Có gì đặc biệt ở quán khổ qua cà chớn mà hút khách?
Nhiều người thích thú với quán khổ qua cà chớn không chỉ bởi thức ăn ở đây ngon, được chế biến ngay tại chỗ trước sự chứng kiến của thực khách, mà họ còn thích thú với cái tên nghe lạ đời này.
Nói là quán nhưng thực chất nó chỉ là một chiếc xe đẩy được bán trên đường Phùng Hưng, Quận 5 TPHCM. Thực khách sẽ ngồi bao quanh chiếc xe này để thưởng thức những món mà mình thích. Hỏi chủ quán tại sao lại đặt tên khổ qua cà chớn anh này trả lời đơn giản là chỉ để phân biệt với những quán khác mà thôi, vì khu Phùng Hưng có rất nhiều người bán món khổ qua sả ớt – món ăn quen thuộc của người Hoa.
Rất nhiều thực khách đã đến quán khổ qua cà chớn để thưởng thức. Dù 16:30 quán mới mở cửa nhưng chừng 16:00 đã có rất nhiều người đến ăn.
Đây là một quán ăn theo phòng cách người Hoa từ gia vị cho tới cách chế biến.
Chủ quán khá trẻ anh Andy On, người Hoa. Anh cho biết quán anh bán được khoảng 24 năm rồi, anh được người nhà truyền lại.
Món khổ qua cà chớn thành phần gồm khổ qua, ớt, tàu hủ, chả cá… với giá 35 ngàn đồng một tô.
Video đang HOT
Điều đặc biệt tạo ra sự khác biệt của quán khổ qua cà chớn là ở hai nồi nước to được nấu ngay tại chỗ bán đó là nồi hầm thịt và xương heo, vì thế nước không dùng quá nhiều bột ngọt mà vị ngọt từ thịt và xương heo mà ra nên tạo sự khác biệt.
Ngoài món khổ qua cà ớt, anh còn bán xôi Chú Bửu, cháo sườn, Mì xào…
Đỗ Hoa
Theo sgtiepthi.vn
Ý nghĩa không ai ngờ của những món ăn phiên âm tiếng Hoa, bất ngờ nhất là món số 3
Bò bía, dầu cháo quẩy, chí mà phù... có mấy ai hiểu được hết nghĩa thật của những cái tên chúng ta gọi hằng ngày này?
Các món ăn của người Hoa tại Việt Nam là một trong những khía cạnh giúp bức tranh ẩm thực Việt thêm phong phú, đa dạng. Ở Sài Gòn, những con phố người Hoa được giới trẻ mê ăn uống tìm tới với các món dimsum, các loại chè, mì hoa... Ở Hà Nội, mỗi độ đông về người ta lại cầm trên tay những bát chè nóng như chí mà phù, bánh trôi tàu... Các món ăn được người Hoa mang vào Việt Nam đã có một sự gắn bó sâu sắc với chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác, và chúng ta học theo ông bà, cha mẹ gọi tên tiếng hoa của những món ăn ấy mà không thực sự giải nghĩa được chúng. Ví dụ như các món ăn sau đây:
Bò bía
Nhắc đến bò bía, ta hình dung ra ngay những chiếc cuốn có vỏ bánh tráng trong suốt với trứng rán cắt sợi, lạp xưởng và củ sắn hấp, ăn kèm loại tương nhà làm siêu gây nghiện (mà dường như mỗi nơi bán đều có một công thức khác nhau, kiểu gì cũng ngon khó tả).
Chúng ta biết bò bía, nhưng chúng ta không biết chữ "bò" và chữ "bía" có nghĩa là gì. Hiển nhiên, "bò" không có nghĩa là con bò, và "bía" thì dường như không có nghĩa. Đây là phiên âm tiếng Trung của cụm "bạc bì quyển ("180;Õ67;)" trong đó bạc có nghĩa là "mỏng", bì có nghĩa là "da", còn quyển là "cuộn". Như vậy, nghĩa thật của cuốn bò bía ta vẫn hay ăn là "cuộn da mỏng". Tuy nhiên xét thấy nghĩa thật của tên nghe có hơi "ghê ghê" nên chúng ta tạm thời vẫn sử dụng bò bía như trước giờ vậy.
Tào phớ
Đối với món ăn mịn màng được làm từ đậu phụ, vừa thơm vừa hấp dẫn, ăn kèm với nước đường gừng ấm nóng, người miền Bắc và người miền Nam đều có cách gọi riêng. Theo phương ngữ miền Nam, người ta hay gọi là tàu hủ (để phân biệt với loại đậu phụ khác thì thường thêm danh từ "nước đường" phía sau), các tỉnh thành miền Bắc thường gọi là tào phớ. Trong thực tế thì hai cách gọi này đều có nghĩa tương đương nhau và được phiên âm từ tên gốc là "đậu phụ hoa ()", hay còn được người Trung Quốc gọi tắt là "đậu hoa".
Dầu cháo quẩy
Hay còn được gọi ngắn đơn giản là "quẩy". Trước đó, từ "quẩy" dường như không có nhiều nghĩa trong tiếng Việt (dù bây giờ nó còn được nhiều bạn trẻ sử dụng để tả hành động "chơi vui"), mà chỉ dùng để gọi món bánh rán có hình dáng dài dài, thường dùng ăn kèm các món như bánh canh, cháo, phở... Tuy nhiên, chữ "quẩy" tưởng đơn giản này thực ra lại có nghĩa là "quỷ". Quỷ trong "ác quỷ", "con quỷ" đấy.
Nghe có vẻ ghê rợn, nhưng nó chính là... ghê rợn như vậy thật. Dầu cháo quẩy là phiên âm của "du tạc quỷ ()" có nghĩa là dầu thiêu quỷ, hay quỷ sứ bị rán bằng dầu. Đây không phải là lần đầu người Hoa có cách đặt tên khiến người ta phải nghệt mặt. Theo truyền thuyết Trung Hoa, món bánh này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương Thị hãm hại. Món bánh này được làm ra từ hai viên bột dài giống hình người dính vào nhau và được rán trong dầu, tượng trưng cho hai vợ chồng kẻ ác trở thành quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục.
Ừm, quả là một cái tên vừa nghe đã thấy muốn ăn. Trong khi chúng ta còn chưa hiểu "quẩy" nghĩa là gì thì tưởng tượng, trẻ em người Hoa hàng ngày đi ăn và có khi còn gọi món như thế này: "cho cháu hai cái quỷ sứ rán ngập dầu đi ạ!".
Chí mà phù
Ai cũng biết chí mà phù là chè mè đen, nhưng tách riêng mấy chữ trên thì đúng là nó chả có nghĩa gì cả. Và đối với những người chưa ăn món này bao giờ thì sẽ rất bối rối. Chí mà phù thực ra là phiên âm từ "chí mà hồ ()", trong đó, chí mà là "mè", còn hồ là chỉ những món được nấu đến khi có dạng nhuyễn, nát (như hồ dính vậy). Có lẽ trong quá trình phiên âm, nhiều người đọc nhầm "hồ" thành "phù".
Bạc xỉu
Bạc xỉu là thức uống quen thuộc với người Sài Gòn, và dường như quán cà phê nào cũng phải có thức uống này, song ít người biết được nghĩa thật sự. Bạc sỉu là tên rút gọn của "bạc tẩy xỉu phé", đây là tiếng Quan Thoại, trong đó bạc là màu trắng, tẩy là cái ly, xỉu là "ít ít" và phé là cà phê. Dịch kiểu word-by-word thì nó có nghĩa là "cái ly trắng có ít cà phê". Song đương nhiên trắng ở đây đều được người ta hiểu là màu trắng của sữa chứ không phải của ly rồi. Món này ra đời do ngày xưa thiếu sữa bò, người ta phải uống sữa đặc. Nhưng sữa đặc uống không thì quá gắt, họ mới bèn thêm ít cà phê cho bớt ngọt.
Theo tri thức trẻ
Người Hoa rất thích các món ăn vặt liên quan tới trứng và đây là loạt "bằng chứng" Bạn có nhận ra không, người Hoa dường như có một sự yêu thích với các món ăn vặt từ trứng, từ món có hình dạng giống cả một "buồng trứng" cho đến các cách nấu sáng tạo với trứng không đâu có. Người Hoa có rất nhiều những món ăn vặt liên quan tới trứng, cho dù chỉ là hình dáng gợi...