Cô giáo trẻ mặc áo lông chồn gần 100 triệu đồng bị phụ huynh lập nhóm chat nói xấu: Cô NÓI 1 câu mà cả nhóm TÁI MẶT
Khi biết nguồn gốc chiếc áo lông chồn đắt tiền, vị phụ huynh đã rối rít xin lỗi giáo viên của con.
Ngày nay, giáo dục là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái học hành phát triển để mai sau có tương lai sáng lạn. Vai trò của thầy cô rất quan trọng, bởi họ là người truyền tải kiến thức. Thời gian các em ở trường còn nhiều hơn ở nhà và cha mẹ thì luôn muốn con được học thầy cô dạy tốt, có tâm và có tầm.
Mối quan hệ giữa phụ huynh và thầy cô giáo luôn gắn bó mật thiết để đảm bảo cập nhật chính xác thông tin của con trẻ. Họ không chỉ trao đổi qua điện thoại mà còn lập các nhóm chat trên mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh, thông tin. Mọi hoạt động của trẻ đều được cha mẹ và thầy cô theo dõi sát sao.
Nhiều bậc phụ huynh không chỉ theo dõi tình hình học tập của con mà còn đặc biệt quan tâm đến cả những lời nói, hành động, thậm chí là đời tư, trang phục của giáo viên. Họ luôn tò mò, muốn tìm hiểu tính cách, gu thời trang của cô giáo dạy con mình. Một cô giáo trong câu chuyện dưới đây mếu dở khóc dở bởi bị phụ huynh học sinh “soi” 1 cách thái quá.
Nhiều cô giáo đi dạy học mặc đồ lộng lẫy như đi dự tiệc. (Ảnh minh hoạ)
Ly Ly, 24 tuổi, hiện đang sinh sống tại Trung Quốc. Cô mới tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm được hơn một năm. Sau khi học xong, cô trở về quê và công tác tại một trường tiểu học. Ly Ly rất hài lòng với cuộc sống hiện tại bởi công việc ổn định, được nghỉ 2 ngày cuối tuần và không mất nhiều thời gian di chuyển khi đi làm.
Bố mẹ Ly Ly kinh doanh đã nhiều năm nên gia đình cô được xếp vào diện giàu có trong vùng. Nếu như bạn bè mới ra trường đang loay hoay tìm việc làm, tìm nhà ở thì cô hoàn toàn không phải lo vấn đề này. Ly Ly chỉ cần cố gắng hoàn thành tốt công việc giảng dạy tại trường. Cô không gặp áp lực về kinh tế. Vì kinh tế gia đình khá giả nên Ly Ly thường mạnh tay mua sắm nhiều quần áo, mỹ phẩm, giầy dép,…
Đặc biệt, mùa đông năm nay, Ly Ly tự thưởng cho mình một chiếc áo lông chồn cao cấp. Đây là chiếc áo không phải ai cũng có khả năng mua. Để sở hữu chiếc áo lông chồn này, cô đã phải đặt trước nhiều ngày và bỏ ra 28.000 NDT (101 triệu đồng). Nhưng đổi lại, áo nhận về rất đẹp, lông mượt và dày, mặc lên vô cùng quý phái.
Trang phục của giáo viên cũng là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Ngay lập tức, người mẹ của học sinh nọ đã “soi” ra giá trị chiếc áo. Người mẹ ấy sững sờ khi thấy cô giáo con mình khoác một chiếc áo hàng trăm triệu đồng lên lớp.
Vị phụ huynh dấy lên trong lòng hàng loạt nghi vấn: “Cô giáo mới ra trường đi dạy thì làm sao có nhiều tiền mua áo được?”, “Số tiền lớn như vậy có được từ đâu?”,… Và càng nghĩ, người mẹ càng cho rằng chắc chắc giáo viên này mở lớp học thêm “chui”, nhận quà cáp từ học sinh hoặc là bồ nhí của đại gia. Chỉ cách này mới giúp có nhiều tiền ăn diện. Bà mẹ này còn lập cả group chat với phụ huynh khác để bàn tán, bình phẩm sau lưng.
Video đang HOT
Chiếc áo lông chồn giá hàng trăm triệu khiến nhiều người ngỡ ngàng. (Ảnh minh hoạ)
Biết chuyện, Ly Ly dù đang rất tức giận nhưng vẫn bình tĩnh xử lý. Cô gọi vị phụ huynh kia lên trường để xác minh thông tin. Ly Ly cho rằng, việc lựa chọn trang phục là quyền riêng của mỗi người. Đặc biệt, tuyệt đối không nhìn trang phục để đánh giá nhân phẩm người khác. Sau đó, Ly Ly cũng nói rõ nguồn gốc chiếc áo là do cha mẹ cô tặng nhân dịp sinh nhật. Gia đình cô vốn giàu có, việc mua chiếc áo hàng trăm triệu là điều bình thường. Nghe vậy, người mẹ xấu hổ, cúi gằm mặt xuống và nói lời xin lỗi.
Nhưng sau sự việc này, Ly Ly cũng rút ra được bài học quý giá. Cô nhận thấy giáo viên cần ăn mặc gọn gàng, chỉn chu, không nên trưng diện, trang điểm đậm khi lên lớp. Bởi điều này ảnh hưởng không tốt đến học sinh và khiến phụ huynh hiểu lầm.
Giáo viên nên mặc trang phục kín đáo, thanh lịch khi đi dạy. (Ảnh minh hoạ)
Bài học rút ra về mối quan hệ giữa cha mẹ và giáo viên
- Mối quan hệ tin tưởng: Cha mẹ học sinh phải đặt sự tin cậy vào giáo viên của con. Nếu không tin tưởng, cha mẹ sẽ rất khó giao con cái cho thầy cô chỉ bảo, dạy dỗ.
- Mối quan hệ giám sát: Tuy hoàn toàn đặt niềm tin vào giáo viên nhưng cha mẹ không được quên việc giám sát tình hình của con. Nếu phát hiện ra tình huống bất thường, có thể nhanh chóng giải quyết mà không để lại hậu quả.
– Mối quan hệ hợp tác: Giữa phụ huynh và giáo viên cần có mối quan hệ hợp tác, mục tiêu chung là học sinh tiến bộ từng ngày. Cha mẹ luôn mong con cái có điểm số cao, học tập tốt. Còn thầy cô mong học sinh đạt thành tích xuất sắc, có tương lai sáng lạn. Trò giỏi cũng là niềm tự hào đối với người làm thầy, làm cô.
Không chịu ăn đồ con bỏ mứa, mẹ bị bà ngoại mắng cho té tát, vô tình khơi mào cuộc chiến trên MXH về "tiêu chuẩn người mẹ tốt"
Nhiều phụ huynh cảm thấy rằng, ăn đồ thừa của con là việc không có gì to tát và vì họ không muốn lãng phí thức ăn.
Một số người cho rằng việc có ăn đồ con bỏ mứa hay không còn phụ thuộc vào việc thức ăn có ngon không, món bị bỏ lại có đắt tiền hay không.
Đối với nhiều mẹ bỉm sữa, việc ăn thức ăn thừa của con cái là chuyện rất tự nhiên và bình thường như cơm bữa. Tuy nhiên vẫn có nhiều người mẹ vì nhiều lý do khác nhau, họ không muốn ăn đồ con bỏ lại. Mới đây, một người mẹ đã chia sẻ lên mạng xã hội bài tâm sự về vấn đề này, không ngờ tạo ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa các bậc phụ huynh.
"Hôm qua khi cả nhà ăn tối, đứa con biếng ăn của tôi đã bỏ thừa gần nửa bát cơm chan canh. Lúc tôi định đứng dậy xới bát cơm mới cho mình thì mẹ đã đẩy bát cơm của con sang cho tôi, bảo tôi ăn cho hết đi kẻo uổng phí.
Thật sự tôi không muốn ăn đồ thừa của người khác, dù là con tôi đi nữa nên tôi đã từ chối lập tức. Sau đó mẹ tôi liền bắt đầu than thở rồi mắng mỏ, nói rằng tôi hoang phí không biết tiết kiệm. Bà cho rằng đồ thừa của con mình thì có gì mà đáng ghê tởm? Mẹ nào cũng ăn đồ con bỏ mứa và ngày tôi con bé, bà đã ăn hết thức ăn mà tôi không ăn.
Tôi cảm thấy quan niệm này không hay chút nào. Tôi không phải là một cái thùng rác và tôi không có trách nhiệm phải ăn hết đồ thừa của con. Nhưng nếu tôi không ăn, có vẻ như trong mắt mọi người, tôi không xứng đáng là một người mẹ tốt. Cuối cùng để làm dịu tình hình căng thẳng, bố tôi đã xung phong ăn nốt thức ăn của cháu".
Bài viết của người mẹ nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến trái chiều về cách xử lý đồ ăn thừa của con cái.
Nhiều phụ huynh cảm thấy rằng, ăn đồ thừa của con là việc không có gì to tát và vì họ không muốn lãng phí thức ăn.
Một số người cho rằng việc có ăn đồ con bỏ mứa hay không còn phụ thuộc vào việc thức ăn có ngon không, món bị bỏ lại có đắt tiền hay không.
Có ý kiến khác nói rằng, khi dọn cơm cho trẻ, tránh lấy quá nhiều. Nếu trẻ ăn hết suất, phụ huynh có thể hỏi trẻ có muốn ăn nữa không để lấy thêm. Cách làm này sẽ hạn chế tối đa việc trẻ bỏ mứa, tránh lãng phí thức ăn.
Ăn thức ăn thừa của con, mặc dù là một việc nhỏ nhưng bỗng nhiên lại trở thành tiêu chuẩn mặc định để đánh giá phụ nữ có phải người mẹ tốt hay không.
Từ quan điểm "mẹ phải ăn đồ con bỏ mứa", cư dân mạng đã chuyển hướng sang một vấn đề khác đáng được quan tâm hơn. Đó là khi một phụ nữ trở thành mẹ, họ rất thường xuyên nhận được ý kiến đánh giá hoặc chỉ trích vì một hành động nào đó trong quá trình chăm sóc con.
Chẳng hạn: "Mẹ gì mà không chịu ăn đồ con bỏ mứa?", "Những người mẹ cho con bú sữa công thức thật ích kỷ", "Mẹ chăm thế nào mà để con ốm nheo ốm nhách vậy?", "Mẹ gửi con vào nhà trẻ sớm để đi làm có xứng đáng là mẹ tốt hay không?"...
Sau khi trở thành mẹ, mỗi lời nói, việc làm hay nhu cầu cảm xúc của phụ nữ dường như bị vùi lấp bởi hai chữ "hy sinh". Mọi người cho rằng làm mẹ thì lẽ tất nhiên phải bỏ mặc bản thân để chăm sóc con cho thật tốt. Tất cả thế giới của người mẹ chỉ được phép xoay quanh đứa trẻ.
Quan điểm này vô tình đã tạo nên áp lực nặng nề, trở thành "gông cùm" kiềm hãm sự tự do của nhiều mẹ bỉm sữa. Điều này có thật sự công bằng?
Chúng ta vẫn thường nghe mọi người khen ngợi "mẹ là siêu nhân". Thế nhưng trong thâm tâm nhiều phụ nữ, đó không phải là lời khen mà là một "vầng hào quang" bị mọi người áp đặt lên mình.
"Siêu nhân" có nghĩa là mẹ phải gánh vác toàn bộ trách nhiệm nuôi dạy con cái, phải loay hoay chiến đấu với tã bỉm, sữa bột và thức ăn của con quanh năm, phải từ bỏ sở thích và cuộc sống cá nhân để chăm con...
Khi thế giới đang hết lời ca ngợi thiên chức của một người mẹ, ca tụng sự hy sinh vĩ đại của mẹ thì thực tế những lời tung hô đó đang củng cố những quan điểm cứng nhắc về một người mẹ tốt.
Nhưng hãy nhớ rằng, "mẹ" không bao giờ là danh tính đầu tiên của một người phụ nữ. Phụ nữ cũng không cần thiết phải sống theo quan điểm của bất kỳ ai, không cần phải cố gắng thỏa mãn đúng tiêu chí của người ngoài về cách mà chúng ta làm mẹ, nuôi con.
Sau khi trở thành mẹ, chúng ta vẫn có quyền sợ hãi và rơi nước mắt. Chúng ta có thể lựa chọn ăn hoặc không ăn đồ ăn con bỏ mứa. Đừng tự ép buộc bản thân làm điều mình không thích mà hãy chăm con theo bản năng và trong khả năng lớn nhất của mình, dù có thể nó "không hoàn hảo".
Hãy nhớ rằng, mẹ cũng chỉ là một người bình thường chứ không phải là siêu nhân. Thực tế không có một khuôn mẫu và tiêu chuẩn thống nhất nào để định nghĩa một người mẹ tốt.
Cười mệt nghỉ với màn "cắt tỉa" của nhị vị phụ huynh mùa dịch Covid-19 Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cửa hàng cắt tóc, gội đầu phải tạm đóng cửa để hạn chế tụ tập đông người theo quy định. Vậy nên, khi tóc dài mà không được đi cắt đã khiến rất nhiều người cảm thấy khó chịu. Trước tình cảnh này, hội ông bố đã quyết định ra tay, trổ tài "múa kéo" cắt...