Cơ hội cho lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc
Bộ tư pháp Hàn Quốc đã chính thức thông báo triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm giảm tỷ lệ người nước ngoài cư trú bất hợp pháp.
Lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc có nhiều cơ hội tìm việc tại quê nhà.
Từ ngày 22.5.2015, Hàn Quốc bắt đầu triển khai rộng rãi Chương trình đăng ký tự nguyện về nước dành cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Theo đó, người Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc bất kể từ thời gian nào, có thể mang theo hội chiếu hoặc giấy thông thành còn hiệu lực và vé máy bay tự đăng ký thủ tục để về nước tại Phòng xuất nhập cảnh ở tất cả các sân bay quốc tế nơi dự định xuất cảnh bất kỳ lúc nào và được miễn đóng tiền phạt, không bị tạm giam, hồi hương trong danh dự.
Đối với những người cư trú bất hợp pháp và tự nguyện về nước thì sẽ được xem xét rút ngắn thời gian cấm nhập cảnh trở lại Hàn Quốc xuống còn 2 năm.
Theo thống kê của Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Tư pháp Hàn Quốc), hiện Việt Nam có 26.340 người lưu trú bất hợp pháp. Đây là cơ hội lớn cho số lao động này đăng ký tự nguyện về nước mà không bị xử phạt.
Người lao động muốn đăng ký về nước theo chương trình này cần thêm thông tin liên hệ với: Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. ịa chỉ: Tầng 6, Peeres Bldg, Golden Bridge Building, 222 Chungjeongno – 3ga, Seodaemun – gu, Seoul 120-708, Điện thoại: (0082) 23641043. Trung tâm tổng hợp hướng dẫn người nước ngoài: 1345. Văn phòng Quản lý XNC tại các sân bay chính: Sân bay Incheon: 032-740-7391~2 ; 032-891-9925; 032-8777-9941. Gimpo: 02-2664-6202. Gimhae: 051-979-1300.
Theo Laodong
Xuất khẩu lao động sang Ả rập Xê út: Nhiều lao động có tâm lý "đi thử"
"Từ tháng 6, Bộ LĐ-TB&XH và Đại sứ Ả rập Xê út tại Việt Nam đã thống nhất chỉ cấp visa cho người lao động đi làm việc thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sau khi có trả lời thẩm định hợp đồng cung ứng lao động của Cục Quản lý lao động Ngoài nước".
Ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) - trao đổi với PV Dân trí xung quanh thông tinlao động Việt Nam làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út gặp trường hợp bị bạc đãi, đối xử bất công.
Thưa ông, thông tin trên báo chí về việc lao động Việt Nam làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út bị bạc đãi, nợ lương, Cục đã triển khai xác minh và làm rõ nguyên nhân ra sao?
Ngay khi có thông tin, chúng tôi đã yêu cầu các bên liên quan kiểm tra và xác minh. Qua đó, riêng năm 2014 có khoảng 50 vụ việc khiếu nại của lao động. Trong đó khoảng 80% vụ việc liên quan tới người lao động làm giúp việc gia đình. Những vụ việc trong năm 2015, chúng tôi đang xác minh và sẽ trả lời sớm.
Video đang HOT
Với những trường hợp đã được xác minh, chúng tôi nhận thấy lỗi thuộc từ nhiều phía như chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động (doanh nghiệp phái cử) và cả người lao động.
Ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH)
Do khác biệt văn hóa, chủ sử dụng lao động đôi khi có lạm dụng giờ làm việc của người lao động, đôi khi đối xử chưa đúng với người lao động. Ví dụ như gia đình họ có tiệc tùng thì có thể kéo dài thời gian làm việc cho người lao động...
Trong những trường hợp như thế này, chúng tôi đã yêu cầu doanh nghiệp phái cử làm việc với chủ sử dụng lao động để điều chỉnh. Còn nếu vì lý do không hợp với chủ sử dụng, người lao động có nhu cầu chuyển nơi làm việc, doanh nghiệp phái cử phải tiến hành chuyển chủ khác cho họ.
Về phía người lao động, trước khi xuất cảnh, do điều kiện dễ dãi ởkhâu ban đầu như miễn chi phí (chủ sử dụng lao động trả toàn bộ tiền vé máy bay, tiền môi giới, tiền đào tạo...) ít nhiều làm nảy sinh sự chủ quan, không tìm hiểu kỹ các thông tin từ văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán, tôn giáo của nước bạn, các quy định pháp lý trong hợp đồng...
Nhiều lao động mới sang đã đòi về khi chưa kịp thích nghi với công việc, điều kiện sống, khí hậu, gây khó cho doanh nghiệp phái cử và chủ sử dụng lao động
"Chúng tôi khuyến cáo người lao động khi muốn đi làm việc giúp việc gia đình ở nước ngoài, trước hết cần phải chủ động tìm hiểu văn hóa, môi trường làm việc, điều kiện hợp đồng của nước tiếp nhận" - ông Phạm Viết Hương.
Về phía doanh nghiệp phái cử, một số đơn vị tuyển chọn còn chưa đúng đối tượng. Mặc dù Bộ LĐ-TB&XH đã có những quy định rõ ràng về qui trình tuyển chọn, hợp đồng mẫu...
Do áp lực của nhu cầu thị trường tiếp nhận, thời gian thực hiện đơn hàng ngắn, khiến cho việc tuyển chọn còn vội vàng, đào tạo chưa đầy đủ. Điều này cũng là nguyên nhân khiến người lao động khó thích nghi được với môi trường làm việc mới.
Để chấn chỉnh những tình trạng này, Cục Quản lý lao động ngoài nước đa có những giải pháp gì, thưa ông?
Khi có phát sinh xảy ra, nhằm tránh tình trạng người lao động không muốn làm việc cho chủ nhưng không được về nước vì những tranh chấp về trách nhiệm với doanh nghiệp phái cử, Cục đã yêu cầu các doanh nghiệp phái cử phải ứng tiền ra để làm các thủ tục cho lao động về nước.
Khi người lao động về nước rồi, các bên sẽ căn cứ vào quy định pháp luật và hợp đồng để xác định trách nhiệm cụ thể và tiến hành thanh lý hợp đồng.
Việc này nhằm hạn chế những hậu quả và hình ảnh không đẹp cho lao động Việt Nam. Mặt khác, việc xem xét cũng dựa theo pháp luật với những lỗi vi phạm từ phía người lao động như lao động tự ý bỏ việc.
Với những doanh nghiệp phái cử có từ 200 lao động trở lên làm việc tạiẢ rập Xê út, doanh nghiệp bắt buộc phải có đại diện tại đó để hỗ trợ lao động và xử lý các tình huống bất trắc xảy ra.
Nhằm chấn chỉnh việc liên kết đi lao động, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa thống nhất với đại sứ Ả rập Xê út tại Việt Nam trong việc tăng cường quản lý việc cấp visa cho lao động Việt nam đi làm việc tại Ảrập Xê út trong thời gian tới.
Theo đó, Đại sứ quán Ả rập Xê út tại Hà Nội sẽ rà soát và chỉ cấp visa lao động cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ả rập Xê út thông qua các doanh nghiệp phái cử có hợp đồng cung ứng lao động được Cục thẩm định và cho phép thực hiện.
Nhìn nhận lại sự việc trên, ông có cho rằng việc chủ sử dụng lao động chi trả toàn bộ các chi phí cho người lao động đi làm giúp việc gia đình (phí dịch vụ, phí môi giới, phí đào tạo...) là nguyên nhân khiến lao động chủ quan trong việc đăng ký? Mặt khác, điều này cũng khiếntrách nhiệm của doanh nghiệp phái cử trong việc tuyển chọn, đào tạocó phần lơi lỏng?
Chính sách miễn phí cho lao động đi làm việc ở nước ngoài ít nhiều có thể là một nguyên nhân khiến nảy sinh sự lơi lỏng, thiếu trách nhiệm.
Về phía người lao động muốn đi nên có thể giấu tiền sử bệnh tật, khi sang nước sở tại mới phát sinh bệnh. Qua một số vụ việc, chúng tôi được biết mục đích chính của người lao động chưa sẵn sàng đi làm việc ở nước ngoài mà cứ thấy dễ quá thì đăng ký đi thử rồi tính sau.
Về phía doanh nghiệp, ngay từ khâu tuyển chọn, cần phải thông qua nhiều kênh như chính quyền địa phương và gia đình người lao động để nắm rõ tình trạng sức khỏe và mục đích đi làm việc của người lao động.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần cung cấp thông tin minh bạch, đầy đủ về văn hóa, ẩm thực phong tục tập quán cũng như điều kiện hợp đồng cho người lao động để họ tự lựa chọn. Bên cạnh đó cần kết hợp với địa phương để tuyển chọn kỹ hơn các tiêu chuẩn về sức khỏe, mục đích cho đúng đối tượng.
Thị trường nào cũng có những đặc thù riêng, đặc biệt là làm việc trongmôi trường gia đình. Bởi vậy, việc va chạm cũng không tránh khỏi.
Ngay cả ở Việt Nam, chuyện quan hệ giữa chủ và người giúp việc gia đình đôi khi cũng không đơn giản. Trong khi đó, Ả rập Xê út là một quốc gia hồi giáo, có nền văn hóa và tập quán riêng, quan niệm về chủ - thợ cũng có nhiều điểm khác biệt.
Thưa ông, mới đây chính phủ Indonesia tuyên bố sẽ dừng chương trình đưa lao động nữ đi giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út vì "thể diện quốc gia". Ông đánh giá thế nào về điều này, đặc biệt dư luận đang băn khoăn việc tại sao Bộ LĐ-TB&XH mới đây lại ký tiếp một thỏa thuận khung pháp lý với Ả rập Xê út liên quan tới lao động giúp việc gia đình?
Thống kê lực lượng lao động Việt Nam tham gia XKLĐ năm 2014 cho thấy, số lao động nữ chiếm tới 37% trong số hơn 100.000 người. Đâu đó không thể tránh khỏi có trường hợp không thất bại nhưng chỉ là con số rất nhỏ.
Công tác xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động giúp việc gia đình đã đem về một lượng ngân sách không nhỏ giúp cải thiện kinh tế gia đình và đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều khó khăn.
Bản thỏa thuận khung pháp lý mới được ký giữa Việt Nam và Ả rập Xê út về giúp việc gia đình là nhằm mục tiêu tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của lao động Việt Nam tại đây.
Nguyên nhân bởi pháp luật của Ả rập Xê út, đặc biệt là cơ chế giải quyết vụ việc lao động tương đối phức tạp hơn các khu vực khác. Ví dụ, người lao động khi muốn về nước phải được sự đồng ý của chủ sử dụng lao động mới có thể làm được các thủ tục visa xuất cảnh.
Thông qua bản thỏa thuận khung này, Bộ Lao động Ả rập Xê út có trách nhiệm trong việc đảm bảo cho lao động Việt Nam: Giấy phép cư trú, liên lạc với gia đình của họ, cung cấp nơi ở, đồ ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh...
Đồng thời, chủ sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động việc trả lương, trợ cấp, được mua bảo hiểm, nghỉ ngơi phù hợp với pháp luật của Ả rập Xê út.
Xin cảm ơn ông!
Tại Ả rập Xê út, lực lượng lao động Việt Nam có khoảng 16.000 người làm việc theo thỏa thuận từ giữa những năm 2000. Trong đó, lao động giúp việc gia đình có khoảng 5.000 người - chỉ chiếm 0,03 % số lao động làm nghề tại đây.
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Đại biểu hối thúc Luật Biểu tình khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền "Trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ, người dân rất mong muốn có điều kiện để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng. Do vậy, nếu có Luật Biểu tình thì rất tốt", đại biểu Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nói. Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội...