Cơ hội cho du lịch Điện Biên phát triển
Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào được tổ chức tại tỉnh Điện Biên.
Đây là dịp để Điên Biên quảng bá du lịch của tỉnh đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ III được tổ chức tại tỉnh Điện Biên từ ngày 1 – 3/10/2022. Đây là dịp để Điên Biên quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh đến vời bạn đọc trong và ngoài nước. Trước thêm diễn ra sự kiện này phóng viên của TTXVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên xung quanh nội dung này.
Phóng viên: Ngành du lịch tỉnh Điện Biện đã triển khai và chuẩn bị cho sự kiện này như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Phú: Việc chuẩn bị đang được các đơn vị rốt ráo thực hiện với tinh thần cao nhất để sự kiện quan trọng này được tổ chức thành công đúng như mong đợi. Dự kiến Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ III, tỉnh Điện Biên sẽ đón lượng khách lớn, riêng danh sách đại biểu bố trí đón tiếp đã lên tới gần 1.400 đại biểu. Do đó, Ban tổ chức đã chỉ đạo rà soát tại hơn 127 cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống trên địa bàn để xây dựng phương án, đảm bảo ăn nghỉ, đi lại cho các đoàn tham gia.
Về công tác chuẩn bị tổ chức họat động du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với Tổng cục Du lịch để thống nhất nội dung phối hợp, xây dựng chương trình và các điều kiện tổ chức Hội thảo liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào; chương trình Famtrip khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ du lịch dành cho các doanh nghiệp lữ hành và phóng viên các cơ quan báo chí, truyền thông; ban hành kế hoạch tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hoá, du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh lập fanpage Ngày hội để giới thiệu, cập nhật quá trình chuẩn bị tổ chức các chương trình, sự kiện, hoạt động và giới thiệu tình đoàn kết hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam – Lào; thường xuyên cập nhật tin, bài video, clip về các hoạt động của Ngày hội trên các trang, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội và cung cấp thông tin, các hoạt động của Ngày hội đến các đơn vị kinh doanh lữ hành, cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền, giới thiệu đến khách du lịch; tổ chức lắp đặt các biển quảng bá tấm lớn giới thiệu về Ngày hội tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang, sân bay Điện Biên, đèo Pha Đin và khu vực trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ…
Phóng viên: Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ III diễn ra tại Điện Biên. Là tỉnh đăng cai tổ chức, xin ông cho biết ngày hội này có tầm quan trọng như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Phú: Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ III tại tỉnh Điện Biên, năm 2022 là ngày hội là nơi tôn vinh, quảng bá và giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống đầy tính nhân văn của Nhân dân hai nước. Đặc biệt là tinh thần đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
Là tỉnh vinh dự được lựa chọn là tỉnh đăng cai, phối hợp tổ chức ngày hội, Điện Biên xác định đây là cơ hội để Điện Biên được đón chào và giới thiệu những nét đẹp của mảnh đất, tiềm năng du lịch, con người với quý bạn bè, du khách và nhân dân hai nước.
Video đang HOT
Thông qua các hoạt động của Ngày hội góp phần tôn vinh, quảng bá và giới thiệu nét văn hóa đặc sắc, lịch sử hào hùng, tiềm năng du lịch của tỉnh Điện Biên, giới thiệu hình ảnh con người và mảnh đất Điện Biên anh hùng, thu hút khách du lịch, nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt ngành du lịch (ngành kinh tế không khói). Đồng thời, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của người dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đây là cơ hội để học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng, phát triển, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên với các tỉnh, thành trong cả nước và các tỉnh biên giới nước bạn Lào, góp phần phát triển văn hóa, du lịch, phát triển kinh tế – xã hội.
Phóng viên: Xin ông cho biết tiềm năng thế mạnh và hạn chế của ngành du lịch Điện Biện?
Ông Nguyễn Minh Phú: Tỉnh hiện có 29 di tích được xếp hạng; trong đó, nổi bật nhất là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, 15 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh. Năm 2021, Nghệ thuật xòe Thái và Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và có 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Điện Biên, có 19 dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, có nhiều lễ hội tiêu biểu như: kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5 hàng năm), lễ hội Hoa Ban (được tỉnh duy trì tổ chức thường niên vào trung tuần tháng 3 hàng năm), lễ hội Phật giáo mùa hoa Ban (do Giáo hội Phật giáo tổ chức), lễ hội Đua thuyền Đuôi Én tại thị xã Mường Lay (Tết Dương lịch hàng năm)…
Bên cạnh đó, một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của một số dân tộc được bảo tồn như: Lễ cầu mưa, Lễ tra hạt (dân tộc Khơ Mú), Tết té nước (dân tộc Lào), Xên bản (dân tộc Thái), Tết hoa (dân tộc Cống)… nhằm gìn giữ phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, nhảy sạp, múa xòe cổ và các môn thể thao dân tộc (kéo co, tù lu, ném còn, tó má lẹ…).
Điện Biên phát huy thế mạnh du lịch sinh thái, khai thác các sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, nghiên cứu hệ sinh thái hồ Pá Khoang, Rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, Đèo Pha Đin, hang động Pa Thơm, chinh phục cực Tây tổ quốc Ngã ba biên giới A Pa Chải, các hang động trên địa bàn huyện Tủa Chùa, các điểm khoáng nóng Hua Pe, U Va (huyện Điện Biên), bản Sáng (huyện Tuần Giáo)…
Tuy nhiên có nhiều tiềm năng, thế mạn du lich, ngành du lịch Điện Biên vẫn còn những hạn chế. Cụ thể về quy mô hoạt động du lịch của tỉnh còn nhỏ, chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, khả năng cạnh tranh chưa cao. Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn ít về số lượng, yếu về năng lực. Hoạt động xúc tiến, quảng bá hạn chế về quy mô và nguồn lực, công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo thị trường chưa thật đầy đủ. Công tác xã hội hóa các hoạt động du lịch còn khó khăn. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch chưa hiệu quả…
Phóng viên: Là đơn vị đăng cai tổ chức Ngày hội giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào ngành du lịch tỉnh Điện Biên kỳ vọng như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Phú: Thông qua việc đăng cai tổ chức Ngày hội nhằm tôn vinh, quảng bá và giới thiệu nét văn hóa đặc sắc, giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên, cũng như giới thiệu hình ảnh con người và mảnh đất Điện Biên anh hùng, tới đông đảo du khách, nhà đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của người dân.
Đồng thời, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị truyền thống lâu đời, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào; giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh có đường chung đường biên giới với Lào.
Kỳ vọng đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch các địa phương của hai nước; trong đó tập trung triển khai thực hiện các biên bản ghi nhớ giữa đoàn đại biểu Đảng, chính quyền tỉnh Điện Biên và đoàn đại biểu Đảng, chính quyền các tỉnh Bắc Lào; đẩy mạnh trao đổi thông tin, tạo điều kiện thuận lợi các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong hợp tác, liên kết, xây dựng các chương trình du lịch kết nối các điểm đến của hai nước.
Phóng viên: Trận trọng cảm ơn ông!
Ngành du lịch Ninh Thuận đẩy mạnh kết nối để phát triển
Để phát triển du lịch mạnh mẽ hơn, Ninh Thuận cần tăng cường liên kết hợp tác trong khu vực, TPHCM, Hà Nội và các trung tâm du lịch lớn.
Chiều 30.9, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đại sứ quán các nước, doanh nghiệp du lịch...
Tăng cường liên kết
Khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam nhận định rằng để hiện thực hóa các mục tiêu và định hướng phát triển du lịch của tỉnh, Ninh Thuận sẽ xây dựng các sản phẩm mang tính đặc trưng, ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc thù, mới lạ và bổ trợ.
Trong đó, 4 sản phẩm đặc thù gồm du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển; du lịch văn hóa di sản Chăm; du lịch nông nghiệp công nghệ cao; du lịch sinh thái gắn với Vườn Quốc gia Núi Chúa; 4 sản phẩm mới lạ gồm du lịch khám phá và vui chơi giải trí Cát - Muối; du lịch săn bắn bán hoang dã; du lịch trải nghiệm đường sắt; du lịch điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe; và 4 sản phẩm bổ trợ gồm du lịch cộng đồng; du lịch vui chơi giải trí và ẩm thực; du lịch tham quan sản xuất năng lượng tái tạo; thương mại du lịch.
Tỉnh ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư ở vùng trọng điểm phát triển du lịch phía Bắc, phía Nam và trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm để hình thành hệ thống khách sạn tại khu vực bãi biển Bình Sơn, trung tâm thương mại, các khu giải trí phức hợp kết hợp nghỉ dưỡng, lưu trú...
Nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư vào Ninh Thuận, trong những năm qua tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi về đất đai, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký đầu tư kinh doanh tại Ninh Thuận; chú trọng công tác lập quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tiếp tục được phát triển; đến nay toàn tỉnh có 203 cơ sở lưu trú du lịch với trên 4.400 phòng, trong đó số phòng có chất lượng đạt tiêu chuẩn tương đương 3 sao trở lên chiếm trên 50%.
Trong khuôn khổ hội nghị, các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch đã ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác, phát triển. Ảnh: TITC
Ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh, để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, trong thời gian đến tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Đồng thời, tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh du lịch và bất động sản du lịch phát triển, xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và khác biệt với nhiều trải nghiệm thú vị, phấn đấu trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp cao.
Phát biểu tại hội nghị, phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Ninh Thuận và Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, bảo đảm duy trì môi trường du lịch lành mạnh, các sản phẩm du lịch an toàn, hấp dẫn. Bên cạnh đó là tăng cường hợp tác tuyên truyền, đặc biệt thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá do 2 địa phương tổ chức nhằm tạo sự liên kết, hợp tác hiệu quả hơn, đóng góp tích cực vào sự phát triển du lịch chung 2 địa phương.
Phát triển dư địa du lịch
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đánh giá cao du lịch Ninh Thuận khi chủ động kết nối, giới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của địa phương tới doanh nghiệp, khách du lịch tại Hà Nội. Ông nhận định du lịch Ninh Thuận có những bước tiến quan trọng nhưng còn nhiều dư địa để địa phương có thể phát triển, ghi dấu ấn rõ nét trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như khu vực và thế giới.
Ông Nguyễn Trùng Khánh đề nghị trong thời gian tới, ngành du lịch Ninh Thuận cần tập trung cho các nội dung như sau:
Thứ nhất, dựa trên thế mạnh của du lịch tỉnh nhà để ưu tiên xây dựng, phát triển một số sản phẩm du lịch nổi trội, độc đáo, có lợi thế cạnh tranh để mang lại trải nghiệm hấp dẫn cho du khách sau thời gian dài bị tác động bởi dịch COVID-19 như: Du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với các khu resort cao cấp, sang trọng, mang tính cá nhân hóa cao; Du lịch văn hóa gắn với di sản Chăm; Du lịch nông nghiệp công nghệ cao; Du lịch sinh thái gắn với Vườn quốc gia Núi Chúa; Du lịch điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe....
Thứ hai, xem xét, tập trung nâng cao tính chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông, xúc tiến quảng bá sản phẩm, chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn thu hút du khách du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm hỗ trợ hiệu quả phục hồi du lịch. Coi xúc tiến du lịch là một trong những kênh đầu tư quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh.
Thứ ba, xây dựng và triển khai chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Thực hiện đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng nghề du lịch; chú trọng đào tạo nhân lực quản lý cấp cao và lao động có tay nghề.
Thứ tư, đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong khu vực và với TP HC, Hà Nội và các trung tâm du lịch lớn theo cơ chế linh hoạt, thực chất, có sự tham gia của cơ quan quản lý với vai trò dẫn dắt, định hướng; tham gia của doanh nghiệp lữ hành, nhà đầu tư để phát triển sản phẩm kết nối, bổ trợ lẫn nhau, hình thành các tour, tuyến hấp dẫn phục vụ khách du lịch; tham gia của đơn vị, hãng thông tấn, truyền thông để hợp tác giới thiệu quảng bá du lịch, tiếp cận thị trường quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch.
"Tổng cục Du lịch sẽ luôn đồng hành, ủng hộ các địa phương, điểm đến và doanh nghiệp, trong đó có tỉnh Ninh Thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch các địa phương và du lịch Việt Nam sớm phục hồi và phát triển bền vững" - ông Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh.
Trạm Tấu là điểm đến du lịch hấp dẫn, phát triển bền vững của Yên Bái Mục tiêu từ nay đến năm 2025, Trạm Tấu phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của của tỉnh Yên Bái, đón trên 120.000 lượt khách du lịch với doanh thu đạt trên 70 tỷ đồng. Kế hoạch đề ra đến năm 2025, Trạm Tấu sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của Yên Bái....