Cơ hội mới của Liên bang Nga ở châu Á
Sự phát triển về kinh tế và nhu cầu công nghệ, nguồn lực của các quốc gia châu Á đã khiến Liên bang Nga xem châu Á như một đối tác chiến lược quan trọng.
Chính sách “hướng Đông” của Moskva không chỉ nhằm củng cố an ninh mà còn để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu đang phát triển.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc hội đàm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của Tiến sĩ Khoa học Timofey Bordachev, Giám đốc Chương trình của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai và là thành viên Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga (RIAC), trong hàng trăm năm qua, phương Tây luôn chiếm vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.
Điều này không phải ngẫu nhiên mà bởi các trung tâm hành chính và công nghiệp chính của Liên bang Nga đều nằm gần châu Âu. Mỗi quốc gia đều ưu tiên các khu vực địa lý mà tại đó các mối đe dọa chính đối với lợi ích cơ bản của mình phát sinh và Moskva cũng không ngoại lệ.
Đối với Liên bang Nga, châu Á trước đây không phải là một khu vực quan trọng về mặt địa chính trị. Kể từ giữa thế kỷ 13, không có cuộc xâm lược quân sự nào vào lãnh thổ Liên bang Nga đến từ châu Á. Không một cường quốc nào ở khu vực này coi việc chống lại Nga là động lực chính trong chính sách đối ngoại. Hơn nữa, không có liên minh quân sự-chính trị nào ở châu Á có sự gắn kết nội bộ nhằm chuẩn bị đối đầu với Liên bang Nga.
Trong lịch sử, sự phát triển vùng phía Đông của Liên bang Nga luôn được coi là thứ yếu so với các ưu tiên an ninh quốc gia. Chỉ đến đầu thế kỷ 20, khi Đế quốc Nhật Bản trở thành mối đe dọa, Liên bang Nga mới bắt đầu chú ý nhiều hơn đến khu vực này.
Video đang HOT
Sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Liên bang Nga và châu Á diễn ra từ từ nhưng rõ rệt. Liên bang Nga bắt đầu tăng cường hệ thống giao thông và hậu cần kết nối với các khu vực châu Âu và châu Á. Về chính sách đối ngoại, việc hợp tác với các đối trọng khu vực của Trung Quốc được tăng cường. Sự hiện diện quân sự trực tiếp ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á cũng được mở rộng.
Trong 15 năm trở lại đây, quan điểm của Liên bang Nga về châu Á đã thay đổi đáng kể. Động lực chính là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của các quốc gia châu Á và khả năng cung cấp công nghệ, nguồn lực mà Liên bang Nga cần. Châu Á dần được coi như một đối tác thay thế cho châu Âu trong quá trình hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Các sự kiện gần đây đã chứng minh tiềm năng của châu Á, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng – nơi Liên bang Nga sở hữu lợi thế cạnh tranh với trữ lượng tài nguyên hóa thạch lớn nhất thế giới. Chính sách “hướng Đông” của Liên bang Nga không còn được định hình bởi các mối lo ngại quân sự và chính trị, mà là sự chủ động tham gia vào một khu vực đang phát triển năng động.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc, theo nhận định của cố Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, còn quan trọng hơn cả sự kết thúc Chiến tranh Lạnh. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, Trung Quốc đã là “thỏi nam châm” kéo các quốc gia châu Á khác cùng phát triển. Liên bang Nga, với tư cách là một cường quốc toàn cầu, đang gia tăng hiện diện tại châu Á không chỉ đơn thuần là mở rộng thị trường, mà còn nhằm đặt mình vào trung tâm của nền chính trị và kinh tế thế giới.
Việc Liên bang Nga tham gia các nền tảng và diễn đàn khu vực, không ngừng nâng cao mức độ và chất lượng các mối quan hệ chính thức với các quốc gia châu Á, cho thấy một chiến lược dài hạn. Các quốc gia châu Á ngày càng trở nên tích cực trong các cuộc thảo luận toàn cầu. Họ coi Liên bang Nga là một cường quốc có tiếng nói quan trọng. Ví dụ như Malaysia, quốc gia hiểu rằng để thoát khỏi di sản thuộc địa cần phải tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Nhóm BRICS , nơi Liên bang Nga đóng vai trò quan trọng, được coi như một “động cơ” tiềm năng cho sự hội nhập của các quốc gia này vào liên minh chính trị thế giới. Bài học từ sự trỗi dậy và suy tàn của Nhật Bản trong các thập niên 1970-1980 đã cho thấy: những thành tựu kinh tế đơn thuần không đủ để trở thành một cường quốc. Không một quốc gia châu Á lớn nào muốn lặp lại vết xe đó.
Như vậy, Tiến sĩ Bordachev cho rằng sự hiện diện của Liên bang Nga tại châu Á không chỉ là một lựa chọn chiến lược, mà còn là một tất yếu trong bối cảnh địa chính trị mới. Liên bang Nga đang chuyển mình từ một cường quốc châu Âu sang một cường quốc đa chiều, với tâm điểm ngày càng nghiêng về phía Đông, nơi các động lực phát triển toàn cầu đang dần hình thành.
Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS củng cố vị thế của Nga
Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS đang củng cố vai trò của Nga trong khu vực và trên toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan không chỉ là một cơ hội để tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên mà còn mở ra những triển vọng mới cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á.
Biểu tượng Nhóm BRICS cùng quốc kỳ các nước thành viên và các nước được mời gia nhập nhóm. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tờ Izvestia của Nga ngày 21/9 bình luận rằng sự quan tâm ngày càng lớn của các quốc gia Đông Nam Á đối với BRICS (với các nước thành viên ban đầu là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) đang củng cố vị thế của Nga trên trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu đầy biến động. Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan (Nga) sắp tới, đã thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia, cho thấy khối này đang trở thành một điểm tựa chiến lược quan trọng đối với khu vực.
BRICS hiện đang nổi lên như một tổ chức quốc tế mở, tạo điều kiện cho sự tham gia của các quốc gia bên ngoài nhóm. Điều này giúp các nước Đông Nam Á tìm kiếm các giải pháp thay thế cho áp lực kinh tế và chính trị từ phương Tây. Trong bối cảnh này, các quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng lớn trong việc khai thác cơ hội từ BRICS để thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ lợi ích quốc gia trên trường quốc tế.
Lợi ích kinh tế và chính trị của Nga
Sự quan tâm của các quốc gia Đông Nam Á đối với BRICS không chỉ mang lại lợi ích cho khu vực này mà còn góp phần củng cố vị thế của Nga. Chuyên gia Alexander Popov từ Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, BRICS là một công cụ quan trọng để Nga thúc đẩy lợi ích chính trị và kinh tế của mình trong khu vực. Sự tương tác với các nước Đông Nam Á thông qua BRICS sẽ giúp Nga vượt qua các hạn chế do phương Tây áp đặt và mở rộng ảnh hưởng toàn cầu.
Do đó, BRICS không chỉ là một nền tảng hợp tác đa phương mà còn là cơ hội để Nga phát triển mạng lưới kinh tế và chính trị với các quốc gia nằm ở vị trí chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Pavel Shaternikov, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, nhấn mạnh rằng việc tăng cường hợp tác giữa BRICS và Đông Nam Á sẽ giúp thúc đẩy phát triển hậu cần, cơ sở hạ tầng và thương mại trong toàn khu vực châu Á.
Đối với Nga, điều này đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường mục tiêu và củng cố chuỗi giá trị, tạo ra những cơ hội kinh tế mới trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Có thể nói, BRICS không chỉ được biết đến như một tổ chức mở mà còn đại diện cho các nguyên tắc công bằng, bình đẳng và minh bạch, tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác đa phương. Tại diễn đàn Quốc hội BRICS lần thứ 10 vào tháng 7/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh rằng những nguyên tắc này là nền tảng đoàn kết các quốc gia BRICS. Đây là lý do quan trọng khiến các nước Đông Nam Á coi BRICS là một lựa chọn hấp dẫn thay thế cho áp lực từ phương Tây.
Triển vọng hợp tác giữa BRICS và Đông Nam Á
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không chỉ nhìn nhận BRICS như một nền tảng hợp tác kinh tế mà còn là cơ hội để giảm bớt sự phụ thuộc vào các cấu trúc tài chính và chính trị phương Tây. Với sự hiện diện của Trung Quốc, đối tác chiến lược quan trọng của nhiều nước Đông Nam Á, BRICS mang lại một giải pháp thay thế hấp dẫn cho sự thống trị của phương Tây. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển của khu vực, vốn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ các thành viên BRICS như Trung Quốc và Nga.
Từ góc độ chiến lược, tiềm năng tăng cường hợp tác giữa BRICS và Đông Nam Á là vô cùng lớn. Khu vực Đông Nam Á nằm ở vị trí địa lý chiến lược giữa hai cường quốc lớn của BRICS là Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hành lang kinh tế, cơ sở hạ tầng và mạng lưới hậu cần kết nối toàn khu vực châu Á. Việc tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn củng cố vai trò của BRICS như một trung tâm hợp tác toàn cầu.
Các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia đang ngày càng nhận thấy giá trị của việc tham gia vào BRICS để tìm kiếm những giải pháp thay thế trong bối cảnh sự cạnh tranh và xung đột địa chính trị ngày càng leo thang. Đối với Nga, việc tăng cường quan hệ với Đông Nam Á thông qua BRICS không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn củng cố vị thế chính trị của mình trong khu vực và trên trường quốc tế.
Đồng tiền chung của BRICS: Khả thi hay không? Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cảnh cáo áp đặt mức thuế 100% lên hàng hóa nhập khẩu từ thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (BRICS) nếu họ tạo đồng tiền chung. Vậy trên thực tế, liệu việc tạo đồng tiền chung của BRICS có khả thi? Đề xuất tạo đồng tiền chung Quốc...