Cô giáo trẻ hỏi: “Tại sao giáo viên vẫn tâm huyết trong khi lương không bằng shipper”, hội đồng nghiệp liệt kê một loạt lý do quá sức hợp lý
Thực ra có những nghề có thể làm giàu còn những nghề thì không thể đáp ứng nhu cầu giàu nhanh, khi chọn nghề hẳn mình đã nên biết về điều này.
Giáo viên vốn dĩ từ trước tới nay luôn được “định dạng” là nghề cực nhọc, lương thấp chưa tương xứng với công sức giáo viên bỏ ra. Đặc biệt, với các giáo viên mới ra trường thì để có thể sống được bằng lương là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, vì sao những giáo viên đã làm nghề thì hầu hết đều rất tâm huyết và gắn bó? Câu hỏi không của riêng ai này mới đây được một cô giáo trẻ đặt ra và ngay lập tức nhận về nhiều ý kiến.
Cô giáo chia sẻ: Em xin phép đặt câu hỏi vì tò mò và kiếm động lực cho bản thân thôi chứ không có ý đánh giá gì ạ. Lý do nào mà giáo viên vẫn yêu và tâm huyết với nghề trong khi lương không bằng shipper và lao động phổ thông (10tr/tháng).
Bối cảnh: Giáo viên bằng giỏi đại học, làm việc cả ngày cả đêm để soạn giáo án và hoàn thành công việc đáp ứng nhu cầu của trường. Shipper, lao động phổ thông: Không cần bằng đại học, làm 8h/ ngày, làm thêm có tiền thêm.
Lý do nào mà giáo viên vẫn yêu và tâm huyết với nghề trong khi lương không bằng shipper và lao động phổ thông (10tr/tháng)?
Lương thấp, làm vì… đam mê hay còn nguyên nhân khác nữa?
Đồng tình với câu chuyện lương thấp, nhiều thầy cô cho biết, bản thân đi dạy nhiều năm lương không quá 8 triệu, nếu không vì đam mê thì khó trụ nổi. Như cô giáo M.H kể, mình ra trường 22 năm, 1 bằng đại học, 2 bằng Thạc sĩ, dạy môn phụ 18 tiết/tuần, lương 7,6 triệu đồng, nhưng không bỏ nghề vì vẫn còn có thu nhập đều đặn ổn định.
“Mình dân Tổng phụ trách đây, sắp hết năm thứ nhất, mà cộng thêm 10, 11 năm lương 6 triệu thiếu 200k. Giáo viên còn được 1 ngày nghỉ, mình làm cả chủ nhật đây… Xác định là sống bằng đam mê” , một thầy giáo chia sẻ.
Đóng góp ý kiến vào chủ đề này, nhiều giáo viên cũng đưa ra các góc nhìn khác. Ngoài lý do là yêu nghề, yêu trẻ thì các thầy cô cũng liệt kê thêm hàng loạt nguyên nhân gắn bó lâu dài với nghề gõ đầu trẻ.
- Bạn sẽ có những thứ mà không tiền nào mua được. Đó là tình yêu bọn trẻ dành cho bạn. Đó là sự tin tưởng của phụ huynh… Bọn trẻ sau khi học vẫn tìm cách qua chỗ cô chỉ để gặp cô là đủ để mình không kêu ca rồi. Sau mấy năm ra trường thì cảm nhận tất cả vì học sinh ạ. Cảm thấy mong muốn giúp đỡ bọn trẻ nhiều nhất có thể, định hướng bọn trẻ trở thành những người tử tế.
Video đang HOT
Lương giáo viên là chủ đề chưa bao giờ cũ. (Ảnh: LAP)
- Cô đi dạy được 26 năm rồi. Thật ra lúc đầu cũng vì cơm áo gạo tiền mà cô suýt không trụ được trong ngành. Nhưng nhờ trong lòng cô luôn có suy nghĩ mọi người đi làm để tạo ra sản phẩm cho xã hội, mình may mắn hơn khi “sản phẩm” là con người. GV không ai làm việc 8h/ngày đâu em. GV tụi cô toàn làm từ 10 đến 15, 16h/ ngày không thôi.
- Ban đầu tôi không hề yêu, đây là cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt. Mẹ tôi thấy đây là bến đỗ vững chắc, lâu dài cho con gái tay yếu chân mềm như tôi. Không lo chạy vạy nắng mưa, không lo bị đuổi việc bất cứ lúc nào. Sau 20 năm vất vả với nó, bây giờ tôi thật sự tìm thấy niềm vui trong đó, cũng bởi tôi quá quen thuộc và có thể điều khiển được nó chứ không phải chạy theo đáp ứng nhu cầu của nó, tôi yêu những đứa con của tôi dù có đứa này đứa kia.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng mỗi nghề có đặc thù riêng, so sánh cũng rất khó. Nếu bỏ qua lương, đặt lên bàn cân những khía cạnh khác của 2 nghề này thì giáo viên có những “đặc quyền” mà shipper mơ ước: Những ngày mưa gió bão bùng, giáo viên được làm việc tại nơi an toàn, shipper chạy dưới trời bão; mùa dịch 5 tháng giáo viên ở nhà vẫn đảm bảo thu nhập đầy đủ, shipper cấm không được ra đường; giáo viên nghỉ hè vẫn có lương, shipper ráo mồ hôi là hết tiền…
“Vậy nên đừng so sánh nghề này với nghề khác mà hãy so sánh là tại sao cùng hoàn cảnh, trình độ, địa lý, ngành nghề mà giáo viên khác thu nhập tốt còn mình vẫn trông vào 3 đồng lương thôi” , một cô giáo nêu ý kiến.
Đã chọn thì yêu nghề và bằng lòng với cuộc sống
Nhiều người cho rằng, lương không cao so với nhu cầu cuộc sống là tình hình chung của cán bộ, viên chức chứ không phải giáo viên lương thấp. Và nhất là, cộng thêm phụ cấp, nhà giáo có lương tháng hơn hẳn các viên chức khác, như một cô giáo khẳng định: “Không nói đến những thứ khác chỉ nói đến thu nhập nhé, cả 2 vợ chồng mình là giáo viên. Vài năm đầu cuộc sống khó khăn chút nhưng thời gian trôi qua cuộc sống của mọi giáo viên đều ổn. Mức sống đều bằng hoặc vượt trung bình ở địa phương thế mà lại có nhiều hạnh phúc khác mà không phải nghề nào cũng có”.
Với nhiều giáo viên, họ vẫn có thể gia tăng thu nhập nếu chịu khó và cân bằng thu xếp cuộc sống tốt nên cơ bản là thấy mình sống ổn. Thực ra có những nghề có thể làm giàu còn những nghề thì không thể đáp ứng nhu cầu giàu nhanh, khi chọn nghề hẳn mình đã nên biết về điều này. Chưa kể, bỏ qua những thứ khác, nếu chỉ nói về thu nhập thì giáo viên giỏi cũng không hề nghèo:
“Với mình nghề nghiệp không chỉ là để kiếm tiền. Theo thang nhu cầu của con người thì nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn vẫn chỉ là ở tầng dưới thôi. Công việc còn là chỗ để khẳng định giá trị của bản thân, để kết nối với mọi người và ở góc độ nào đó nó là sự cống hiến cho cộng đồng. Vì thế mình nghĩ yêu nghề là một khái niệm mơ hồ nhưng cụ thể hơn với mình chính là được làm nghề mình thấy thích, có năng khiếu, kiếm được tiền nuôi sống bản thân và gia đình và đạt được những giá trị tinh thần mà mình theo đuổi. Nghề giáo cho mình đủ những thứ đó nên mình vẫn duy trì được công việc lâu dài”.
Bé mẫu giáo khóc xin cô cho ăn vì mẹ quên đóng tiền, cô giáo quay video gửi phụ huynh
Cách hành xử của vị giáo viên bị đại đa số các bậc phụ huynh phản ứng giữ dội.
Ngày nay, khi nhiều bậc cha mẹ quá bận rộn với công việc và không có người phụ giúp trông con nên đã quyết định sớm gửi con theo học tại các trường mầm non, mẫu giáo trong địa phương theo hình thức sáng đưa đi tối đón về. Các bé sẽ được thầy cô tại trường chăm sóc từ giấc ngủ đến bữa ăn.
Tuy nhiên, dù sao đi chăng nữa, cả một ngày dài không được gặp con, làm mẹ không ai là không khỏi lo lắng. Nhất là chị Chizhou Yibao (An Huy, Trung Quốc) trong câu chuyện dưới đây. Sau lần này, chắc hẳn bà mẹ sẽ sợ sệt hơn mỗi lần cho con theo học ở ngôi trường nào.
Theo chia sẻ trên Sohu, vào ngày 17/3 vừa qua, Chizhou Yibao cảm thấy vô cùng lo lắng kèm theo đó là tức giận sau khi nhận được một đoạn video do chính cô giáo ở lớp của con gửi cho. Trong đoạn video là hình ảnh bữa ăn sáng tại lớp học của con chị.
Trong khi các bạn học sinh đều đang ăn sáng thì con của chị khóc lóc van xin cô giáo cho bé ăn. Sau một hồi phớt lờ thì cuối cùng, vị giáo viên này cũng dọn cho con chị một số món ăn. Tuy nhiên, chị Chizhou Yibao nhìn kĩ thì trong bát bé chỉ có vài món đơn giản như măng. Chizhou Yibao cảm thấy vô cùng tức giận liền gọi điện ngay cho cô giáo đó để hỏi chuyện.
Con trai chị đã phải khóc lóc van xin cô đồ ăn sáng.
Ban đầu vị giáo viên phớt lờ nhưng về sau đã cho bé một chút thức ăn.
Thế nhưng đó chỉ là những món ăn đơn giản ít dưỡng chất.
Phía cô giáo nói rằng trong danh sách thống kê tiền ăn sáng của lớp học không có tên con của chị. Điều đó có nghĩa là Chizhou Yibao chưa đóng tiền ăn sáng cho con trai ở lớp học nên cô giáo cũng không cho con chị ăn sáng. Đó cũng chính là lý do vì sao cô giáo quay lại cảnh tượng đó và gửi cho phụ huynh để nhắc nhở chị nên đóng tiền cho lớp học. Chizhou Yibao vô cùng tức giận và nói thêm rằng, chị đã đóng tiền ăn sáng cho con từ ngày khai giảng, chắc chắn cô giáo đã quên ghi vào bảng thống kê.
Chuyện tranh cãi vẫn chưa có hồi kết, Chizhou Yibao bực bội đăng tải đoạn video lên mạng xã hội và nói thêm về câu chuyện mà chị đang gặp phải. Rất nhiều bậc phụ huynh khác lên tiếng chỉ trích cô giáo mẫu giáo đã cư xử không đúng mực, không xứng đáng với danh nghĩa cô giáo, người dạy dỗ trẻ. Thậm chí phụ huynh có quên đóng tiền ăn cho con thì cô giáo cũng không nên cấm trẻ ăn.
(Ảnh minh họa)
Cách giải quyết được mọi người đưa ra đó là cô giáo vẫn nên cung cấp bữa ăn đầy đủ cho bé, sau đó sẽ thông báo với phụ huynh về chi phí của bữa ăn trong một nhóm chat riêng tư nào đó, thay vì kích động phụ huynh theo cách không cho trẻ ăn và gửi video như thế này.
"Không thể để lỗi do chính giáo viên hay người lớn gây ra lại khiến đứa trẻ phải chịu. Bên cạnh đó, phụ huynh bực tức, bất bình với giáo viên nhà trường sẽ gây ra những hiểu lầm không nên xảy ra. Bên cạnh đó, một đứa trẻ mẫu giáo thì ăn hết đáng bao nhiêu một bữa cơ chứ" - một người nói.
Hiện tại, vụ việc vẫn chưa được hai bên giải quyết ổn thỏa nhưng đã gây nên tranh cãi lớn trong đại đa số các bậc phụ huynh.
(Ảnh minh họa)
Không ai lên tiếng đồng tình với cách giải quyết của cô giáo nói trên bởi bất kì trẻ nhỏ nào cũng nên được đối xử công bằng dù lỗi lầm thuộc về ai, nhất là trong câu chuyện trên, nếu có xảy ra lỗi thì sẽ thuộc về phía giáo viên hoặc phụ huynh học sinh. Ngoài ra, sau câu chuyện trên cũng rút ra bài học sâu sắc cho tất cả các bậc cha mẹ cũng như thầy cô giáo, cần có sự trao đổi qua lại với nhau thường xuyên để sớm giải quyết những khúc mắc, tránh đem lại thiệt thòi không đáng có cho các em nhỏ.
Em bé chưa đầy 3 tuổi đã đọc làu làu hàng chục bài thơ dài nhưng bị trả về sau 5 ngày học mẫu giáo, nguyên nhân khiến nhiều phụ huynh giật mình Nhiều phụ huynh hay nhìn để so sánh con mình và con nhà người ta và không khỏi chạnh lòng, mơ ước. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ có thành tích nổi trội nào cũng là điều tốt. Với những đứa trẻ, tiêu chí để đánh giá chúng có thông minh hay không có lẽ là ở sự phát triển nhanh hơn các...