Có giải thưởng khủng nhưng game thủ Dota 2 vẫn nghèo nhất
The International của Dota là một giải đấu điển hình của eSports với số tiền thưởng khổng lồ và quy mô hoành tráng nhất, tuy nhiên những game thủ của Dota 2 lại là những người có thu nhập thấp nhất trong các tựa game eSports.
Trong năm 2014, Newbee là đội đã giành được chiến thắng tại giải đấu lớn nhất hành tinh – The International 4 với số tiền thưởng lên đến 5 triệu đô. Tuy nhiên họ không được hưởng trọn số tiền đó mà phải nộp rất nhiều thuế thu nhập tại Mĩ – nơi họ tham gia thi đấu vòng chung kết.
The International 4 đã phá với mọi kỷ lục của các giải đấu eSports lớn nhất trên thế giới, với tổng giải thưởng lên đến gần 11 triệu đô la Mỹ, đây cũng là lần đầu tiên một giải đấu eSports được tường thuật trực tiếp trên kênh ESPNtrong thời lượng 30 phút.
Một giải đấu lớn và có số tiền thưởng ngất ngưởng như thế tất nhiên sẽ mang lại lượng tài chính lớn cho các đội tham gia cũng như các game thủ. Tuy nhiên, giải đấu lớn nhất không đồng nghĩa với việc tất cả các game thủ củaDota 2 đều “giàu có”. Để có một cái nhìn chính xác nhất về thu nhập bình quân của các game thủ trong các tựa game eSports nổi tiếng nhất thế giới: LMHT, DotA 2, và StarCraft.
Mời các bạn cùng xem biểu đồ thống kê dưới đây (lưu ý rằng biểu đồ này bỏ qua những hình thức thu nhập khác như Streaming, thương hiệu hình ảnh, quảng cáo…)
Nếu xét về top 50 game thủ có thu nhập cao nhất thì Dota 2 là game giành chiến thắng. Tuy nhiên, từ khoảng 61 người trở đi, đã có sự khác biệt thú vị xảy ra, LMHT và StarCraft đã bắt kịp Dota 2 và những game thủ của cả 3 game có một mức thu nhập bằng nhau.
Càng tiến dần về sau, điển hình là từ game thủ thứ 100 trở đi, Dota 2 đã có một sự sụt giảm đáng kể và đặc biệt là ở con số 400, thu nhập của những game thủ của Dota 2 lại đứng thấp nhất.
Biểu đồ dưới đây sẽ cho một cái nhìn chính xác hơn về sự chênh lệch thu nhập của các game thủ trong 3 game khi đi sâu vào các cấp bậc.
Video đang HOT
Đây là biểu đồ thống kê tổng số tiền thưởng của 500 game thủ hàng đầu của 3 trò chơi, ở top 50 người xuất sắc nhất, Dota 2 vẫn là game mang lại nhiều tiền nhất khi chiếm hơn 50% tiền thưởng. Nhưng càng về sau, đặc biệt là ở con số 500 người, Dota 2 đã có một sự tụt dốc thảm hại, có thể thấy rằng từ game thủ 419 trở đi, game thủ Dota 2 không còn mang được tiền về nhà nữa, trong khi 2 game kia người chơi vẫn kiếm được tiền đều đều.
Điều này thực sự là một điểm đáng ngại và cần phải thay đổi trong Dota 2. Để có một sự ổn định trong đấu trường chuyên nghiệp, Dota 2 cần hơn nữa những giải đấu nhỏ giành cho các đội có thứ hạng thấp hơn chứ không nên chỉ tập trung vào các giải đấu hàng đầu có quy mô lớn. Rõ ràng ở top 50 người xuất sắc nhất Dota 2, các game thủ có thể kiếm sống bằng eSports, thậm chí là sống rất khá, nhưng phần còn lại thì sao?
Những game thủ trẻ tài năng làm sao có thể vững tin để theo đuổi niềm đam mê Dota 2 của mình khi nó không mang lại các giá trị về kinh tế. Sống nhờ eSports không phải là điều viển vông, khi thu nhập của các game thủ càng ngày càng tăng lên, nhưng nếu nhìn vào số liệu trên, chắc chắn nhiều người sẽ lựa chọn LMHT và StarCraft chứ không phải Dota 2.
Xác định bắt đầu sự nghiệp với Dota 2 là quá chênh vênh trong khi để kiếm được tiền từ 2 game kia không phải là một điều quá khó khăn vì họ sẽ được cạnh tranh với các đối thủ cùng đẳng cấp. Điều này cũng giống như cuộc sống vậy, sự chênh lệnh giàu nghèo trong Dota 2 sẽ mang lại nhiều hệ lụy và chắc chắn sẽ có những sự phát triển không bền vững.
Những tác động xấu này cũng đã được đo cụ thể trong bản số liệu dưới đây. Nó nói về sự ổn định của các đội Dota 2 trong TI3, TI4 và tại League of Legends Championship Series.
Màu nhạt nhất là các đội đã giải tán và xây dựng lạiMàu đậm hơn là các đội đã thay đổi nhân sự sau 4 tháng diễn ra sự kiệnMàu đậm nhất chỉ các đội mới hình thành trong năm diễn ra sự kiện
Bằng chứng khá rõ ràng cho sự phát triển thiếu cần bằng của Dota 2 là : trong TI3 đã có đến 72% các đội không còn tồn tại. Xu hướng chung của The International là các đội liên tục xây dựng lại đội hình để tìm kiếm sự thành công, nếu thất bại họ sẽ lập tức giải tán.
Làm sao có thể tồn tại được lâu khi đội không có giải thưởng và không có thu nhập. Trung Quốc có lẽ là một ví dụ khá điển hình khi các đội hàng đầu như DK cũng phải giải tán khi đội không tìm kiếm được các giải thưởng nữa.
Một ví dụ khác là đội New Element, họ là một đội thứ hạng khá cao tại Trung Quốc và thế giới (xếp hạng 10 tại Trung Quốc và hạng 56 trên thế giới) nhưng họ không thể chen chân được vào các giải đấu lớn, bị bỏ rơi và tất nhiên là không có tiền. Nhiều đội khác tại đây cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Con đường duy nhất của các đội Dota 2 là tìm đường đến với The International hoặc sẽ giải tán. Có một thực tế rất đáng nói đó là số lượng các đội mới hình thành trong The International, ở TI3 là 30%, đến TI là 50%.
Dường như có rất nhiều người mơ ước đến giải thưởng khổng lồ và những hào quang trên đỉnh vinh quang mà không biết rằng thực tế phũ phàng họ sẽ phải trở về tay trắng, thậm chí còn thiệt hại thêm về kinh tế.
Giải pháp lúc này sẽ là: hỗ trợ tài chính cho những đội tham gia và những người chơi chuyên nghiệp. Tuy nhiên sẽ không có một giải thưởng khổng lồ như vậy nữa.
Tạm kết
Đây là một vấn đề còn tồn đọng khá lớn của Dota 2, khi không tạo được sự bền vững trong đấu trường chuyên nghiệp. Là một tựa game đứng đầu về giải thưởng nhưng các game thủ lại là những người nghèo nhất.
Cần có nhiều hơn những giải đấu và phân cấp độ rõ ràng để các game thủ chuyên nghiệp đều có thể kiếm tiền, kêu gọi nhiều nhà tài trợ hơn để những game thủ chuyên nghiệp có thể vững tâm thi đấu để Dota 2 ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Theo Game4v
TOP những 'bóng hồng' chân dài trong LMHT
Trong LMHT có rất nhiều nữ tướng xinh đẹp. Tuy nhiên có mấy người biết được vị nữ tướng nào "chân dài" nhất trong LMHT?
Akali
Với tốc độ di chuyển cơ bản lên đến 350, Akali là một trong top những cô gái chân dài nhất LMHT. Với tốc độ di chuyển cao cùng sự cơ động của chiêu cuối Vũ Điệu Bóng Đêm, Akali luôn là nỗi ác mộng cho những game thủ mới khi chưa biết cách khống chế vị tướng này.
Fiora
Fiora cũng là một trong những cô gái chân dài nhất LMHT khi đôi chân của Nữ Kiếm Sư cũng có thể di chuyển tới 350 đơn vị khoảng cách trong một giây. Với đôi chân dài cùng các chiêu thức của mình, Fiora có thể dễ dàng áp sát tấn công đối thủ. Tuy nhiên cô nàng này chỉ mạnh trong những pha solo 1 vs 1.
Shyvana
Nàng "Khủng Long Nữ" của LMHT cũng là một vị nữ tướng có đôi chân dài với tốc độ di chuyển cơ bản lên tới 350. Với Hóa Rồng Shyvana có thể bơi vào giữa đội hình đối phương. Sau đó với đôi chân dài và Rực Cháy, Shyvana dễ dàng đu bám và quấy rối các vị trí chủ lực bên phía đối phương,
Vi
Vi không hề kém cạnh những cô gái trên khi đôi chân của Vi cũng di chuyển với tốc độ 350. Với lợi thế chân dài của mình, những pha gank của Vi thường khá nguy hiểm khi kết hợp cùng những chiêu thức có khả năng khống chế mạnh là Cú Đấm Bùng Nổ và Tả Xung Hữu Đột.
Missfortune
Với khả năng đột biến khi không bị ai động chạm vào, đôi chân của Miss fortune trở nên dài miên man hơn khi di chuyển với tốc độ 395. Hẳn nhiên cô nàng này giành ngôi vị Quán Quân của top những cô gái chân dài trong LMHT. Với đôi chân này, cô nàng rất mạnh mẽ khi truy đuổi và tiêu diệt đối phương.
Theo Game4v
LMHT: Game thủ dùng tướng nào để chơi ARAM kiểu gì cũng thắng? Vực Gió Hú là bản đồ với chế độ chơi ARAM 5 vs 5 trên cùng 1 đường. 5. Heimerdinger (Tỉ lệ thắng 62,24%) Heimerdinger là vị tướng không quá phổ biến trong bản đồ Summoner's Rift. Tuy nhiên, hắn lại là một kẻ có số má trong chế độ chơi ARAM ở Vực Gió Hú. Với Ụ Súng Tân Tiến H 28G,...