Cô giáo ngán ngẩm trước tấm giẻ lau bảng “dùng tới hơi thở cuối cùng”
Thời học sinh luôn là khoảng thời gian đẹp nhất khi các em còn vô tư, không phải lo nghĩ nhiều về tiền bạc, mưu sinh hay gánh vác gia đình.
Dù lúc này chưa có quá nhiều điều kiện về vật chất nhưng đôi lúc như vậy nó lại đem đến những kỉ niệm đáng nhớ đi theo ta suốt cả cuộc đời.
Cô giáo ngỡ ngàng trước tấm giẻ lau bảng. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.M.T)
Mới đây, kênh TikTok D.M.T đã chia sẻ video ngắn ghi lại một khoảnh khắc nhỏ trong tiết học và thu về hàng trăm nghìn lượt thả tim và hơn 1,6 triệu xem. Trong video, cô giáo vừa bất ngờ, vừa ngán ngẩm khi trông thấy giẻ lau bảng của lớp mình đang dạy. Nó vốn là cái khăn và miếng vải thừa nhưng giờ đây sau thời gian dài sử dụng đã tàn tạ hết mức có thể.
Cô giáo ngán ngẩm trước tấm ghẻ lau bảng của cả lớp. (Video: D.M.T)
Cô còn nói rằng công ty sản xuất khăn nhìn vào chắc cũng buồn lòng. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.M.T)
Tấm giẻ không thể nào rách hơn được nữa. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.M.T)
Trong đó, chiếc khăn tay bị mòn và rách hết chỉ còn lại lơ thơ vài sợi chỉ. Trong khi đó, giẻ lau bảng từ miếng vải thừa cũng chẳng khá khẩm hơn khi rách lỗ chỗ. Dù đã cũ rích, cực kỳ tồi tàn nhưng lớp vẫn gắng sử dụng. Nhìn vào 2 tấm giẻ, cô vừa bất lực vừa buồn cười nói: “Các nhà sản xuất khăn nhìn chắc buồn lắm á. Nó xài tới giờ mà không chịu mua khăn mới nữa thì làm sao mà bán”. Trong khi cô nói, học sinh ở dưới chỉ biết cười khúc khích.
Miếng khăn lau khác cũng chung tình trạng. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.M.T)
Video đang HOT
Nhìn khoảnh khắc này, nhiều học sinh đã ngay lập tức vào xác nhận rằng đó không chỉ là tình trạng của riêng lớp trong video mà nhiều lớp khác cũng “cố chấp” như thế. Một số bạn còn đùa vui là tiền quỹ học sinh dùng “mua muối chấm trái cây rồi” nên đành bấm bụng dùng nốt những chiếc khăn tồi tàn đến vậy.
Tấm giẻ bị rách lỗ chỗ trông rất tồi tàn. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.M.T)
” Hồi lớp 9 cũng có cái khăn lau y vậy, giáo viên chủ nhiệm bảo là nó không đủ đẳng cấp để trở thành khăn lau lớp mình, thay mới đi các em”.
“Mấy em để tiền mua muối chấm trái cây ăn á cô”.
“Khăn lau bảng lớp mình nó còn được xé thành 4 phần bằng nhau để lau. Mà không hiểu sao khăn lau bảng cứ được mấy bữa là hỏng, nhanh xuống cấp dã man. Có ai để ý như em không ạ” - ý kiến từ độc giả.
Không riêng lớp học này, trước đó, dân tình từng bật cười trước loạt ảnh giẻ lau bảng “dùng tới hơi thở cuối cùng”. Cùng chung tình trạng trên, giẻ lau của các lớp cũng rách nát, tồi tàn khiến ai nhìn vào cũng cạn lời.
Tấm khăn lau bảng rách tơi tả được 1 bạn học sinh chia sẻ. (Ảnh: Group K.S.C)
Tấm giẻ tồi tàn đến mức không thể nhận dạng. (Ảnh: Group K.S.C)
Không rõ với hình dạng này thì làm sao sử dụng. (Ảnh: Group K.S.C)
Những hình ảnh trên vui nhộn nhưng cũng khiến nhiều người ngậm ngùi nhớ về thời học sinh hồn nhiên, vô tư. Quãng thời gian quý giá đó, dù sau này có bao nhiêu tiền cũng chẳng thể nào quay lại.
Thót tim, quặn lòng cảnh cô giáo vùng cao Quảng Nam bám thân cây vượt suối
Đội cơn mưa tầm tã, cuốc bộ 2 tiếng đồng hồ băng rừng, cô giáo vùng cao ở Quảng Nam bất chấp hiểm nguy, bám thân cây vượt suối để đến lớp học.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh ghi lại cảnh người phụ nữ đội mưa, hai tay bám chặt thân cây, nhích từng centimet vượt qua dòng suối chảy xiết.
Thót tim cảnh cô Tý bám thân cây chò, nhích từng centimet để vượt qua suối. (Ảnh: V.N)
Nhìn hành động chẳng khác nào "đánh đu" với mạng sống này, cư dân mạng không khỏi thót tim. Song, khi hiểu hơn về thông tin ẩn chứa đằng sau những bức ảnh, có lẽ mọi người sẽ không khỏi quặn lòng xót xa.
Theo tìm hiểu của PV VTC News, câu chuyện diễn ra ở huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Và nhân vật đang gây xúc động mạnh trên mạng xã hội là cô giáo Nguyễn Thị Tý (30 tuổi, trú xã Trà Mai) - giáo viên phụ trách lớp mầm non ở điểm trường nóc Ông Bình, thôn 3, xã Trà Dơn.
Trò chuyện với chúng tôi, cô Tý chia sẻ, sự việc được ghi lại cách đây 5 ngày nhưng đến thời điểm hiện tại, cô vẫn cảm thấy ớn lạnh mỗi khi nhớ tới chuyến băng rừng, vượt suối đầy hiểm nguy.
Cô Tý thuật lại, hôm 10/10, như thường lệ vào ngày thứ Hai đầu tuần, cô thức giấc từ lúc rạng sáng rồi chạy xe máy một mạch từ nhà ở xã Trà Mai lên xã Trà Dơn. "Từ trung tâm xã Trà Dơn muốn vào nóc Ông Bình chỉ có một cách duy nhất là cuốc bộ. Vì vậy, sau khi bỏ lại xe máy, tôi cùng thầy Nguyễn Văn Nhân (giáo viên phụ trách lớp ghép gồm lớp 1 và 2) đi bộ băng rừng để đến lớp học.
Bình thường, chúng tôi mất 2 tiếng đồng hồ là đến nơi. Thế nhưng, hôm ấy trời trút mưa tầm tã, mặt đường lầy lội, trơn trượt rất khó di chuyển. Thậm chí, suốt quãng đường băng rừng, vượt núi, cả hai đối mặt với 3 chướng ngại vật là 3 con suối" - cô Tý nói rồi buông tiếng thở dài, giãi bày rằng mưa to kéo dài không ngớt đã đẩy mực nước suối dâng cao, cuồn cuộn chảy.
Cô Tý và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
Dừng lại trước con suối thứ nhất, hai thầy cô thoáng chút lưỡng lự. Bởi dù từ bên ni ngó qua bên kia bờ chỉ có khoảng cách chừng 10 mét, song dòng suối hung tợn lại đang chảy rất xiết. Nhắc đến đây, cô Tý kể tiếp: "Lúc ấy, trong đầu cứ đan xen 2 luồng suy nghĩ: Nửa muốn quay về chờ mưa ngớt, nửa muốn bước tiếp vì thương học trò. Rốt cuộc, nguồn động lực từ các em học sinh đã giúp tôi dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi.
Khi thấy thân gỗ chò nằm bắc ngang đoạn suối ngập sâu, tôi và thầy Nhân lần lượt bám chặt vào thân cây rồi nhích từng centimet để vượt qua. Trong lúc tôi toát mồ hôi hột di chuyển, thầy Nhân đã dùng điện thoại chụp ảnh làm kỷ niệm. Bây giờ xem lại vẫn thấy rùng mình".
Cô Tý chia sẻ thêm, ở đoạn suối thứ 2, cô và thầy Nhân dễ dàng lội bộ qua. Đến con suối cuối cùng, cả hai phải mất 4 tiếng đồng hồ chờ khi mưa tạnh, nước không còn cuộn trào, chảy xiết thì mới dám lội qua để tiến thẳng về lớp học - nơi đám học trò đang mong ngóng cô Tý, thầy Nhân.
Theo cô Tý, đây là năm học thứ 5 cô giảng dạy ở xã Trà Dơn. 2 năm đầu, cô công tác ở nóc Ông Phụng. Quãng đường và thời gian đi bộ để tới lớp dạy cũng không thua kém so với điểm trường nóc Ông Bình hiện tại.
"Khổ nhất là đường sá đi lại khó khăn. Chỉ mong đường giao thông được mở vô tới tận các nóc ở vùng sâu vùng xa để giáo viên và bà con địa phương đỡ vất vả" - cô Tý bộc bạch.
Cô giáo yêu cầu học sinh đếm 10.000 hạt gạo, dân mạng chỉ trích cách làm của phụ huynh Cư dân mạng lao vào chỉ trích cách phụ huynh giúp con trai hoàn thành bài tập về nhà được cô giáo giao là đếm 10.000 hạt gạo. Đoạn video ghi lại cảnh người đàn ông giúp con trai làm bài tập về nhà yêu cầu đếm 10.000 hạt gạo nhanh chóng gây bão mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người lao vào...