Cô giáo mầm non thâm niên 10 năm tiết lộ suất cơm trưa ở trường khiến trẻ ăn hết veo
Con trai 4 tuổi luôn miệng nói đồ ăn ở trường mẫu giáo rất ngon khiến người mẹ tò mò không biết cậu bé đã được ăn những gì?
Khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi đi mẫu giáo cũng là giai đoạn con có sự phát triển vượt bậc về thể chất, trí não, ngôn ngữ, vận động… Ở tuổi này, trẻ bắt đầu có sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới, xuất hiện những hành vi “bắt chước” người lớn, đặc biệt là luôn trong trạng thái hoạt động tràn đầy năng lượng.
Do đó ở giai đoạn này, việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh đầy đủ chất dinh dưỡng cho con là vô cùng quan trọng, vì nó sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cân đối, toàn diện về thể chất và trí não của trẻ sau này.
Bữa ăn của con ở trường mẫu giáo luôn là nỗi quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.
Một số trường mẫu giáo thường giữ trẻ từ sáng tới tận chiều tối để đảm bảo nhu cầu giờ giấc của phụ huynh, vì vậy đa số trẻ sẽ có bữa trưa ở trường bán trú. Nhiều bậc cha mẹ khi cho con đi học không khỏi lo lắng liệu trẻ có được ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, đúng giờ giấc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mẫu giáo? Bà mẹ dưới đây là một minh chứng.
Chị Xiao Ming có một cậu con trai 4 tuổi, đã đi học mẫu giáo từ khi lên 2. Ngày xưa con trai quá nhỏ, chị Xiao Ming để con học ở trường mẫu giáo gần nhà, trưa sẽ đón con về nhà để ăn uống rồi chiều lại đưa con trở lại trường. Tuy nhiên, sau khi đi làm trở lại, chị Xiao Ming không để đảm bảo giờ giấc đưa đón và chuẩn bị bữa trưa cho cậu con trai, nên đành gửi cậu bé tới một trường mẫu giáo bán trú.
Con trai khoe ăn hết phần ăn ở trường mẫu giáo.
Buổi sáng chị Xiao Ming đưa con trai tới trường, chiều tối tan làm sẽ tới đón con, cậu bé được ăn trưa và ngủ trưa tại trường mẫu giáo. Điều này rất thuận tiện cho Xiao Ming, nhưng chỉ có một vấn đề duy nhất là bữa ăn trưa ở trường khá đắt (hơn 20 nhân dân tệ, khoảng 60.000 Việt Nam đồng). Dù vậy, chị Xiao Ming mong rằng bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho bữa trưa của con trai, chỉ mong rằng cậu bé có thể ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Sau khi con trai đi học trường mẫu giáo một thời gian, ngày nào cậu bé cũng khoe với mẹ rằng bữa trưa ở trường rất ngon, lần nào con cũng ăn hết suất ăn của mình. Chị Xiao Ming cảm thấy rất mừng, vì điều đó có nghĩa là chất lượng bữa ăn trưa của con trai xứng đáng với giá trị số tiền đã bỏ ra. Tuy nhiên chị Xiao Ming vẫn rất lo lắng, không biết cậu bé đã ăn những gì ở trường và liệu có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lý do gì khiến trẻ thích thú với các bữa ăn ở trường mẫu giáo như vậy?
Cho đến một ngày, cô giáo chụp vài bức ảnh trẻ ăn trưa và gửi cho nhóm phụ huynh của lớp mẫu giáo. Chị Xiao Ming không khỏi bất ngờ với những phần ăn trưa của các con ở trường: Một phần cơm nhỏ, một số loại rau xanh, thịt băm và một khối đồ ăn có hình dạng ngôi nhà, có lẽ được xếp từ nấm đông cô. Nhìn những món ăn được bày trí bắt mắt, dù đơn giản những các con ăn rất thích thú và không bị ngán. Đặc biệt, các bé ăn không chỉ ăn rất ngon miệng mà còn có vẻ rất ‘tự giác’, mỗi em bé một suất ăn ngoan ngoãn.
Video đang HOT
Các bậc phụ huynh ‘nhắn riêng cho nhau’, thắc mắc không biết nhà bếp của trường mẫu giáo có ‘ma thuật’ gì đặc biệt khiến những em bé ăn uống rất ngon miệng như vậy? Nhiều em bé ở nhà rất biếng ăn, dù bố mẹ có dỗ dành đến đâu cũng không chịu ăn cho hết, vậy nhưng đến trường lại tự mình ăn hết cả suất ăn. Các mẹ rôm rả khi cùng nhau tán gẫu, còn muốn đến nhà bếp của trường mẫu giáo để hỏi chuyện.
Các bữa ăn đều được nhà bếp ở trường mẫu giáo chế biến kỹ càng.
Lúc này, trong nhóm phụ huynh ở trường mẫu giáo có một bà mẹ cho biết mình cũng là giáo viên trường mầm non đã có 10 năm làm nghề, nhà trẻ thông thường có định lượng tỉ lệ gam dầu, muối… mỗi bữa ăn tùy theo sức khỏe của trẻ và có sự giám sát của các cơ quan y tế tiến hành kiểm tra đột xuất nhà bếp của trường mẫu giáo hàng tháng. Tất cả bộ đồ ăn, chén dĩa… đều được khử trùng ở nhiệt độ cao, ngay cả bàn ăn cũng được lau ba lần một ngày bằng dung dịch khử trùng.
Không chỉ được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp mỗi bữa ăn chính với thực đơn thay đổi liên tục, giữa các tiết trẻ còn học có nửa quả táo hoặc quả chuối hoặc phần bánh nhỏ để không ăn quá no mà không bị đói. Để tạo hứng thú cho bữa ăn của các con, nhà bếp cũng tìm những cách bày trí bắt mắt với những hình thù thú vị được xây bằng đồ ăn.
Việc trẻ ngồi ăn chung với nhau cũng khiến không khí bữa ăn trở nên tích cực hơn hẳn.
Nghe xong, các bà mẹ đều gật gù khen ngợi và cảm thấy tiền bỏ ra cho bữa ăn ở trường của con thật xứng đáng, đều là bữa ăn bổ dưỡng, ăn đúng giờ và luôn được ăn cùng nhau thật ngon và vui vẻ. Do đó, trẻ thích đồ ăn ở trường là có lý do. Vậy các bà mẹ có thể tiếp thu được điều gì từ những bữa ăn “ma thuật” của con ở trường mẫu giáo:
Chú trọng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đối với trẻ mầm non, mẫu giáo (3 – 5 tuổi), nhu cầu năng lượng khuyến nghị trung bình từ 1.230 – 1.320 kcal/ngày. Trong đó, chất bột đường chiếm 52 – 60%, chất đạm chiếm 13 – 20%, chất béo chiếm 25 – 35% tổng năng lượng khẩu phần.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ.
Theo đó, trong thực đơn hàng ngày cho trẻ mẫu giáo, mầm non, lượng thực phẩm cần được cung cấp cụ thể gồm: Chất bột đường (khoảng 3 – 4 chén cơm, cháo đặc hoặc các món tương tự), Chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua…): 120g – 150g. Chất béo (dầu mỡ, bơ…): 30g. Rau củ, trái cây: 300g. Các loại vitamin và khoáng chất: vitamin A 1.000 UI, vitamin D 400UI, canxi 500mg, sắt 6 – 7mg, kẽm 10mg… Để cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể, trẻ cần được cung cấp 4 đơn vị sữa/ngày (1 đơn vị sữa tương đương 100ml sữa nước, 100g sữa chua hoặc 15g phô mai). Ngoài ra, trẻ cũng cần được uống đủ nước (khoảng 1.6 – 2 lít/ngày).
Chế biến món ăn theo khẩu vị của trẻ
Thức ăn ở nhà được mẹ nấu kỹ càng nhưng thực ra lại được thêm rất nhiều gia vị, hợp với khẩu vị của người lớn. Nhưng đối với trẻ con, khẩu vị của trẻ khá nhạt nên khi ăn con có thể không thấy ngon miệng. Ngoài việc chế biến món ăn theo khẩu vị của trẻ, cha mẹ cũng nên kết hợp nhiều loại thực phẩm để con ăn không bị ngán, ngoài ra kết hợp trang trí bắt mắt để kích thích vị giác của trẻ.
Ăn uống kết hợp vận động thích hợp
Ở trường mẫu giáo, các hoạt động học và chơi khiến trẻ tiêu tốn nhiều năng lượng, dẫn đến trẻ ăn rất ngon vào các bữa ăn. Bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp để bé phát triển chiều cao và cân nặng một cách tốt nhất. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ độ tuổi mầm non cần hoạt động thể lực cường độ vừa trở lên bằng các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy, chơi đuổi bắt… ít nhất 60 phút/ngày. Phụ huynh có thể chia nhỏ hoạt động trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, mỗi lần ít nhất 10 phút.
Tạo bầu không khí cho bữa ăn của con
Ở trường mẫu giáo, trẻ ăn thành nhóm, ngồi chung bàn với nhau, vừa ăn vừa “ganh đua” nhau rất tích cực. Do đó, những bữa ăn ở trường của con rất vui và ngon miệng, không “áp lực” như khi ăn ở nhà. Cha mẹ thường ép con ăn khiến trẻ không thích thú, đặc biệt là không khí của bữa ăn cũng trở nên căng thẳng hơn hẳn khiến con không cảm thấy ngon miệng.
Tạo bầu không khí cho bữa ăn của con.
Không ăn vặt, ăn nhẹ
Trước khi trẻ đi mẫu giáo, giáo viên sẽ kiểm tra xem có đồ ăn nhẹ trong cặp và không được phép mang vào. Bởi vì giữa giờ học của trẻ ở trường sẽ có những bữa ăn phụ là trái cây hoặc các loại bánh, đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe và được ăn với một khẩu phần nhất định, tránh làm trẻ quá no hoặc quá đói. Việc cha mẹ cho con ăn vặt trong ngày có thể làm con bị quá no, không thể nạp thêm đồ ăn vào các bữa ăn chính. Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều loại đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, chất bảo quản… không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Những bữa ăn ở trường mẫu giáo tưởng chừng như được “phù phép” thực ra lại theo đúng đặc điểm phát triển của trẻ, cộng với bầu không khí của lớp học nên trẻ càng thích thú hơn. “Ma thuật” đơn giản này của nhà bếp ở trường mẫu giáo, nếu mẹ có thể thực hiện tại căn nhà của mình thì việc trẻ biếng ăn sẽ không còn trở thành vấn đề khó khăn nữa rồi!
Mẹ bỉm "nghỉ việc" 3 ngày, giao con cho bố chăm sóc, cảnh tượng căn nhà sau đó khiến cô sụp đổ
Nhìn hiện trường đầy rác, chén dĩa chất như núi, ai cũng há hốc mồm kinh ngạc hỏi đã mấy tháng rồi người mẹ không dọn dẹp nhà cửa.
Có thể nói rằng, làm mẹ toàn thời gian là công việc với rất nhiều khó khăn cực khổ mà không phải ai cũng hiểu được. Nhiều người cho rằng những bà mẹ toàn thời gian không đi làm mà chỉ ở nhà chăm sóc con cái, thu dọn nhà cửa thì có gì là mệt mỏi?
Mới đây một mẹ bỉm Trung Quốc đã chia sẻ hình ảnh tan hoang của căn nhà cô lên mạng xã hội. Nhìn hiện trường đầy rác, chén dĩa chất như núi, ai cũng há hốc mồm kinh ngạc hỏi đã mấy tháng rồi người mẹ không dọn dẹp nhà cửa. Mẹ bỉm này cay đắng cho biết, cô chỉ mới rời khỏi nhà trong 3 ngày mà thôi.
Theo lời người mẹ cho biết, nhiều năm qua cuộc sống của cô chỉ quẩn quanh trong gia đình, đúng nghĩa là một người mẹ toàn thời gian. Mỗi ngày công việc của cô đều là chăm sóc các con, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa chén... Cứ như vậy thấm thoát đã hơn 7 năm trời. Giờ đây con trai lớn của cô đã vào tiểu học, con gái út thì đi mẫu giáo, người mẹ cảm thấy đã đến lúc cô cần tự thưởng cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống riêng.
Cuối cùng mẹ bỉm quyết định "nghỉ việc" trong 3 ngày để ra ngoài chơi cho khuây khỏa. May mắn ý tưởng của cô được sự ủng hộ lớn từ người chồng.
Sau khi chuẩn bị thực phẩm, sắp xếp và căn dặn chồng cẩn thận về những thứ trong nhà, mẹ bỉm yên tâm rời khỏi nhà. Chồng cô cũng hứa rất chắc chắn sẽ chăm sóc các con chu đáo để vợ ra ngoài chơi cho thoải mái. Chẳng thể ngờ đến khi quay về nhà, cảnh tượng trước mắt khiến người mẹ ngã quỵ ngay tại chỗ.
Toàn bộ căn nhà của cô đã ngập tràn trong rác. Ghế sofa thậm chí không còn chỗ ngồi. Các vật dụng để bừa bãi từ phòng ăn cho đến nhà bếp. Bát dĩa bẩn, đồ ăn thừa chất đầy bồn rửa chén. Mọi thứ trong nhà ngổn ngang như chính tâm trạng của mẹ bỉm lúc này. Cô chỉ vắng nhà có 3 ngày mà căn nhà đã trở thành một bãi rác.
Có lẽ nhìn thấy cảnh tượng này, nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy rất đồng cảm. Những bà mẹ toàn thời gian không phải chỉ chăm con và làm việc nhà, mà thực tế là thế nào? Đó là những công việc không tên, là ngày đêm mệt mỏi, không có thời gian và không gian cho bản thân. Buồn nhất chính là trong mắt mọi người, họ chỉ là người phụ nữ ở nhà đợi chồng nuôi.
Trên thực tế, nhiều bà mẹ toàn thời gian không phải không có khả năng lao động, họ cũng có sự nghiệp riêng nhưng vì gia đình và con cái mà họ tạm thời từ bỏ. Nhiều gia đình không có sự trợ giúp của ông bà nội ngoại, cũng không thể gửi con đi nhà trẻ quá sớm. Trong hoàn cảnh này, người mẹ lựa chọn ở nhà chính điều tốt nhất cho con cái và gia đình.
Tuy nhiên, nếu mẹ bỉm không quá ôm đồm, biết cách phân chia việc nhà hợp lý thì có lẽ mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có thời gian dành cho bản thân.
1. Mẹ hãy chọn ngày cố định trong tuần để cả nhà cùng tham gia dọn dẹp nhà cửa. Việc này sẽ giúp cho cả nhà đoàn kết hết, dạy cho các con về sự chia sẻ trách nhiệm trong gia đình, mẹ bỉm cũng giảm bớt áp lực.
2. Mẹ nên cho trẻ tham gia nhiều hơn vào công việc nhà. Chỉ có như vậy trẻ mới học được nhiều kỹ năng sống, tự lập hơn và có trách nhiệm hơn với gia đình.
3. Bố cũng nên chủ động làm việc nhà. Việc các ông bố chủ động làm việc nhà sẽ có ảnh hưởng rất tốt đến con cái, giúp các con hiểu được rằng việc chăm sóc gia đình không phải là việc của riêng phụ nữ. Bên cạnh đó, khi bố chia sẻ gánh nặng việc nhà sẽ giúp cho mẹ giảm bớt lo toan mệt mỏi và giúp tăng cường tình cảm vợ chồng.
Con mẫu giáo chê cơm mẹ, khen đồ ăn ở trường rất ngon, mẹ xem ảnh thì tức giận Bà mẹ đã luôn tò mò về suất ăn trưa ở trường của con, khi nhìn thấy ảnh chụp lại càng thắc mắc thêm. Giáo dục với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là quan trọng nhưng dinh dưỡng cũng quan trọng không kém bởi đây là giai đoạn vàng để phát triển thể chất và trí não cho bé. Chính vì thế,...