Cô giáo lấy thân che chắn cho học sinh trong vụ xả súng ở Texas
Irma Garcia, một trong hai giáo viên là nạn nhân của vụ xả súng ở trường tiểu học Robb, bang Texas ngày 24/5, được cho là đã lấy thân mình che chắn làn đạn để bảo vệ học sinh.
“Cô ấy đã hy sinh bản thân để bảo vệ những đứa trẻ trong lớp. Cô ấy là một người hùng”, theo thông tin từ một chiến dịch gây quỹ hỗ trợ tang lễ cho gia đình các nạn nhân trên website GoFundMe.
Garcia là mẹ của 4 đứa con, và là người “ngọt ngào, tốt bụng, đầy yêu thương, vui vẻ với một nhân cách tuyệt vời”, người phát động gây quỹ trên GoFundMe cho biết.
John Martinez, cháu trai của Garcia, cho hay đã được các quan chức thông báo rằng cô Garcia đã che chắn cho học sinh trước làn đạn, theo .
“Không chỉ là học sinh, chúng như những đứa con của cô ấy. Cô ấy đã mạo hiểm mạng sống của mình, và đã hy sinh để bảo vệ những đứa trẻ. Đó là con người cô ấy”, Martinez nói.
Cô Irma Garcia, một trong hai giáo viên thiệt mạng sau vụ xả súng ở Texas ngày 24/5. Ảnh: CNN.
Cô Irma Garcia, một trong hai giáo viên thiệt mạng sau vụ xả súng ở Texas ngày 24/5. Ảnh: CNN.
Cô Garcia đã làm giáo viên trong 23 năm. Đây là năm thứ 5 cô làm cùng Eva Mireles, người cũng thiệt mạng sau vụ xả súng.
Con gái cô Mireles đã viết những dòng tri ân mẹ mình lên Twitter.
“Mẹ là một người hùng. Con luôn tự nhủ rằng điều này không có thật. Con chỉ muốn được nghe giọng của mẹ. Con muốn cảm ơn mẹ đã trở thành nguồn động lực cho con. Con sẽ mãi mãi tự hào là con gái của mẹ. Mẹ yêu, con sẽ gặp lại mẹ”, Adalynn, con gái của cô Mireles, nói.
Vụ xả súng tại Texas hôm 24/5 được xem là thảm sát đẫm máu nhất ở một trường học của Mỹ trong gần một thập kỷ. Tay súng đã giết 19 trẻ em và 2 giáo viên trên, trước khi bị bắn chết.
Hiện trường bên ngoài vụ xả súng khiến 19 học sinh thiệt mạng ở Mỹ Video từ bên ngoài trường tiểu học nơi xảy ra vụ xả súng tại Texas, Mỹ cho thấy thời điểm cảnh sát có mặt tại hiện trường.
Giấc mơ đến trường bị chôn vùi của trẻ em Afghanistan
Từng chứng kiến hàng chục bạn cùng lớp thiệt mạng khi ngôi trường mình theo học trở thành mục tiêu của một vụ đánh bom hồi tháng 5, nhưng Amena - nữ sinh 16 tuổi người Afghanistan, vẫn quyết tâm đi học.
Giờ đây, giống như hầu hết các nữ sinh trung học trên cả nước, Amena đã phải ngồi nhà suốt một tháng qua do chính quyền Taliban chưa cho phép các nữ sinh quay trở lại trường học.
"Em muốn được học tập, gặp gỡ bạn bè và có một tương lai tươi sáng, nhưng giờ em không được phép", Amena nói. "Tình trạng này khiến em cảm thấy rất buồn và tức giận."
Vào ngày 18/9, nhà cầm quyền mới của Afghanistan đã ra lệnh cho các giáo viên nam và học sinh nam từ 13 tuổi trở lên trở lại trường học. Tuy nhiên, thông báo không hề đề cập đến giáo viên nữ hoặc nữ sinh.
Taliban sau đó cho biết các nữ sinh có thể trở lại trường cấp hai, nơi hầu hết các lớp học được chia theo giới tính, nhưng chỉ khi tình hình an ninh được đảm bảo.
Bộ trưởng Giáo dục mới của Afghanistan thông báo bộ quy tắc cho phép tất cả trẻ em gái trở lại các trường trung học sẽ sớm được công bố, một giám đốc điều hành cấp cao của UNICEF cho biết.
Trong khi đó, các trường tiểu học đã mở cửa trở lại cho tất cả trẻ em và phụ nữ có thể theo học tại các trường đại học tư thục, chỉ cần tuân thủ các quy định khắt khe về ăn mặc và đi lại.
Amena sống chỉ cách trường trung học Sayed Al-Shuhada của cô bé một quãng đi bộ ngắn, nơi 85 người, chủ yếu là các nữ sinh, thiệt mạng trong vụ đánh bom hồi tháng 5.
"Họ đều là những người vô tội. Em đã tận mắt chứng kiến nhiều người bị thương và hấp hối. Tuy nhiên, em vẫn muốn đến trường một lần nữa", Amena quả quyết nói.
Thỉnh thoảng, có một vài chuyên gia tâm lý tới giúp đỡ em gái Amena, hiện vẫn còn khủng hoảng sau khi trải qua vụ đánh bom tại trường học.
"Họ nói nếu không thể đến trường, bọn em hãy tự học ở nhà để có thể trở thành một người nào đó trong tương lai", Amena cho biết, người anh của cô bé cũng thường mang sách truyện về nhà cho các em đọc.
Nhưng Amena không hiểu tại sao con trai được đi học còn con gái thì không.
"Một nửa xã hội được tạo thành từ các bé gái và nửa còn lại là các bé trai. Không có sự khác biệt giữa họ", Amena thắc mắc. "Tại sao bọn em không thể đi học? Tại sao chỉ có con trai mới có tương lai?"
Sau khi chính quyền Taliban bị lật đổ vào năm 2001, việc giáo dục trẻ em gái Afghanistan đã đạt được nhiều tiến bộ.
Số trường học tăng gấp 3 lần và tỷ lệ nữ giới biết chữ tăng gần gấp đôi lên 30%, nhưng sự tiến bộ phần lớn chỉ giới hạn ở các thành phố.
Nasrin Hasani, một giáo viên 21 tuổi tại Kabul, hiện đang giúp đỡ các học sinh tiểu học cho biết: "Phụ nữ Afghanistan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong 20 năm qua."
"Nhưng tình hình hiện tại đã khiến chúng tôi thất vọng", Hasani nói. "Theo như tất cả chúng ta đều biết, đạo Hồi chưa bao giờ cản trở việc học hành và công việc của phụ nữ."
Hasani cho biết cô vẫn hy vọng rằng chính quyền Taliban mới sẽ "khác một chút" so với chế độ hà khắc trước đây.
Giáo viên dạy thêm tại Trung Quốc 'ẩn mình' vì lệnh cấm Lệnh cấm dạy thêm của chính quyền Trung Quốc đang buộc nhiều giáo viên ở các trung tâm tư nhân "ẩn mình" để tránh bị chú ý. Một số chuỗi trung tâm ngoại ngữ đột ngột đóng cửa khiến phụ huynh chới với vì đã lỡ đóng tiền trước. Nhu cầu học thêm tại Trung Quốc đang tăng cao bất chấp các lệnh...