Cơ hội khẳng định vị thế gạo Việt Nam
Xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến cả năm 2020 chỉ đạt 6,5 triệu tấn. Nhiều khả năng, Việt Nam có thể vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Một điểm đáng mừng hơn là thời gian vừa qua, có thời điểm giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam vượt Thái Lan do nhu cầu thế giới tăng cao và chất lượng gạo của Việt Nam đang tốt lên.
Bốc xếp gạo xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Bangladesh tại cảng Sài Gòn. Ảnh: TTXVN
Cùng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU ( EVFTA) đã có hiệu lực từ đầu tháng 8, việc EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm với thuế suất 0%, được xem là cơ hội để gạo Việt Nam, đặc biệt là gạo chất lượng cao khẳng định vị thế, thương hiệu trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung.
Mỗi năm EU tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn gạo. Nhưng Việt Nam mới xuất khẩu vào thị trường này được khoảng trên 20.000 tấn/năm do thuế suất nhập khẩu gạo vào EU cao, nên gạo Việt Nam khó cạnh tranh được với gạo của các nước khác như Thái Lan, Hoa Kỳ, Australia được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan lớn và các nước kém phát triển như Lào, Campuchia, Myanmar được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.
Với xu thế sử dụng gạo ở EU đang tăng lên đáng kể do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây, trong khi so với hạn ngạch EU cấp khi EVFTA có hiệu lực, dư địa cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam còn rất lớn, nhất là khi thuế chỉ còn 0%.
Sớm nắm bắt cơ hội này, Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã triển khai đóng lô gạo đầu tiên xuất khẩu vào EU với mức thuế suất 0%. Công ty đã ký hợp đồng bán gạo với 3 khách hàng của Cộng hòa Liên bang Đức với tổng khối lượng lên đến 3.000 tấn. Trong đợt giao lô hàng lần đầu tiên, đơn vị này sẽ giao khoảng 150 tấn gạo với 2 loại gạo thơm là ST20 và Jasmine; trong đó, gạo ST20 được bán với giá trên 1.000 USD/tấn và gạo Jasmine có giá trên 600 USD/tấn.
Xu hướng tiêu dùng thực phẩm của EU là lựa chọn những sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao, sạch và an toàn cho sức khỏe. Với hướng đi gạo thơm, chất lượng cao, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bán được với giá trên 1.000 USD/tấn, mang tới sắc màu mới cho bức tranh xuất khẩu gạo Việt Nam.
Điển hình trong tháng 7 vừa qua, Công ty Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) – thành viên Tập đoàn PAN đã xuất khẩu gạo VJ Pearl Rice và gạo thơm RVT sang Hà Lan và Cộng hòa Czech với giá 1.040 USD/tấn. Đây cũng là những sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam đầu tiên nhập khẩu chính ngạch vào thị trường này. Các sản phẩm gạo chất lượng cao này đều được sử dụng giống bản quyền của Việt Nam, gieo trồng, thu hoạch và chế biến đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe từ xây dựng vùng trồng đến sản phẩm cuối cùng.
Với hạn ngạnh ưu đãi thuế 80.000 tấn, các doanh nghiệp cho rằng đây không phải là sản lượng lớn. Tuy nhiên, để xuất khẩu được vào thị trường này đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng.
Ông Nguyễn Quang Trường, Tổng giám đốc Vinaseed cho biết, nắm bắt yêu cầu về các điều kiện, tiêu chuẩn xuất gạo vào EU rất cao, Vinaseed đã chủ động ngay từ các khâu ban đầu như: chọn giống phù hợp; quy hoạch vùng sản xuất bền vững, truy xuất rõ ràng; đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng với hệ thống quản trị chất lượng đạt chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm ISO, HACCP, FSSC22000 và có hệ thống cung ứng, phân phối bền vững.
Với hơn 50 năm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, Vinaseed có được các đối tác tin cậy như các tập đoàn lớn, các viện nghiên cứu, công ty trong lĩnh vực giống cây trồng và nông sản trên thế giới và trong nước. Qua đó, công ty có các thông tin về đối tác nhập khẩu uy tín và có nhu cầu. Cộng với cơ hội từ EVFTA, Vinaseed đã làm việc cụ thể với các đối tác về kế hoạch mở rộng thị phần và xâm nhập sâu hơn vào thị trường EU.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu gạo 7 tháng đạt 3,9 triệu tấn, trị giá 1,9 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng và nhưng tăng 10,9% về giá trị với cùng kỳ năm 2019. Đây cũng là mặt hàng tuy có khối lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng khá nhờ giá xuất khẩu tăng cao, bình quân đạt 488 USD/tấn.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, về chủng loại xuất khẩu, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 38% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 38%… áng chú ý, đối với gạo trắng thì gạo phân khúc chất lượng thấp chỉ còn chiếm tỷ trọng hơn 2% tổng lượng gạo xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo Việt Nam liên tục tăng trưởng, trong khi đó, Thái Lan dự kiến cả năm 2020 chỉ đạt 6,5 triệu tấn. Dự báo, Thái Lan nhiều khả năng sẽ bị tụt từ vị trí thứ 3 xuống thứ 5 trong danh sách các nhà xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập niên tới.
Tuy Việt Nam nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng ông Nguyễn Quang Trường cho rằng, một trong những thách thức lớn của ngành lúa gạo Việt Nam là chất lượng gạo xuất khẩu không đồng đều. Xuất khẩu gạo Việt Nam đang dần được tổ chức theo chuỗi mặt hàng gạo chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, phát triển, lựa chọn giống chất lượng cao đến chế biến, đóng gói và quảng bá để tạo lập được thương hiệu quốc gia.
Xuất khẩu gạo Việt Nam cần được tổ chức theo chuỗi mặt hàng gạo chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, phát triển, lựa chọn giống chất lượng cao đến quản lý tốt sản xuất, chế biến, đóng gói và quảng bá để tạo lập được thương hiệu quốc gia.
Chẳng hạn về giống, thực tế, Việt Nam vẫn chưa chọn ra được một vài giống tốt chủ lực, đang xuất khẩu rất nhiều loại gạo khác nhau. Điều này sẽ hạn chế tính cạnh tranh, xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, ở các nước, việc xây dựng một loại gạo mang tính cạnh tranh cao được quan tâm hàng đầu.
Về quản lý sản xuất, cần quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu bền vững, tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng và quản lý được việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật an toàn và đúng quy trình kỹ thuật. Tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đồng bộ từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói theo yêu cầu của thị trường; đảm bảo sản phẩm gạo có chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong nước, nước ngoài và hàng rào kỹ thuật của các thị trường.
Trong chế biến, bảo quản, các doanh nghiệp cần chủ động ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất; chế biến sâu, bảo quản lúa gạo, giảm tổn thất sau thu hoạch. Tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, sấy bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông nâng cao chất lượng và đáp ứng được những yêu cầu của những thị trường cao cấp. Cùng với đó là hệ thống quản trị chất lượng đạt chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao chất lượng thiết kế mẫu mã bao bì. Thông tin trên bao bì phải rõ ràng và đầy đủ theo quy định của đơn vị quản lý hàng xuất nhập khẩu. Sử dụng các bao bì đạt chuẩn theo yêu cầu của thị trường mục tiêu, thậm chí là thân thiện môi trường.
Về xây dựng thương hiệu, ông Nguyễn Quang Trường cho rằng, nếu trước đây các doanh nghiệp Việt chủ yếu xuất khẩu dưới dạng “No name – No Brand” hoặc gia công cho các công ty nhập khẩu khác, thì những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng trên thị trường có sự thay đổi nhanh. Yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe và để nâng cao giá trị hàng hóa các doanh nghiệp cũng đã bước đầu triển khai xuất khẩu các sản phẩm gạo thương hiệu.
“Đây sẽ là hướng đi tất yếu để có thể xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt Nam trong thời gian tới. Việc xây dựng các sản phẩm nông sản có chất lượng tốt và đồng đều, có chỉ dẫn địa lý, bảo hộ thương hiệu là một xu thế và cần thiết trong quá xây dựng thương hiệu”, ông Nguyễn Quang Trường chỉ ra.
Về việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam với nhãn hiệu “Gạo Việt Nam/VIETNAM RICE”, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, các cơ quan chức năng đang thực hiện đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid. Sau khi hoàn thiện đăng ký, Bộ sẽ có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả thực tế thực hiện Đề án phat triên thương hiêu gao Viêt Nam; trong đo, kiên nghi Chinh phu cho phép Hiêp hôi Lương thưc Viêt Nam được quan ly sư dung và cấp chứng nhận nhan hiêu gao Viêt Nam.
Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Hà Lan
Chiều 1/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại và Hợp tác Phát triển Hà Lan, bà Sigrid Kaag để trao đổi và thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương giữa hai bên.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Video đang HOT
Bà Sigrid Kaag khẳng định: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hà Lan, đồng thời bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về thành tựu chống dịch COVID-19 mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian vừa qua.
Hà Lan luôn là thị trường xuất khẩu lớn Top 2 của Việt Nam tại EU và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của EU tại Việt Nam.
Đáng lưu ý, Việt Nam và Hà Lan trong thời gian qua đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực; trong đó nhiều lĩnh vực do Bộ Công Thương phụ trách.
Tại cuộc điện đàm, bà Sigrid Kaag đề nghị tới đây hai bên có nhiều hoạt động hơn nữa nhằm đẩy mạnh giao thương, khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế hai nước.
Phía Hà Lan dự kiến sẽ tổ chức một loạt các sự kiện lớn qua mạng (virture trade mission) vào tháng 10 hoặc tháng 11 năm nay do sứ quán Hà Lan tại một số nước khu vực ASEAN phối hợp thực hiện gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore. Bộ trưởng Sigrid Kaag mời Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cùng tham gia lễ khởi động chuỗi hoạt động này.
Bên cạnh đó, bà Sigrid Kaag chúc mừng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã đi vào giai đoạn thực thi và chúc mừng Việt Nam đã thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA).
Về phía EU, Hiệp định EVIPA cần được Nghị viện từng nước thành viên phê chuẩn. Đối với Hà Lan, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc thông qua EVIPA chưa nằm trong chương trình nghị sự của Nghị viện Hà Lan.
Vì vậy, Bộ Kinh tế đối ngoại và Hợp tác Phát triển sẽ tích cực thúc đẩy để Nghị viện Hà Lan sớm đưa việc phê duyệt Hiệp định EVIPA vào chương trình nghị sự tới đây.
Bên cạnh đó, bà Sigrid Kaag cũng ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện chương phát triển bền vững trong EVFTA (thông qua việc phê chuẩn một số Công ước ILO, cải thiện môi trường lao động và hỗ trợ người lao động).
Ngoài ra, Hà Lan sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong vấn đề này. Hà Lan cũng mong muốn tiếp tục thúc đẩy các hợp tác sẵn có với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, sản xuất giảm phát thải, hướng đến phát triển bền vững, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Thay mặt Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Hà Lan trên nhiều lĩnh vực; trong đó có các lĩnh vực mà Bộ Công Thương phụ trách như thương mại, năng lượng tái tạo, sản xuất giảm phát thải trong ngành công thương hay các chương trình xúc tiến thương mại.
Bộ trưởng khẳng định Hà Lan là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và đề xuất trong thời gian tới, hai bên sẽ có những bước tiến hợp tác cụ thể, hiệu quả hơn nữa trong các lĩnh vực vốn đã có nền tảng hợp tác tốt.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cảm ơn sự ủng hộ xuyên suốt của Chính phủ Hà Lan trong suốt quá trình đàm phán và thông qua Hiệp định EVFTA và EVIPA...
Hiệp định đã có hiệu lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp hai bên để phát triển kinh tế, cùng nhau khắc phục và vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế của Hà Lan và Việt Nam.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác hai bên trong việc thực thi hiệp định (kể từ khâu hoàn thiện khung khổ pháp luật đến tuyên truyền về hiệp định và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện hiệp định).
Bộ trưởng cũng đề nghị phía Hà Lan hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai bên nhằm thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA.
Hai Bộ trưởng đều ủng hộ ý tưởng phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp và Hiệp hội giới chủ Hà Lan tổ chức tọa đàm trực tuyến EVFTA - EVIPA - thúc đẩy đầu tư và thương mại song phương Việt Nam - Hà Lan.
Sự kiện sẽ thu hút sự tham gia của khoảng 12 - 13 CEO của các tập đoàn công nghiệp lớn của Hà Lan như Shell, Philips, Friesland Campina... và đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Hà Lan khám phá và hiểu thêm về môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam cũng như kết nối, mở rộng cơ hội giao thương, đầu tư.
Trao đổi với phía Hà Lan về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hoan nghênh hai bên đã thiết lập được khung khổ hợp tác chặt chẽ với các văn bản đã được ký kết ở nhiều cấp: từ doanh nghiệp cho đến các cơ quan quản lý nhà nước.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kỳ vọng trong thời gian tới đây, hai bên sẽ xây dựng được Kế hoạch hành động với các hoạt động cụ thể để đưa hợp tác song phương trong lĩnh vực này phát triển sâu rộng hơn nữa.
Thống kê từ Bộ Công Thương, Hà Lan là thị trường xuất khẩu Top 2 của Việt Nam tại châu Âu. Thị trường Hà Lan luôn được đánh giá là cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa vào thị trường châu Âu, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với châu Âu, một phần không nhỏ hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hà Lan để sang các nước châu Âu khác.
Năm 2019, thương mại hai chiều đạt gần 7,6 tỷ USD; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 6,9 tỷ USD, nhập khẩu từ Hà Lan đạt 661 triệu USD. 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hà Lan đạt hơn 3,83 tỷ USD, tăng 0,46% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các nền kinh tế châu Âu rất nặng nề, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hà Lan vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tín hiệu rất lạc quan trong bối cảnh tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU trong 7 tháng đầu năm giảm 5,96% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quan hệ Ukraine-Việt Nam: Thực trạng và Triển vọng Tọa đàm có nội dung thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam-Ukraine ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thể dục thể thao. (Ảnh minh họa: Dương Trí/Vietnam...