Cơ hội quyết định an ninh toàn cầu
Các cuộc họp sẽ diễn ra ở Bắc Kinh, Washington và Vancouver trong tuần này
Dư luận toàn cầu đang tập trung dõi theo 2 sự kiện quan trọng sẽ diễn ra vào ngày 30-1 tới: cuộc gặp gỡ giữa 5 cường quốc hạt nhân lớn trên thế giới – Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp – ở Bắc Kinh và vòng đàm phán thương mại cấp cao mới giữa Trung Quốc và Mỹ ở Washington.
Hội nghị câu lạc bộ hạt nhân P5 diễn ra ở Bắc Kinh đặc biệt thu hút sự chú ý bởi kết quả của nó có thể ảnh hưởng đến nỗ lực ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân khắp hoàn cầu. Ngày 24-1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh xác nhận “sự giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân và việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình” sẽ là các vấn đề được thảo luận trong chương trình nghị sự của P5. “Đề tài sẽ là củng cố sự phối hợp 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nói trên và bảo vệ cơ chế Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” – bà Hoa nhấn mạnh.
Ngoài ra, bà Hoa Xuân Oánh cho biết tình trạng bất ổn và bấp bênh ngày càng tăng trong “c ảnh quan an ninh quốc tế” đặt “các mối quan hệ và trách nhiệm chính của quốc gia vào tầm ngắm”. Bà nói: “Chúng tôi tin rằng đối với 5 quốc gia vũ khí hạt nhân này, tăng cường phối hợp và hợp tác, xử lý đúng đắn các điểm khác biệt và cùng nhau giữ vững hòa bình, an ninh và ổn định quốc tế có tầm ảnh hưởng đáng kể”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và các lãnh đạo quân đội Nga theo dõi vụ phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh Avangard hôm 26-12-2018. Ảnh: RIA NOVOSTI
Đại diện phía Nga tham dự hội nghị năm nay là Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov trong khi Mỹ cử Thứ trưởng Ngoại giao Andrea Thompson. Tại hội nghị xem xét lại Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân mới nhất ở New York vào năm 2015, các nước thành viên đã không đạt được thỏa thuận về cách thúc đẩy hiệp ước.
Video đang HOT
Ông Triệu Dũng, chuyên gia về chương trình chính sách hạt nhân tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie – Tsinghua, cho biết cuộc gặp gỡ ở Bắc Kinh lần này cũng sẽ đặt nền tảng cho hội nghị xem xét lại hiệp ước diễn ra 5 năm một lần vào năm 2020. “Hội nghị năm 2015 đã không thành công khi nó không thể ban hành tuyên bố chung. Nếu hội nghị năm 2020 lại không thành công nữa, có nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn về không phổ biến vũ khí hạt nhân” – chuyên gia Triệu nhận định.
Theo chuyên gia này, bình luận của bà Hoa cho thấy rằng cuộc họp vào tuần tới cũng sẽ là một cơ hội mang tính quyết định để Nga và Mỹ thảo luận những khác biệt của họ về Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ rút lui. Ông Triệu lo ngại nếu INF bị hủy bỏ, Hiệp ước New START – Moscow và Washington ký kết năm 2010 về giảm bớt vũ khí hạt nhân – cũng sẽ bị lung lay… và đó sẽ là một xu thế rất nguy hiểm.
Trong khi đó, nhiều cặp mắt sẽ đổ dồn về Washington để theo dõi xem liệu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin có đạt được thỏa thuận thương mại với phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu hay không.
Ngoài ra, ngày 30-1 cũng là thời hạn chót phía Mỹ đưa ra về việc dẫn độ Giám đốc tài chính Công ty Viễn thông Trung Quốc Huawei, bà Sabrina Meng Wanzhou, từ Canada về Mỹ liên quan đến những vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ. Vụ bắt giữ bà Meng – ở Vancouver hồi tháng 12-2018, không chỉ làm gia tăng căng thẳng quan hệ Trung – Mỹ mà còn phá hỏng mối quan hệ của Trung Quốc với Canada.
Mỹ – Trung chạy nước rút
Phái đoàn cấp cao Mỹ – Trung Quốc sẽ họp tại Washington từ ngày 30-1 nhằm tìm kiếm thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại khi thời hạn “đình chiến” chỉ còn 1 tháng.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ dẫn đầu phái đoàn 30 quan chức theo lời mời của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer. Trước thềm vòng đàm phán mới, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross hôm 24-1 cho rằng Washington và Bắc Kinh vẫn “giậm chân tại chỗ” trong cuộc đàm phán thương mại, đồng thời cảnh báo không kỳ vọng nhiều về việc đạt được giải pháp cuối cùng trong cuộc thảo luận tuần này. Trước đó, Washington đã nhấn mạnh điều kiện chấm dứt chiến tranh thương mại gồm việc Trung Quốc phải đồng ý với những cải cách “cấu trúc” sâu rộng trong hoạt động thương mại, hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào thị trường và ngăn nạn đánh cắp công nghệ Mỹ thông qua tấn công mạng cũng như cưỡng ép chuyển giao tài sản sở hữu trí tuệ. Hồi đầu tháng này, giới chức Bắc Kinh cho thấy họ sẵn sàng giảm tình trạng mất cân bằng thương mại với Mỹ nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy phía Washington sẽ nới lỏng những đòi hỏi cứng rắn.
Theo trang Bloomberg, trong trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận nào trước ngày 1-3, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ tăng thuế từ 10% đến 25% lên 200 tỉ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Chưa dừng lại đó, căng thẳng giữa 2 bên có nguy cơ phức tạp hơn khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhiều khả năng bắt đầu mở cuộc điều tra trong ngày 28-1 về việc chính quyền ông Trump đã áp thuế lên 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc trước đó.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc yêu cầu tiến hành điều tra về vấn đề này sau khi đề nghị hồi tháng trước bị Mỹ phủ quyết. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không thể kỳ vọng kết quả cuộc điều tra sẽ sớm được công bố bởi vẫn còn hàng loạt tranh chấp tại WTO chưa được giải quyết. Đến nay, có khoảng 23 tranh chấp thương mại chống lại Mỹ được đưa ra WTO, trong đó có khiếu nại của Liên minh châu Âu (EU) về việc Washington áp thuế lên mặt hàng nhôm và thép xuất khẩu.
Theo khiếu nại của Trung Quốc, việc Mỹ áp đặt thuế lên nước này bị cho là vi phạm các điều khoản WTO vì chênh lệch với mức áp thuế chung mà Washington đặt ra đối với tất cả thành viên khác của WTO. Trong khi đó, nền kinh tế số 1 thế giới cho rằng vấn đề thuế quan nằm ngoài quyền hạn giải quyết của WTO bởi chúng không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều lệ cụ thể nào.
Xuân Mai
LỤC SAN
Theo Nguoilaodong
Trung Quốc yêu cầu Mỹ hủy lệnh bắt bà Mạnh Vãn Châu
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 22.1 đã yêu cầu Mỹ hủy bỏ lệnh bắt bà Mạnh Vãn Châu, vốn đang làm quan hệ giữa Canada với Bắc Kinh sứt mẻ.
Bà Hoa Xuân Oánh - Ảnh: Internet
Theo bà Hoa Xuân Oánh, vụ bắt giữ bà Mạnh, người thừa kế của tập đoàn Huawei đã làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ giữa Bắc Kinh với Ottawa.
Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng trường hợp của bà Mạnh là nằm ngoài hiệp ước dẫn độ giữa Canada và Mỹ, và vi phạm "sự an toàn, quyền lợi hợp pháp của công dân Trung Quốc".
Bà Hoa nhấn mạnh rằng Trung Quốc yêu cầu Mỹ rút lệnh bắt giữ đối với Mạnh và "không đưa ra yêu cầu dẫn độ bà Mạnh chính thức cho phía Canada".
Tuyên bố của bà Hoa Xuân Oánh được đưa ra sau khi hơn 100 học giả và cựu nhà ngoại giao đã ký một lá thư kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho hai người Canada bị Trung Quốc giam giữ sau khi bà Mạnh bị Canada bắt. Các học giả này tin những vụ bắt giữ này là để trả đũa Canada vì đã bắt bà Mạnh. Tổng cộng có 20 nhà ngoại giao từ 7 nước và 100 học giả từ 19 nước đã ký bức thư này.
Trong khi đó, theo báo Globe and Mail của Canada thì Mỹ đang có kế hoạch chính thức yêu cầu Canada dẫn độ bà Mạnh sang nước này để buộc tội bà Mạnh phạm tội đánh lừa các ngân hàng Mỹ về các giao dịch của Huawei ở Iran.
Ái Vi (theo Time)
Theo Motthegioi.vn
Sợ Nga, Mỹ gấp rút phát triển loạt vũ khí siêu thanh Mỹ được cho là đang gấp rút ưu tiên phát triển các vũ khí siêu thanh vì lo sợ các vũ khí loại này của Nga có thể giúp nước này giành hết ưu thế trong khu vực. Mỹ được cho là thua xa Nga trong lĩnh vực phát triển vũ khí siêu thanh Theo báo Anh Daily Star, các quan chức hàng...