Có gì bên trong những hộp quà Trung Thu ’siêu độc’ của các công ty Internet Trung Quốc
Bên cạnh bánh Trung thu, các công ty cũng không ngần ngại tặng nhân viên và đối tác các món đồ độc đáo như búp bê, sạc dự phòng, đồ chơi và cả… “3 con sói”.
Là một trong bốn lễ hội truyền thống lớn ở Trung Quốc, Tết Trung thu là dịp khó có thể bỏ qua để các công ty lớn tung ra các hộp quà cho nhân viên và đối tác đầy độc đáo và ấn tượng. Chưa kể năm nay 2020, Tết Trung thu và Quốc khánh Trung Quốc sẽ diễn ra trong cùng một ngày là 1/10.
Do đó, đây là một dịp lớn để các công ty nổi tiếng nước này chăm chút và trao phúc lợi cho nhân viên, cũng như cơ hội hiếm có để tận dụng truyền thông nhằm quảng bá hộp quà Trung thu (Mooncake Box) độc đáo của mình.
NetEase – Phong cách “Thưởng trà dưới trăng”
Hộp quà chứa bánh trung thu của hãng NetEase năm nay được làm theo kiểu lồng đèn hình vuông. Hình ảnh ở giữa hộp là hình ảnh 3D, là linh vật trong một trò chơi nổi tiếng của công ty, đang đeo một dải ruy băng để chạy lên mặt trăng. Bốn chú thỏ trắng nhỏ đang chạy vòng quanh và ngọn hải đăng ở giữa đang phát ra ánh sáng mờ ảo.
Để thêm phần ấn tượng, hộp quà còn được trang bị thêm cả một ấm trà và cốc màu cam, hứa hẹn sẽ mang cho không khí thêm chút hương cam khi người nhận uống trà thưởng bánh.
Momo – Hộp bánh Trung thu trong suốt siêu đơn giản
Momo là một ứng dụng tìm kiếm xã hội miễn phí và nhắn tin di động nổi tiếng ở Trung Quốc. Năm nay, công ty sử dụng hộp bánh trung thu màu xanh lá cây và trong suốt, cho phép nhìn rõ bánh trung thu ở bên trong. Mỗi chiếc bánh cũng được đặt trong hộp màu xanh lá cây in chữ MOMO 2020. Dường như khó có thể phân biệt được đây là hộp quà hay bao bì của một sản phẩm điện tử.
Meituan – Hộp bánh trông không khác gì hộp dụng cụ sửa chữa
Màu vàng đặc của gói quà khiến người ta chỉ cần nhìn thoáng qua đã biết đây là Meituan.
Meituan-Dianping là một nền tảng mua sắm của Trung Quốc chuyên dành cho các sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ bán lẻ. Năm nay hộp bánh trung thu được thiết kế như một hộp đựng dụng cụ, với tay cầm bên ngoài để dễ dàng mang đi.
Tuy nhiên, bên trong bánh được đựng trong các hộp riêng hình vuông, với thân in các bức tranh truyền thống nhiều màu sắc, trông rất ấn tượng.
JOYY – Hộp quà mang phong cách không gian, tiện lợi và thiết thực
Nếu chưa biết tới JOYY thì đây là công ty công nghệ Trung Quốc đã mua lại ứng dụng livestream BIGO với giá 2,1 tỷ USD năm ngoái, và công ty này cũng đã niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq.
Thiết kế hộp quà của JOYY năm nay kết hợp các yếu tố sắp đặt theo kiểu viên nang vũ trụ, hình cột lục giác tạo nên một hộp quà đầy tính công nghệ. Bên trong là một túi đựng bánh hình trụ nhỏ. Chưa hết, đi kèm với nó là các logo hình con gấu phi hành gia được chọn mẫu ngẫu nhiên. Chiếc túi nhỏ có thiết kế để đeo vai, dễ dàng biến thành túi đựng đồ, túi đựng đồ vệ sinh, túi đựng mỹ phẩm… rất thiết thực.
Sina – Hộp quà tặng kèm búp bê ngộ nghĩnh
Video đang HOT
Hộp quà dịp Trung thu của tập đoàn Sina có màu xanh lá cây đậm, là loại hộp kéo hai lớp, đi kèm hai mặt búp bê đặc trưng và thiệp chúc mừng.
Kuaishou – Hộp quà đi kèm đĩa, chăn và pin dự phòng
Kuaishou là một ứng dụng di động chia sẻ video nổi tiếng ở Trung Quốc. Bao bì bên ngoài của hộp quà Kuaishou là hộp thiếc, được tô điểm bởi dòng chữ “Hạnh phúc trong tay em, trăng và sao”.
Các phần quà bao gồm bánh trung thu nhiều hương vị, đĩa sứ hình ngôi sao, sạc dự phòng hình phi thuyền nhỏ, một chiếc chăn mỏng. Mọi thứ đều rất thiết thực.
Alibaba – Hộp quà chủ đề “Together”
Alibaba năm nay tặng hộp quà theo chủ đề “Together”, tức là “Cùng với nhau”. Màu sắc chủ đạo là mày cam, được kết hợp với các màu sắc khác để tạo thành hiệu ứng bắt mắt. Tuy nhiên, nó có phần hơi đơn điệu so với các công ty khác và trông hơi giống như một… hộp phấn đánh mắt.
Jissbon – Tặng bánh Trung thu kèm… “3 con sói”
Nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng hóa ra lại hết sức bình thường khi Jissbon chính là công ty bán “3 con sói” lớn thứ hai tại Trung Quốc sau Reckitt Benckiser (hãng sở hữu sản phẩm Durex).
Bên ngoài của hộp quà Jissbon tạo cảm giác như một chiếc túi đựng mỹ phẩm, với hình mặt trăng được thêu viền bằng các nét đứt. Mở hộp ra, sẽ thấy có 5 cái bánh trung thu và 3 hộp “3 con sói” khác loại. Trên nắp hộp lại có gương soi, nên bạn có thể sử dụng nó như một chiếc túi đựng mỹ phẩm sau này.
Có vẻ như các nam nhân viên của công ty đã rất hài lòng với món quà Trung thu này.
Bytedance – Một vũ trụ đầy sao
Hộp quà ByteDance có hình lục giác, trên hộp có in dòng chữ Free from Gravity, cùng hình ảnh nền vũ trụ. Những chiếc bánh trung thu trong hộp mang cảm giác như những hành tinh trên bầu trời đầy sao.
Hộp quà của hãng còn đi kèm ly nước và túi xách, với tông màu xanh làm chủ đạo, cũng làm nổi bật yếu tố trang trí không gian.
Ctrip – Quà tặng du lịch thiết thực
Hộp quà của công ty du lịch lữ hành Ctrip hoàn toàn thiết thực, như chuẩn bị cho người nhận sẵn sàng với chuyến du lịch, gồm một túi đựng quần áo ba kích cỡ, thẻ hành lý (Bag tag) và ba miếng dán tủ lạnh. Tất nhiên, nó cũng có đầy đủ những chiếc bánh Trung thu ngon miệng.
Qingsongchou – Hộp quà “Có một cái lỗ trên trời” đầy sáng tạo
Nếu bạn chưa biết thì Qingsongchou là một trang web gây quỹ cộng đồng ở Trung Quốc. Chủ đề của hộp quà Trung thu năm nay có tên “Có một cái lỗ trên bầu trời”. Nó sử dụng kiểu hộp hai lớp dạng sách, đáy kéo, với thiết kế sáng tạo.
Sự thú vị nằm ở chỗ có một bên lỗ ở mặt bên của hộp, cho phép bạn có thể nhìn thấy hình ảnh linh vật công ty trong vai một phi hành gia đang du hành vũ trụ trên một chiếc phi thuyền. Bánh trung thu trong hộp quà có nhiều hương vị khác nhau, bao gồm trứng muối, matcha và ruốc heo.
Sogou – Đưa khái niệm AI vào hộp bánh
Hộp quà Tết Trung thu của công ty chuyên về mảng tìm kiếm trên web Sogou có trọng tâm là quá trình phát triển của công nghệ AI, giúp định hình các chuyến du hành vũ trụ. Nó đại diện cho sự khám phá chuyên sâu và không gian phát triển không giới hạn của Sogou trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng AI.
Nó cũng bao gồm các món đồ trang trí, miếng dán tủ lạnh, bookmark… để tăng tính thiết thực cho hộp quà.
Xiaomi – Vừa ăn vừa chơi
Hộp quà Tết Trung thu của Xiaomi được gọi là “Vui Vẻ”, là hộp quà Tết Trung thu kỷ niệm 10 năm của Xiaomi. Bánh trung thu được đóng gói trong các hộp nhỏ Mi Rabbit độc lập. Khi chạm tay vào các hộp này, nhạc chuông MIUI sẽ tự động phát ra và có thể kết hợp để tạo thành bản nhạc.
Hộp quà Trung thu này không chỉ ngon mà còn vui nhộn, cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo.
Jingdong (JD.Com) – Kết hợp yếu tố Tử Cấm Thành với 7 điều dễ thương
Hộp quà Jingdong kết hợp các yếu tố của Tử Cấm Thành, cùng 7 linh vật chó cưng của Jingdong với vẻ ngoài khác nhau, là hộp quà đặc biệt đáng yêu. Bên cạnh những hình tròn, vuông truyền thống, bánh trung thu còn kết hợp thêm yếu tố như thỏ, mây trắng… đến không khí Tết Trung thu thêm rộn ràng.
Weibo – Các yếu tố vũ trụ, đầy bí ẩn
Hộp quà Weibo sử dụng các yếu tố mang tính không gian. Nó bao gồm búp bê phi hành gia, đèn nhỏ kiểu mặt trăng và bánh trung thu. Hộp bánh trung thu được in các hình ảnh liên quan tới chủ đề không gian khác nhau trên nền màu xanh lam đậm tạo cho người nhìn cảm giác huyền bí.
Wuhu 37 Interactive Entertainment – 6 hương vị bánh trung thu cùng hộp chiếu ba chiều
Bao bì của hộp quà tặng này tương tự như hộp đựng điện thoại di động, chứa 6 bánh Trung thu với các hương vị khác nhau. Đi kèm với nó là một hộp chiếu ảnh ba chiều.
TAL Education Group – Hộp quà đầy chất trẻ thơ
TAL Education Group là công ty chuyên cung cấp các chương trình giáo dục sau giờ học cho học sinh ở trường tiểu học và trung học. Hộp quà của hãng khác với các công ty khác khi bao gồm đĩa sứ kỷ niệm, bộ xếp hình, tai nghe nhỏ, bánh trung thu… Hình ảnh nhân vật Super Q đi kèm là linh vật của công ty.
Baidu – Kết hợp yếu tố Kinh kịch cùng đế sạc không dây
Hộp quà Tết Trung thu của Baidu sử dụng màu xanh đậm làm bao bì bên ngoài, thiết kế hai cửa, giống bánh Trung thu truyền thống. Đồng thời, nó cũng đi kèm một đế sạc không dây và 5 hình nhân mang yếu tố Kinh kịch.
Điều luật 230 bảo vệ các công ty Internet của Mỹ thế nào
Điều 230 trong luật về Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ bảo vệ các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, YouTube khỏi các vụ kiện về nội dung.
Điều 230 được ban hành năm 1996 và là một phần của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act). Hầu hết nội dung trong luật này đã bị tòa án Mỹ bác bỏ qua nhiều năm vì vi phạm hiến pháp về tự do ngôn luận, nhưng riêng Điều 230 vẫn tồn tại.
Trump sau khi ký sắc lệnh về mạng xã hội hôm 28/5. Ảnh: AP.
Điều 230 bảo vệ bất kỳ trang web hoặc dịch vụ nào lưu trữ nội dung - như phần bình luận của các trang tin tức, dịch vụ video của Youtube, các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Twitter - khỏi các vụ kiện về nội dung được đăng lên bởi người dùng.
Khi luật đã được viết, chủ sở hữu một số trang web cũng lo lắng rằng họ có thể bị kiện nếu thực hiện bất kỳ việc kiểm soát nào với những gì xuất hiện trên trang web của mình. Vì vậy, luật có thêm điều khoản quy định - miễn là các trang web hoạt động với sự "thiện chí", họ có thể xóa các nội dung gây khó chịu hoặc phản cảm.
Tuy nhiên, đạo luật này không bảo vệ việc vi phạm bản quyền hoặc một số loại hành vi tội phạm, đặc biệt, các nội dung nhạy cảm . Người dùng đăng nội dung bất hợp pháp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ngành công nghệ từ lâu đã coi Điều 230 là sự bảo vệ quan trọng, dù đạo luật này ngày càng gây tranh cãi khi "quyền lực mềm" của các công ty Internet đã tăng lên đáng kể.
Điều luật 230 ra đời như thế nào
Thời điểm Điều 230 ra đời, người dùng Internet mới chỉ ở con số 40 triệu, thấp hơn nhiều so với lượng người dùng một ứng dụng như Snapchat hiện nay (229 triệu tài khoản) và Facebook (hơn 2,6 tỷ thành viên). Nhưng khi đó, các trang web đã phải đối mặt với nhiều rắc rối kiện tụng với hai trường hợp đặc biệt thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp Mỹ.
Trường hợp đầu tiên xảy đến với một nhà cung cấp dịch vụ Internet có tên CompuServe, không đặt giới hạn cho những gì người dùng có thể đăng. Khi công ty bị một người kiện tội phỉ báng do nội dung của một người khác đăng lên, tòa án đã ra phán quyết có lợi cho công ty. Vị thẩm phán lý giải CompuServe rơi vào trường hợp giống một hiệu sách hoặc quầy bán báo - lưu trữ những nội dung mà người khác mang đến và hoàn toàn kiểm soát, không phải chịu trách nhiệm.
Trường hợp thứ hai, một công ty dịch vụ trực tuyến có tên Prodigy đã cố gắng duy trì một trang web thân thiện bằng việc kiểm duyệt nội dung người dùng đăng lên. Nhưng một lần nữa, công ty vẫn bị kiện tội phỉ báng do nội dung của một người khác đăng lên. Tòa án lần này lại ra phán quyết ngược lại khi tuyên Prodigy phải chịu trách nhiệm pháp lý. Công ty đã thực hiện việc kiểm soát nội dung, biên tập nội dung người dùng đưa lên và nó giống như một tờ báo và chủ sở hữu của nó phải chịu trách nhiệm.
Ngành công nghiệp Internet non trẻ khi đó đã lo lắng việc phải chịu "tai bay vạ gió" và một loạt dịch vụ mới sẽ không thể phát triển. Để tạo điều kiện cho Internet phát triển, quốc hội Mỹ cuối cùng đã đồng ý và thêm vào Điều 230 trong Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông.
Điều 230 thành "cái gai" trong mắt Trump
Tổng thống Trump và những người ủng hộ cho rằng Điều 230 đã trao cho các công ty Internet quá nhiều sự bảo vệ pháp lý và cho phép họ trốn tránh trách nhiệm về các hành vi của mình. Ông cũng cáo buộc rằng các nội dung đăng lên Facebook, Twitter phải chịu sự kiểm duyệt ngầm nhưng thường bị các công ty này phủ nhận.
Điều 230 thường bị hiểu sai khi nhiều cá nhân, công ty, nghĩ rằng luật yêu cầu phải giữ quan điểm trung lập trong chính trị, đặc biệt các chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống. Tuy nhiên, thực tế luật chỉ quy định các công ty này giữ quyền tự do ngôn luận của người dùng thay vì nỗ lực thể hiện quan điểm chính trị trung lập.
Trong xung đột gần nhất giữa Twitter và Trump, Tổng thống Mỹ cáo buộc mạng xã hội này kiểm duyệt thông tin cũng như "bịt miệng" những tiếng nói bảo thủ khi dán nhãn hai dòng tweet của ông là "không có căn cứ" và thêm vào những biểu tượng dấu chấm than màu xanh nhạt cảnh báo. Trong khi đó, Twitter cho rằng họ chỉ lo lắng thông tin của Trump có thể gây hiểu nhầm về cách thức bầu cử.
Số phận của Điều 230 sau sắc lệnh của Trump
Thực tế, sắc lệnh mới ký của Trump không thể khiến Điều 230 bị thay đổi hay biến mất ngay lập tức, bởi điều này chỉ Quốc hội Mỹ mới có thể thực hiện được. Năm 2018, luật từng có sự thay đổi khi áp dụng thêm quy định có thể truy tố các nền tảng được sử dụng bởi những kẻ buôn bán tình ái . Khi sức ảnh hưởng của các công ty về mạng xã hội tăng lên, một số ý kiến trong Quốc hội Mỹ cũng cho rằng nên thay đổi để các công ty này có trách nhiệm hơn trong việc vẫn để truyền bá các nội dung ăn mừng hành động khủng bố hoặc sử dụng ngôn từ kích động, thù địch...
Bản dự thảo của Trump trong tháng 5 kêu gọi Bộ Thương mại yêu cầu Ủy ban Truyền thông Liên bang đưa ra các quy định mới làm rõ khi nào hành vi của một công ty vi phạm Điều 230, khiến các công ty công nghệ có thể dễ dàng bị kiện hơn. Nếu có hiệu lực, sắc lệnh của Trump sẽ thay đổi tiền lệ từ hàng chục năm qua, coi những nền tảng mạng xã hội trên Internet là nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm với nội dung do người dùng tạo ra.
Microsoft 365 sắp ngừng hỗ trợ Internet Explorer Microsoft vừa tiến thêm một bước nữa trong việc gỡ bỏ trình duyệt Internet Explorer khi công ty tuyên bố bộ ứng dụng Microsoft 365 sẽ ngừng hỗ trợ cho IE 11 vào ngày 17.8 năm sau. Microsoft ngày càng xa lánh trình duyệt Internet Explorer Theo CNET, kể từ ngày trình duyệt Microsoft Edge được ra mắt cách đây 5 năm, Microsoft...