Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng
Khu công nghệ cao Đà Nẵng có hạ tầng được đầu tư đồng bộ và nhiều chính sách ưu đãi đầu tư vượt trội sẵn sàng đón nhà đầu tư trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Sáng 23/11, tại thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu công nghệ và khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO), Dự án Aus4Innovation (dự án hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Úc và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức Hội thảo phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam và Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng.
TP. Đà Nẵng giới thiệu các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Hội thảo được tổ chức với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng như giới thiệu các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này trên địa bàn TP. Đà Nẵng, hướng đến việc góp phần phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo của khu vực miền Trung cũng như cả nước; và kết nối hợp tác giữa các doanh nghiệp Đà Nẵng với các đối tác trong lĩnh vực AI tại Úc.
Thông tin tại hội thảo, bà Huỳnh Liên Phương – Giám đốc Ban Xúc tiến và kỗ trợ đầu tư Đà Nẵng cho biết, tại TP. Đà Nẵng, một trong 5 lĩnh vực được ưu tiên phát triển là Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số. Trong đó, AI là một trong những công nghệ cốt lõi thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Video đang HOT
Nhiều chương trình liên quan đến nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đã được TP. Đà Nẵng ban hành như Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025″ tại TP. Đà Nẵng; Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử TP. Đà Nẵng; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo hỗ người dân và du khách khi tra cứu thông tin, tiếp cận các dịch vụ công một cách hiệu quả và tiện ích nhất; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe, quản lý phương tiện giao thông…
“TP. Đà Nẵng hiện đang nỗ lực xây dựng môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có trí tuệ nhân tạo đến triển khai dự án tại thành phố”, bà Phương nói.
Kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực AI vào TP. Đà Nẵng, bà Huỳnh Liên Phương cho biết, hiện Khu công nghệ cao Đà Nẵng là khu công nghệ cao duy nhất ở miền Trung – Tây Nguyên, là một trong 3 khu công nghệ cao đa chức năng cấp quốc gia. Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã được đầu tư hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ, với những chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vượt trội. Ngoài ra, Đà Nẵng còn 2 khu công nghệ thông tin tập trung với các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất cũng như thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc.
Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo là công nghệ cốt lõi có ý nghĩa định hình tương lai của nhiều ngành, lĩnh vực. Ảnh minh họa
Thành phố cũng quan tâm đến xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu phát triển của ngành công nghệ thông tin nói chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng. Trong đó, mới nhất là ban hành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2025.
Tại hội thảo, các đại biểu sẽ được cập nhật và trao đổi các thông tin liên quan đến phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam và cơ hội đầu tư lĩnh vực này tại TP. Đà Nẵng như: Hợp tác Úc – Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao; chiến lược và các chính sách thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam; tiềm năng phát triển lĩnh vực AI tại TP. Đà Nẵng; năng lực và nhu cầu nghiên cứu đối với AI tại Đà Nẵng; liên kết để phát triển lĩnh vực AI; sáng kiến tăng cường liên kết giữa công tác nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực AI; nền tảng thị trường AI; mô hình kinh doanh nền tảng; nhận diện khoảng cách về công nghệ từ các tiêu chuẩn.
Đà Nẵng: Khởi công trung tâm logistics xanh, thông minh với vốn đầu tư 200 tỷ đồng
Theo BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng, dự án Trung tâm tiếp vận ITL Logistics Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ góp phần vào hình thành và phát triển mạng lưới logistics thông minh của cả nước.
Đặc biệt, đây sẽ là trung tâm phân phối xanh tại Việt Nam, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Ngày 23/3 tại Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh mở rộng, Công ty TNHH MTV ITL Logistics Đà Nẵng đã tổ chức khởi công dự án Trung tâm tiếp vận ITL Logistics Đà Nẵng (sau đây gọi là Dự án). Được BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu ngày 30/10/2019 trên diện tích đất 31.244 m2 với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, Dự án gồm xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn để cho thuê (2.100m2); dịch vụ kho và hạ tầng dùng chung; đóng gói và lưu trữ hàng hóa (300 nghìn tấn hàng hóa qua kho/năm).
Trưởng BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng Phạm Trường Sơn phát biểu tại lễ khởi công xây dựng dự án Trung tâm tiếp vận ITL Logistics Đà Nẵng.
Dự án gồm xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn để cho thuê (2.100m2); dịch vụ kho và hạ tầng dùng chung; đóng gói và lưu trữ hàng hóa (300 nghìn tấn hàng hóa qua kho/năm). Công trình được xây dựng theo các tiêu chuẩn hạng A về chất lượng với kệ chứa hàng 7 tầng, hệ thống quản lý kho WMS có khả năng tích hợp theo yêu cầu của khách hàng và cổng xuất hàng với sàn nâng tự động. Cùng với đó là hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống camera giám sát cùng hệ thống điện và chiếu sáng công nghiệp chuyên nghiệp.
Theo Trưởng BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng Phạm Trường Sơn, Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần vào hình thành và phát triển mạng lưới logistics thông minh của cả nước nhằm phục vụ hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics theo nhu cầu của nhà đầu tư. Đặc biệt, đây sẽ là trung tâm phân phối xanh tại Việt Nam, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Ông Phạm Trường Sơn khẳng định việc thực hiện Dự án này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước nói chung. Với lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa chi phí, trách nhiệm, linh hoạt và giảm rủi ro, Trung tâm Tiếp vận ITL Logistics Đà Nẵng không chỉ là điều kiện cần thiết cho sản xuất công nghiệp mà còn là mắt xích thiết yếu giúp giảm chi phí thương mại, tăng sự ổn định cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại tầm quốc gia và khu vực.
"Tôi đánh cao và tin tưởng với những nền tảng về kinh nghiệm, tiềm lực tài chính của nhà đầu tư, Dự án sẽ đảm bảo tiến độ, đưa vào khai thác đúng kế hoạch và phát huy được hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến các doanh nghiệp trong KCN nói riêng, cũng như với môi trường đầu tư của TP Đà Nẵng nói chung. Dự án sau khi đưa vào hoạt động được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc triển khai hiệu quả định hướng phát triển ngành logistics, góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng như hướng đến hình thành chuỗi cung ứng logistics tại miền Trung với vai trò trung tâm của TP Đà Nẵng" - Ông Phạm Trường Sơn nói.
Theo BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng, Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định rõ Đà Nẵng sẽ tập trung khai thác lợi thế để sớm trở thành một trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics cho miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó đẩy mạnh phát triển các trung tâm logistics trở thành các trung tâm dịch vụ nòng cốt trong lưu thông và phân phối hàng hóa, phục vụ đắc lực cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Mặt trái của Phú Yên Du lịch Phú Yên đang phát triển trong những năm gần đây nhưng chưa thực sự đột phá. Với tiềm năng của mình, Phú Yên cần có những câu chuyện mới hơn 'hoa vàng cỏ xanh'. "Các điểm du lịch ở Phú Yên hoang sơ, không có nhiều dấu ấn của con người. Đồ ăn ngon, giá lại rẻ. Tuy nhiên, tôi vẫn...