bày những gì riêng tư, thầm kín nhất mà người dùng đang cố giấu. Hai là, người dùng đang ngày càng thoả hiệp với các yêu cầu "tham lam" của các ứng dụng. Một phần vì họ cần dùng, một phần đến từ hiệu ứng đám đông, rằng cả triệu người trên thế giới giống mình thì cũng không phải sợ.
Nhu cầu người dùng với tính tiện dụng của các ứng dụng và sự tham lam của nhà phát triển như một vòng tròn. Công nghệ đang tiến rất nhanh, trong nhiều trường hợp, luật pháp không đủ mạnh mẽ để bảo vệ quyền riêng tư, thông tin cá nhân trên mạng. Các nhà phát triển ứng dụng cố gắng thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng bằng cách bảo vệ tốt hơn những dữ liệu họ đã thu thập và được yêu cầu minh bạch hoá mục đích sử dụng. Nhưng người dùng phải có trách nhiệm hơn với thông tin cá nhân của mình. Mỗi người cần hiểu rõ đâu là thông tin nên chia sẻ trên không gian ảo và ứng dụng nào thì nên cài đặt, ứng dụng nào thì không.
Nóng: TikTok vừa bị cấm tại một trong những thị trường lớn nhất của mình Cùng TikTok, hơn 50 ứng dụng khác từ Trung Quốc, cũng bị Ấn Độ cấm trong đợt này. Trang Business Insider mới đây bất ngờ cho biết Ấn Độ đã cấm hàng chục ứng dụng Trung Quốc, bao gồm cả ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok, để "đảm bảo sự an toàn và chủ quyền của Ấn Độ trên không gian mạng."...