Cơ hội cho ai: Xuất hiện ứng viên Taekwondo khiến cả 6 sếp cùng mơ ước
Chương trình truyền hình thực tế về việc làm Cơ hội cho ai mùa 3 được mở màn ấn tượng với ứng viên là cựu tuyển thủ Taekwondo giành tới 6 đèn xanh từ các Sếp.
Tập 1 của Cơ hội cho ai – Whose chance mùa 3 là màn đối đầu của 2 ứng viên. Đó là Nguyễn Tuấn Khôi, 27 tuổi, tốt nghiệp Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn. Anh có hơn 4 năm kinh nghiệm sale trong lĩnh vực giáo dục, dịch vụ. Anh đạt được những thành tích kinh doanh xuất sắc tại công ty trong năm 2018 và 2019.
Đối thủ của Tuấn Khôi là Trần Thanh Tiến, 26 tuổi, cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TPHCM. Anh có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành bán lẻ ở 2 tập đoàn lớn. Trước khi rẽ hướng làm kinh doanh, Thanh Tiến từng có 12 năm là vận động viên Taekwondo chuyên nghiệp trực thuộc đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, anh chàng còn là vận động viên và huấn luyện viên bóng rổ.
Cựu vận động viên lên truyền hình tìm việc
Ở vòng 1 – Đối mặt, tình huống phản biện được đặt ra là khi sếp tổng hứa sẽ khen thưởng một số tiền lớn cho cả nhóm đạt thành tích tốt, tuy nhiên vì tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến doanh thu, công ty không thể khen thưởng đúng hạn mà hẹn sẽ thưởng bù ở những dự án tiếp theo. Ở một nhóm khác, trưởng phòng của nhóm đó đã tự ứng tiền để thưởng cho mọi người, điều này làm nhóm của còn lại cảm thấy ganh tị. Câu hỏi đặt ra “nếu là một trưởng phòng trong trường hợp này, bạn có ứng tiền cho nhân viên hay không?”.
Là người bốc phải chiếc thăm ngắn hơn, Thanh Tiến là người đưa ra quan điểm trước. Chàng trai 26 tuổi cho rằng trong tất cả mọi ngành nghề, chỉ có khái niệm nên hay không nên, không có được hay không được. Áp dụng với tình huống chương trình đặt ra, nam ứng viên cho rằng nên ứng tiền cho nhân viên, bởi như thế sẽ khích lệ được tinh thần làm việc cũng như củng cố niềm tin cho cấp dưới đối với công ty. Mặt khác, anh cho rằng không nên để sự việc này lặp đi lặp lại nhiều lần, phải tìm biện pháp từ công ty, cũng như không nên ứng một số tiền quá lớn, quá sức chi trả của bản thân.
Chỉ đồng tình một phần với ý kiến của đối thủ, Tuấn Khôi tiếp lời: “Là trưởng phòng trong trường hợp này, tôi sẽ không ứng tiền cho nhân viên”. Thay vào đó, anh sẽ giải thích cho cấp dưới hiểu về tình trạng khó khăn của công ty sau dịch. Ngoài ra, anh sẽ kiến nghị lên cấp lãnh đạo để tìm phương án xử lý, nếu không thể chi thưởng ngay lập tức thì thời điểm sẽ thưởng bù là khi nào, để có thông tin trấn an nhân viên. Bên cạnh đó, bản thân anh cũng sẽ trích một khoản tiền nhỏ để mời nhóm ăn uống, bày tỏ sự ghi nhận những đóng góp, nỗ lực vì công việc của mọi người.
Video đang HOT
2 ứng viên với độ tuổi, lĩnh vực hoạt động, kinh nghiệm làm việc tương đương nhau, cũng như khả năng ứng biến, tư duy suy luận tương đồng không khỏi mang đến cho sếp Lưu Nga cảm xúc bối rối khi phải đưa ra lựa chọn một trong hai ứng viên. Vị sếp nữ duy nhất cho biết: “Cặp ứng viên này là khó nhất từ trước đến nay. Tôi quan sát hai bạn không đối đầu với nhau, mà các bạn dành năng lượng tích cực của mình cho đối phương. Đó là điều rất đáng quý!”.
Kết thúc vòng Đối mặt, Thanh Tiến nhận được 5/7 bình chọn, Tuấn Khôi nhận được 2/7 bình chọn. Thanh Tiến giành chiến thắng trước đối thủ Tuấn Khôi và bước tiếp vào vòng thi thứ 2 – Vòng chinh phục.
Cánh cửa không khép lại với người thua cuộc
Tuy thua cuộc trong chương trình, nhưng cơ hội việc làm cho Tuấn Khôi chưa khép lại tại đây. Sếp Lê Đức Thuấn và Sếp Lê Hùng Anh – hai nhân vật bật đèn xanh cho Tuấn Khôi – đều ngỏ lời đề nghị anh về với đội mình. Mặt khác, sếp Lưu Nga cũng trao cho ứng viên một cơ hội mới sau chương trình.
Ờ vòng Chinh phục, Thanh Tiến nhập mức lương kỳ vọng vào chiếc va-ly bí mật mà Ban tổ chức cung cấp. Sau đó, 6 Sếp quyền lực sẽ đặt câu hỏi để thẩm định về kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn, kiến thức xã hội lẫn trải nghiệm thực tế của ứng viên. Trong tập này, Sếp Nguyễn Trung Dũng, Sếp Lưu Nga và Sếp Trí Thông đã lần lượt đặt câu hỏi cho Thanh Tiến.
Hoàn thành phần hỏi – đáp, 6 sếp sẽ quyết định nhấn đèn xanh nếu hài lòng về ứng viên, nhấn đèn vàng là có điều còn băn khoăn và đưa ra lời cảnh báo cho ứng viên, nhấn đèn đỏ là không hài lòng và từ chối tuyển dụng.
Kết quả, Thanh Tiến sở hữu toàn bộ 6 đèn xanh của tất cả các sếp, đủ điều kiện để bước tiếp vào vòng cuối cùng – vòng Cơ hội cho ai. Anh chàng nhận được lời mời làm việc vị trí Trợ lý giám đốc dịch vụ digital marketing với mức lương 23.000.000 đồng. Thanh Tiến còn nhận được lời mời làm việc quản lý showroom với mức lương 25.000.000 đồng và vị trí Team leader khách hàng bản lẻ kiêm Trợ lý giám đốc khách hàng bán lẻ với mức lương 28.202.999 đồng.
Sếp Thuấn bày tỏ niềm yêu mến đối với chàng trai 9x và quyết định offer mức lương cao nhất trong 6 sếp – 29.000.000 đồng cho vị trí Quản lý bán hàng khu vực TP.HCM kiêm đào tạo đội ngũ sale. Cũng dành nhiều thiện cảm cho Thanh Tiến ngay từ đầu chương trình, Sếp Hoàng Nam Tiếnquyết định offer mức lương 25.022.078 đồng cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh khu vực.
Nhận được nhiều tình cảm từ cả 6 vị sếp quyền lực, sau nhiều đắn đo, Thanh Tiến quyết định đầu quân về với sếp Dũng cho vị trí Trợ lý giám đốc Kinh doanh với mức lương 28.000.000 đồng.
Giáo dục đại học: Chuyển mình E-learning
Nếu như trước đây E-learning, một phương thức đào tạo hiện đại dựa trên công nghệ thông tin mới bắt đầu được tiếp cận và triển khai tại Việt Nam thì trong tình hình dịch bệnh hiện nay, đây được coi là một giải pháp được các trường đại học (ĐH) bắt đầu quan tâm và đầu tư vào phát triển.
Ảnh minh họa
Ưu thế E-learning
Là một trong những trường đi tiên phong trong việc đào tạo E-learning tại Việt Nam, Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết đã triển khai đào tạo trực tuyến từ năm 2009, đến nay có 7 ngành đào tạo, gồm Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Theo thống kê, giai đoạn 2013-2018 Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tốc độ phát triển E-learning. Một khảo sát lấy ý kiến người học về trải nghiệm E-learning với sự tham gia của 505 sinh viên Trường ĐH Văn Lang, gồm các sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ năm cho thấy: Khi tham gia học tập trên E-learning, những giá trị mà phương thức này có thể mang lại rất lớn. Cụ thể, nhiều bạn đã đánh giá các giá trị ở mức độ tán thành khá cao (gồm tán thành và rất tán thành), cụ thể chủ động trong học tập (47.8%), linh hoạt về thời gian (46.5%), làm việc có kế hoạch (38.5%), phát triển thêm kỹ năng (34.7%), học liệu phong phú (34.3%), cảm thấy tự tin hơn (30.1%), có thể xem đi xem lại bài giảng của giảng viên nhiều lần khi cần, có thể làm đi làm lại các bài tập không giới hạn,...
Trong khi đó, những khó khăn có thể kể đến là không được khai thác, sử dụng cơ sở vật chất của trường (74.5%), khó kết nối với bạn bè học cùng lớp, cùng nhóm (62.5%), ít được tiếp xúc với bạn bè, thầy, cô (66.1%), làm việc nhóm không hiệu quả (50%)... Đây là những thông số quan trọng để các nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến, bắt kịp xu hướng thế giới.
Trở ngại lớn nhất là con người
Học trực tuyến tuy rằng không thể thay thế hoàn toàn chương trình đào tạo truyền thống nhưng cũng đã mở ra cơ hội cho chính các trường và người học có nhu cầu bổ sung và nâng cao tri thức.
PGS. TS Vũ Hữu Đức, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP HCM chỉ ra, hiện nay Việt Nam vẫn thiếu một định hướng quốc gia về phát triển E-learning cũng như khung pháp lý cần thiết cho việc triển khai và bảo đảm chất lượng. Một số khó khăn khác được vị Phó Hiệu trưởng chỉ ra đó là nguồn lực tài chính của nhà trường còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ và xây dựng nội dung số; đội ngũ giảng viên chưa được đào tạo các kỹ năng cần thiết về ứng dụng công nghệ trong giảng dạy cũng như xây dựng nội dung số cho các khóa học trực tuyến hoặc kết hợp. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các trường tăng lên do sự thu hút người học từ các chương trình trực tuyến xuyên biên giới với chất lượng cao, chi phí thấp đang là những thách thức đặt ra với giáo dục ĐH Việt Nam nói chung và từng trường ĐH nói riêng.
Từ góc nhìn chất lượng, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, cần có những quy định về kiểm định và đảm bảo chất lượng đối với hình thức đào tạo trực tuyến. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng "đào tạo một đằng, cấp bằng một nẻo", nhất là khi hiện nay, hình thức đào tạo đã không được ghi trên văn bằng được cấp nên để mọi tấm bằng đều thực sự có giá trị như nhau, không thể dễ dãi, xuề xòa trong việc cấp phép cũng như kiểm định chương trình, quá trình đào tào dù là hình thức tập trung hay trực tuyến, từ xa...
Chia sẻ quan điểm này, GS. TS Lê Anh Vinh (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cho rằng các yếu tố cản trở chuyển đổi số, phương pháp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục ĐH gồm hai nhân tố chính là về văn hóa và yếu tố thứ 2 là về mặt chi phí. "Sự sẵn sàng thay đổi thực tế đối với đội ngũ giảng viên, nhà trường đôi khi lại khó hơn đối với sinh viên và học sinh. Như vậy, trở ngại lớn nhất không phải là về công nghệ mà trở ngại về con người có sẵn sàng đón nhận thay đổi hay không, có cởi mở với sự thay đổi hay không"- ông Vinh nói.
Bà Phương Hằng học tới lớp 11, vậy học vấn đại gia Dũng "lò vôi" thế nào mà cả hai đều có bằng giáo sư - tiến sĩ? Thông tin về học vấn của bà Nguyễn Phương Hằng và đại gia Dũng "lò vôi" hiện đang được cư dân mạng bàn tán. Mới đây trong buổi chia sẻ của mình, nữ streamer 50 tuổi Phương Hằng đã nhắc tên một YouTuber có tên Quỳnh Như. Trong đó, có một câu nói mà bà Phương Hằng dùng để mô tả bản thân...