Cơ hội mua rẻ cổ phiếu?
Nội tại doanh nghiệp và câu chuyện kết quả kinh doanh quý 3/2018 tiếp tục là động lực chính để kích hoạt lực cầu bắt đáy khi các cổ phiếu đã giảm giá quá sâu, những nhịp điều chỉnh mạnh luôn xuất hiện cơ hội để mua rẻ cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch thứ sáu (26/10) với kết quả lợi nhuận quý 3/2018 thất vọng đến từ Amazon và Alphabet với doanh thu thấp hơn dự báo.
Việc giảm mạnh về lợi nhuận của các doanh nghiệp cho thấy hàng rào thuế quan, sự gia tăng tiền lương và chi phí đi vay, cũng như lo ngại về các sự kiện địa chính trị đã tác động tiêu cực đến những doanh nghiệp như thế nào, điều này đã khiến thị trường lo sợ và các cổ phiếu đồng loạt bị bán tháo.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ sáu (26/10), chỉ số Dow Jones giảm 296,24 điểm (-1,19%) xuống mốc 24.688 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 46,88 điểm (-1,73%) xuống 2.659 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 151,12 điểm (-2,07%) xuống mốc 7.167 điểm.
Tính chung cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm 3%, chỉ số S&P 500 giảm 4% và chỉ số Nasdaq Composite giảm 3.8%.
Giá dầu WTI phục hồi trong phiên giao dịch ngày thứ sáu (26/10) và đóng cửa ở mốc 67,59 USD/ thùng ( 0,4%). Giá dầu Brent đóng cửa ở mốc 77,62 USD/ thùng ( 1%). Sự gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã tăng nguồn cung dầu, thêm vào đó, đà bán tháo của thị trường chứng khoán toàn cầu có thể sẽ khiến giá dầu sụt giảm mạnh.
Tâm lý thận trọng tăng cao, lực mua suy yếu
Thị trường chung tiếp tục xu hướng giảm điểm trong tuần qua với áp lực bán kéo dài, tâm lý thoát hàng bằng mọi giá với động thái bán tháo trên toàn bộ các nhóm cổ phiếu như: large cap, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, dầu khí. Áp lực bán từ khối ngoại và tâm lý thận trọng của khối nội khiến lực mua suy yếu, thất bại trong việc phục hồi và lấy lại điểm số đã mất.
Nhóm cổ phiếu large cap duy trì đá bán kéo dài suốt cả tuần giao dịch tập trung ở các cổ phiếu: VIC, VJC, ROS, SAB, GAS, FPT, MSN, MWG. Tín hiệu phục hồi ở phiên cuối tuần đến từ các cổ phiếu: PLX, VNM, HSG, DPM, BMP.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo mạnh trong tuần với đà bán tập trung ở các cổ phiếu là: VCB, CTG, BID, ACB, TCB, ACB, STB, SHB. Tuy nhiên, một số cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì được lực cầu tích cực và đóng cửa trong sắc xanh ở phiên cuối tuần là: MBB, LPB, HDB, BAB, TPB
Nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục xu hướng giảm theo nhịp giảm chung của toàn thị trường với đà bán tập trung vào các cổ phiếu HCM, SSI, VCI, VND.
Nhóm cổ phiếu dầu khí duy trì tình trạng bán tháo cả tuần qua với đà bán tập trung ở các mã chủ chốt là: GAS, PVS, PVD, PVB, PXS, OIL, BSR, POW. Xu hướng giảm của giá dầu thế giới là yếu tố chính tác động tiêu cực đến nhóm cổ phiếu dầu khí, dự kiến tình trạng này vẫn tiếp tục duy trì.
Khối ngoại mua ròng 9 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 16,5 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực bán của khối ngoại là NVL (bán ròng 44,43 tỷ đồng), VHM (bán ròng 40,35 tỷ đồng), VIC (bán ròng 29,41 tỷ đồng), E1VFVN30 (bán ròng 20,18 tỷ đồng), MSN ( bán ròng 12,14 tỷ đồng). Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng GMD (mua ròng 38,40 tỷ đồng), VNM (mua ròng 26,50 tỷ đồng), BID (mua ròng 24,70 tỷ đồng), PLX (mua ròng 13,74 tỷ đồng), VRE (mua ròng 13,43 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ sáu (26/10), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 900,82 điểm, giảm 9,35 điểm (-1,03%), giá trị giao dịch đạt 3,2 nghìn tỷ đồng với 121 mã tăng giá, 47 mã tham chiếu và 176 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 101,79 điểm, giảm 1,31 điểm (-1,27%), giá trị giao dịch đạt 451,56 tỷ đồng với 59 mã tăng, 69 mã tham chiếu, 69 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 51,13 điểm, giảm 0,16 điểm (-0,32%) với giá trị giao dịch đạt 216,65 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, chỉ số VN-Index kéo dài xu hướng giảm điểm trong 1 tuần và đã có lúc xuyên thủng mốc 900 điểm, chỉ số liên tục tạo gap cho thấy tâm lý thoát hàng và đôi khi có sự hoảng loạn của nhà đầu tư. các chỉ số về động lượng RSI, ADX đã chạm vùng quá bán và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Thị trường tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đến từ bên ngoài như TTCK Mỹ và các nước trong khu vực, điều này có thể tiếp tục diễn ra khiến các chỉ số và giá các cổ phiếu giảm sâu. Tuy nhiên, nội tại doanh nghiệp và câu chuyện kết quả kinh doanh quý 3/2018 tiếp tục là động lực chính để kích hoạt lực cầu bắt đáy khi các cổ phiếu đã giảm giá quá sâu, những nhịp điều chỉnh mạnh luôn xuất hiện cơ hội để mua rẻ cổ phiếu.
Chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index đồng loạt giảm điểm. Hợp đồng tháng 11/2018 (VN30F1811) đóng cửa ở mốc 870 điểm và hợp đồng tháng 12/2018 (VN30F1812) đóng cửa ở mốc 872 điểm, hợp đồng tháng 3/2019(VN30F1903) đóng cửa ở mốc 871 điểm, hợp đồng tháng 6/2019( VN30F1906) đóng cửa ở mốc 873 điểm.
Đà bán tập trung ở các nhóm cổ phiếu chủ chốt trong rổ VN30-Index và xu hướng giảm giá chung của toàn thị trường tiếp tục ảnh hưởng đến các hợp đồng phái sinh. Ngoài ra, các hợp đồng phái sinh bị bán mạnh để phòng hộ cho danh mục cơ sở và đầu cơ trong ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể mở vị thế bán (go short) các hợp đồng phái sinh và đóng vị thế ngay trong ngày để giảm thiểu rủi ro.
THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi.vn
Chứng khoán ngày 23/10: Tâm lý thị trường lưỡng lự, các nhóm cổ phiếu tiếp tục phân hóa
Tâm lý lưỡng lự khiến giá các cổ phiếu tiếp tục giằng co, và khi không còn lực cầu duy trì thì đà bán tháo sẽ diễn ra, thị trường có thể tiếp tục phân hóa hoặc giảm điểm.
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều
Các chỉ số chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch thứ hai (22/10) với đà giảm điểm của các nhóm cổ phiếu tài chính và năng lượng, trong khi đó nhóm cổ phiếu công nghệ đã phục hồi sau chuỗi ngày giảm giá.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ hai (22/10), chỉ số Dow Jones giảm 126,93 điểm (-0,5%) xuống mốc 25.317 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11 điểm (-0,43%) xuống 2.756 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 19,60 điểm ( 0,26%) lên mốc 7.469 điểm.
Giá dầu WTI tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ hai (22/10) và đóng cửa ở mốc 68,47 USD/ thùng ( 0,7%). Giá dầu Brent đóng cửa ở mốc 79,78 USD/ thùng ( 0,6%). Các nhà kinh doanh dầu thô tin rằng lệnh trừng phạt đối với Iran, dự trữ dầu nội địa tăng và những căng thẳng của Mỹ và Ả rập xê út có thể khiến giá dầu giảm xuống dưới 65 USD / thùng.
Tâm lý thị trường trở nên lưỡng lự, các nhóm cổ phiếu tiếp tục phân hóa
Thị trường chung tiếp tục xu hướng giằng co với thanh khoản duy trì ở mức thấp, tâm lý thoát hàng vẫn duy trì khiến các cổ phiếu không thể tiếp tục phục hồi và hình thành xu hướng tăng giá mới. Nhiều cổ phiếu bị bán quyết liệt và đóng cửa ở mức giá sàn như: VND, DIG, TCM, HVG.
Các cổ phiếu large cap tiếp tục phân hóa, các cổ phiếu kéo chỉ số VN-index giảm điểm là VJC, VNM, ROS, MSN, MWG, PLX, PNJ. Trong khi đó, các cổ phiếu tiếp tục duy trì sắc xanh là: VRE, SAB, NVL, FPT.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì tình trạng phân hóa, các cổ phiếu giảm điểm là: VCB, TCB, STB, LPB, CTG, ACB, VPB trong khi đó các cổ phiếu ngân hàng khác vẫn duy trì lực cầu là: BID, MBB, TPB, HDB.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục bị bán mạnh cùng với đà giảm của thị trường, áp lực bán tập trung vào các cổ phiếu HCM, SSI, VCI. Đặc biệt, VND đóng cửa ở mức giá sàn 18.500 đồng/ cổ phiếu (-6,8%) sau khi ra tin LNST 9T2018 lũy kế chỉ đạt 329,8 tỷ đồng, giảm 2,9% so với cùng kỳ, hoàn thành 48,5% kế hoạch năm.
Nhóm cổ phiếu dầu khí đóng vai trò giữ nhịp thị trường, tuy nhiên lực cầu chỉ xuất hiện ở 1 số mã cổ phiếu như: GAS, PVS, PVC, OIL, BSR..
Khối ngoại bán ròng 87,6 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 42,4 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực bán của khối ngoại là VJC (bán ròng 132 tỷ đồng), GAS (bán ròng 11,7 tỷ đồng), HPG (bán ròng 11,36 tỷ đồng), DIG (bán ròng 10,43 tỷ đồng), PDR ( bán ròng 9,69 tỷ đồng). Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng BID (mua ròng 87,1 tỷ đồng), HBC (mua ròng 21,45 tỷ đồng), DXG (mua ròng 14,56 tỷ đồng), MSN (mua ròng 10,09 tỷ đồng), SBT (mua ròng 8,72 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ hai (22/10), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 953,51 điểm, giảm 4,85 điểm (-0,51%), giá trị giao dịch đạt 3,6 nghìn tỷ đồng với 110 mã tăng giá, 47 mã tham chiếu và 183 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 107,55 điểm, giảm 0,55 điểm (-0,51%), giá trị giao dịch đạt 466 tỷ đồng với 60 mã tăng, 59 mã tham chiếu, 85 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 52,42 điểm, giảm 0,05 điểm (-0,09%) với giá trị giao dịch đạt 362,81 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, chỉ số VN-Index tiếp tục biến động với xu hướng giảm điểm, các chỉ số về động lượng thị trường như RSI, ADX tiếp tục đi ngang cho thấy xu hướng đã yếu dần và chưa rõ ràng. Tâm lý lưỡng lự khiến giá các cổ phiếu tiếp tục giằng co, và khi không còn lực cầu duy trì thì đà bán tháo sẽ diễn ra, thị trường có thể tiếp tục phân hóa hoặc giảm điểm.
Chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index diễn biến trái chiều. Hợp đồng tháng 11/2018 (VN30F1811) đóng cửa ở mốc 921,5 điểm và hợp đồng tháng 12/2018 (VN30F1812) đóng cửa ở mốc 920,8 điểm, hợp đồng tháng 3/2019(VN30F1903) đóng cửa ở mốc 921,5 điểm, hợp đồng tháng 6/2019( VN30F1906) đóng cửa ở mốc 927,8 điểm.
Tâm lý chung toàn thị trường tiếp tục thận trọng với thanh khoản giảm và giữ ở mức thấp. Mức độ e ngại rủi ro của nhà đầu cơ hợp đồng phái sinh khiến các chỉ số của hợp đồng này đồng loạt giảm điểm, nhà đầu cơ có thể mở vị thế bán (go short) các hợp đồng phái sinh.
THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi.vn
Chứng khoán ngày 12/9: Tâm lý thị trường đã ổn định trở lại Chỉ số VN-Index đã chinh phục ngưỡng kháng cự tại đường SMA (100) ngày với sự đồng thuận của các dòng cổ phiếu và lực cầu đến từ khối ngoại. Dòng tiền quay lại thị trường và chấp nhận mặt bằng giá cao sau quá trình tích lũy khiến thị trường bùng nổ cho thấy tâm lý thị trường đã ổn định trở...