Cố gắng suốt 2 năm mà chẳng có con, cặp vợ chồng chuẩn bị làm thụ tinh trong ống nghiệm thì vợ phát hiện một sự thật “chấn động”
Chuyện đến quá đỗi bất ngờ khiến cặp vợ chồng không khỏi bối rối, bởi không ai nghĩ chuyện này có thể xảy ra được.
Cô Stephanie Latcham, 27 tuổi, đến từ Ferryhill, Durham (Anh) đã từng bị sảy thai 2 lần, cô và chồng mình, anh Michael Gough, 30 tuổi, đã cố gắng để có thai trong suốt 2 năm liền nhưng không được. Khi cả 2 vợ chồng đang chuẩn bị điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì cô Stephanie đột nhiên phát hiện mình đang mang thai 3.
Trước đó cô Stephanie bị mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và cô đã vô cùng sốc khi bác sĩ siêu âm thông báo rằng cô không chỉ mang thai 1 mà những 3 em bé liền. Trong đó 1 phôi tách thành thêm 2 phôi nữa, tạo thành thai 3 cùng trứng, điều này chỉ xảy ra ở 1/200 triệu ca sinh nở. Niềm vui của cặp vợ chồng càng nhân đôi lên khi cả 3 đứa con Ollie-Anna, Isabella và Brianna đều chào đời khỏe mạnh vào ngày 30 tháng 3 năm 2019.
Vợ chồng cô Stephanie bên các con của mình.
Hiện tại vợ chồng cô Stephanie đang chia sẻ lại câu chuyện của mình để mang lại niềm hi vọng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn khác. “Chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng giấc mơ có con của mình sẽ thành hiện thực một cách tự nhiên như vậy trong khi chúng tôi đang đi nghỉ dưỡng. Tôi đã trải qua hai lần sảy thai trong quá khứ và sau khi được chẩn đoán mắc Hội chứng buồng trứng đa nang, tôi nghĩ rằng chỉ có thụ tinh trong ống nghiệm mới giúp mình có con được.
Nhưng trong kỳ nghỉ dưỡng ở Mallorca (Tây Ban Nha), tôi đã thụ thai vào ngày 9 tháng 9, chỉ một ngày sau khi Michael cầu hôn. Ba tuần sau khi chúng tôi về nhà, tôi phát hiện ra mình có thai vào ngày 30 tháng 9, điều này đã khiến chúng tôi bị sốc, thật không thể tin được.
Bức ảnh siêu âm các bé.
Video đang HOT
Cô Stephanie không thể giấu nổi niềm hạnh phúc của mình bên các con.
Lần siêu âm đầu tiên vào tháng 10 cho chúng tôi thấy có 1 em bé, hai tuần sau là em bé thứ 2 và sau đấy một tuần nữa là có em bé thứ 3. Đó là cảm giác tuyệt vời nhất trên đời khi tôi biết mình đang mang trong người ba phép màu. Sau tất cả những gì chúng tôi đã trải qua – cuối cùng nó đã thành hiện thực”, cô Stephanie hạnh phúc kể lại câu chuyện.
3 thiên thần nhỏ đáng yêu Ollie-Anna, Isabella và Brianna
Anh Micheal cũng cho biết thêm: “Có 3 đứa trẻ sơ sinh trong vòng 7 tháng vừa tuyệt vời vừa đáng sợ, Stephanie luôn nói rằng cô ấy muốn có một gia đình như trong bộ phim ‘Ở nhà một mình’. Sau khi khao khát có 1 đứa con, thì cuối cùng vợ chồng tôi có hẳn 3 đứa liền. Các bác sĩ cũng cho biết rằng chỉ có 1 trong 200 triệu ca sinh 3 cùng trứng, chúng tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn”.
Nguồn: Mirror
Theo helino
Người phụ nữ khuyết tật xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân
Chị Hoàng Thị Dung, 37 tuổi, Bắc Ninh, nhớ mãi khoảnh khắc con gái chào đời ngày 22/6/2018 mang đến hy vọng cho cuộc sống nhiều mất mát của chị.
Trong căn nhà nhỏ ở Quế Võ, chị Dung ôm con gái nhỏ vào lòng vỗ về. Sau hơn một năm sinh con, Dung vẫn chưa quên khi nghe con cất tiếng khóc chào đời, nặng 3,1 kg. Hạnh phúc này còn đặc biệt ở chỗ để có thể sinh con, chị đã phải xin tinh trùng thụ thai và chấp nhận làm mẹ đơn thân. Chị đặt tên con là Hoàng Thị Kim Ngân. "Hiện tại, Ngân nặng 13 kg, trộm vía ăn ngon, ngủ khỏe, không quấy mẹ nhiều", Dung nói.
Năm 2007, Dung làm việc tại khu công nghiệp ở gần nhà. Ngoại hình xinh xắn, chăm chỉ lại khéo ăn nói nhưng đến năm 30 tuổi chị mới bắt đầu nghĩ đến việc lập gia đình. Sau hai năm tìm hiểu, Dung và chồng đã xác định ngày cưới vào tháng 10/2013. Không may trước ngày cưới 4 tháng, tai nạn bất ngờ ập đến với Dung, cánh cổng hạnh phúc bỗng đóng sầm lại trước mắt.
Tai nạn giao thông khiến chị gãy một chân, vỡ hộp sọ và hỏng một mắt. Sau phẫu thuật, chân không thể gập được, người đau đớn, tóc rụng nhiều, Dung hoảng loạn, liên tục gào thét buộc phải dùng đến thuốc an thần. Chi phí tiêu tốn gần 500 triệu đồng, là toàn bộ tiền Dung dành dụm khi làm việc ở Đài Loan. Sau 3 tháng nằm viện, Dung được chuyển về bệnh viện tỉnh, sức khỏe chỉ còn 5/10.
Từ cõi chết trở về, Dung trở nên tự ti, mặc cảm và giam mình trong phòng. Bố mẹ phải cất toàn bộ gương và thuốc sâu trong nhà vì sợ con gái nghĩ quẩn. Một năm sau, chị dần quen với cuộc sống của một người khuyết tật. Chị lại khao khát có đứa con để làm chỗ nương tựa khi về già.
Chị Dung và bé Kim Ngân khi tái khám ở Bệnh viện Bưu điện. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2016, Dung được bác sĩ tư vấn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và những chính sách cho người phụ nữ đơn thân sinh con. Chị đến Bệnh viện Bưu điện để xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm theo đuổi ước mơ làm mẹ, dù kinh tế khó khăn và bị người thân phản đối.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện bưu điện cho biết, chị Dung không phải trường hợp hiếm gặp muốn làm mẹ đơn thân trong số các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Viện. Vì nhiều lý do, nhiều phụ nữ đơn thân có nhu cầu và mong muốn làm mẹ. Theo bác sĩ Nhã, phụ nữ đơn thân muốn được hỗ trợ sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cần đến khám và thực hiện chỉ định của bác sĩ. Nếu đủ yêu cầu về điều kiện sức khỏe sinh sản có thể thực hiện biện pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hoặc IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) nếu có những bất thường về sức khỏe mà không thể thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác.
Những ngày đầu, Dung đều đặn bắt xe từ 6h sáng xuống viện để tiêm kích trứng, chọc trứng... theo chỉ định của bác sĩ. Tháng 5/2017, chị được cấy phôi và thành công ngay trong lần đầu thực hiện. Trong cả thai kỳ, Dung chỉ tăng 2 kg, từ 63 kg lên 65 kg. Mỗi lần đi siêu âm là mỗi lần hạnh phúc nhất khi được nhìn thấy con và được bác sĩ thông báo con khỏe mạnh, phát triển tốt. Chị đếm từng ngày đón con chào đời. Ngày 22/6/2018, bé gái chào đời nặng 3,1 kg.
"Nằm trong phòng mổ, tôi như vỡ òa vì ước mơ được làm mẹ đã trở thành sự thật. Đó là khoảnh khắc ấm áp và tuyệt vời nhất của cuộc đời. Sau tất cả, giông tố cũng đi rồi", người phụ nữ nói.
Chị Dung (áo đen) gặp lại bác sĩ Nhã (áo trắng), người trực tiếp điều trị cho mình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Hiện tại, Dung sống cùng con gái và bố mẹ đã ngoài 60 tuổi. Làm mẹ đơn thân ở tuổi 37, chị luôn hết mực chăm sóc và dành mọi thời gian cho con. Những ngày thời tiết thay đổi, trái gió trở trời, vết thương cũ lại đau, chị thường nhờ ông bà chăm sóc cháu, cứ nửa năm lại lên Bệnh viện Việt Đức thăm khám một lần.
Từng có ý định buông xuôi bỏ lại tất cả sau tai nạn, nhưng nhìn bố mẹ vất vả, Dung lại không đủ dũng khí. Chị chấp nhận sống cả đời với 5 chiếc đinh và một bên mắt vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Dung cũng không còn oán trách cuộc đời bởi con gái Kim Ngân là sự bù đắp ngọt ngào nhất.
"Giờ đây, mơ ước duy nhất của tôi là đủ sức khỏe để có công việc phù hợp đỡ đần bố mẹ và nuôi dạy con gái học hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, đi đại học và trở thành người có ích cho xã hội", chị Dung nói.
Thùy An
Theo VNE
Làm thụ tinh ống nghiệm, cần chuẩn bị những gì? Thông tin cụ thể về những điều cần lưu ý khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) vừa được chia sẻ tại "Ngày hội Tư vấn vô sinh, hiếm muộn" do Bệnh viện Bưu điện tổ chức sáng 2/8 ở Hà Nội. Theo các bác sĩ, làm thụ tinh ống nghiệm, cần chuẩn bị sức khỏe, thời gian và khoảng 100...