Cố gắng 3 năm vẫn không có con, chàng trai 29 tuổi suy sụp khi biết do 1 thứ trong căn bếp
Luôn quan niệm “con cái là trời cho”, anh Lưu suy sụp khi biết nguyên nhân khó có con liên quan trực tiếp tới nghề nghiệp của mình.
Anh Lưu sống tại Hàng Châu (Trung Quốc), năm nay 29 tuổi và kết hôn được 3 năm. Vì là đứa con trai duy nhất trong nhà nên việc anh kết hôn ở tuổi 26 bị họ hàng xem là muộn. Đặc biệt là 3 năm sau đó vẫn không hề có “tin vui” khiến bản thân anh và vợ chịu rất nhiều áp lực. Tuy nhiên, anh vẫn luôn cho rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh và chuyện “con cái là trời cho” nên mỗi khi ai khuyên hai vợ chồng nên đi thăm khám, anh lại cười trừ hoặc thậm chí tỏ ra tức giận.
Vợ anh Lưu kém anh chỉ 1 tuổi, không chỉ bị áp lực từ 2 bên gia đình mà còn lo lắng nếu bước qua tuổi 30, sinh con muộn sẽ vất vả, lại không tốt cho đứa bé. Vì vậy, chị giấu chồng cùng chị gái ruột tới bệnh viện để thăm khám. Kết quả cho thấy người vợ hoàn toàn khỏe mạnh, bác sĩ khuyên chị nên thuyết phục chồng tới khám để tìm ra vấn đề.
Kết hôn nhiều năm nhưng chưa có con khiến rất nhiều cặp vợ chồng lo lắng, chịu nhiều áp lực. Ảnh minh họa
Lúc đầu, anh Lưu tỏ ra giận vợ vì không nghe lời mình. Anh khăng khăng rằng mình vốn rất khỏe mạnh, đi khám sức khỏe định kỳ luôn có kết quả tốt, rất ít khi đau ốm lại sung mãn trong “chuyện giường chiếu” nên vấn đề không thể nằm ở mình. Nhưng khi thấy vợ bật khóc trải lòng rằng nhiều năm qua rất mệt mỏi vì áp lực từ mọi người xung quanh, nhìn bạn bè ai cũng có con làm chị rất ghen tị anh Lưu mới bằng lòng.
Tâm lý của anh là chỉ đi khám cho vợ yên tâm nhưng không ngờ kết quả chỉ ra vấn đề hiếm muộn thật sự xuất phát từ anh. Bác sĩ chỉ ra số lượng tinh trùng của anh Lưu không đủ và khả năng di chuyển của tinh trùng cũng rất kém. Điều này có liên quan trực tiếp đến nghề đầu bếp của anh là đầu bếp.
Nguyên nhân khó có con liên quan tới 1 thứ trong căn bếp
Khi nhận được chẩn đoán hiếm muộn do tinh trùng ít và tinh trùng yếu, anh Lưu hết bàng hoàng rồi đến suy sụp, thấy có lỗi với vợ vì phải chịu đựng áp lực bao lâu nay. Hóa ra, nguyên nhân gây bệnh ở anh là do tiếp xúc với nhiệt độ cao quá nhiều giờ mỗi ngày và duy trì trong thời gian quá dài: khoảng 10 năm.
Cụ thể, anh thường xuyên làm việc với nhiệt độ cao hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, đặc biệt là phần lớn thời gian là bên lò nướng. Ngoài ra, bản thân anh Lưu cũng có thân hình mập mạp.Theo như vị bác sĩ họ Zhong điều trị cho anh nói, dù chưa tới mức béo phì nhưng thừa cân cũng là 1 trong những yếu tố làm giảm chất lượng tinh trùng của nam đầu bếp này.
Ông cũng giải thích, thông thường mỗi lần xuất tinh thì nam giới xuất khoảng 1,5 – 5ml tinh dịch, trong đó chứa tối thiểu khoảng 40 triệu tinh trùng. Như vậy, nồng độ tinh trùng dao động bình thường tối thiểu 15 triệu trên mỗi ml tinh dịch. Nếu ít hơn 15 triệu tinh trùng trên mỗi 1ml tinh dịch hoặc ít hơn 39 triệu tinh trùng mỗi lần thì được gọi là tinh trùng ít.
Còn tinh trùng khỏe mạnh là trong số đó phải có ít nhất 40% tinh trùng có thể di chuyển hoặc 32% tinh trùng bơi về phía trước. Đồng thời có ít nhất 4% tinh trùng có hình dạng bình thường với tỷ lệ tinh trùng sống là 58% tinh trùng sống trở lên. Nếu thấp hơn các chỉ số này thì tức là nam giới có tinh trùng yếu. Tuy nhiên, tình trạng của anh Lưu không thỏa mãn cả 2 chỉ số này.
Video đang HOT
Tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của nam giới. Ảnh minh họa
Vè cơ chế nhiệt độ cao trong bếp gây hiếm muộn cho anh Lưu, ông cho biết tinh hoàn là nơi chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng và sản xuất testosterone hoặc nội tiết tố nam. Trong quá trình sinh tinh, nhiệt độ tối ưu của tinh hoàn là thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 – 2 độ C. Nếu nhiệt độ môi trường sống, làm việc tăng sẽ khiến nhiệt độ ở tinh hoàn cũng tăng theo. Nếu vượt quá 37 độ C thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh tinh của tinh hoàn cũng như chất lượng tinh trùng và do đó làm giảm khả năng sinh sản của nam giới.
Bên cạnh đó, môi trường nắng nóng còn có thể khiến nam giới dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục hơn và ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ mắc bệnh về sinh sản.
Sau khi biết được nguyên nhân, anh Lưu bắt đầu thay đổi lối sống. Hạn chế thời gian tiếp xúc với lò nướng, kiểm soát nhiệt độ nơi làm việc, tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Mặc dù tình trạng tinh trùng được cải thiện nhưng vẫn khó để có con sớm, vì vậy vợ chồng anh đã quyết định thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hiện tại, người vợ đã mang thai hơn 6 tháng, cả mẹ và thai nhi đều có sức khỏe tốt.
Nhiều nam giới cứ khó có con là đổ thừa tại vợ
Có trường hợp người nam mắc vô sinh thứ phát ở nam giới đã nghi vợ có con với người khác.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC
Không ít cặp vợ chồng sinh con đầu lòng xong, sau đó lại không thể có thai lần kế tiếp. Tâm lý "phái mạnh" cho rằng việc sinh hoạt vợ chồng bình thường thì không thể vô sinh. Nhiều anh chồng một mực đổ lỗi cho vợ mà không hề hay biết nguyên nhân thực sự là do mình.
"Thả" mãi không đậu
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp - Trung tâm y học giới tính, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội - chia sẻ câu chuyện của bệnh nhân D. trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân.
Đó là trường hợp cặp vợ chồng cùng 32 tuổi, kết hôn được 8 năm và có một con 7 tuổi. Khoảng 1 năm gần đây, vợ chồng quyết định có bé thứ hai nhưng "thả" mãi không đậu nên quyết định đi khám.
Kết quả kiểm tra là người vợ sinh sản hoàn toàn bình thường, trong khi người chồng lại được phát hiện không có tinh trùng trong tinh dịch.
Khi biết tin, người chồng đã rất kích động, thậm chí có tâm lý nghi ngờ vợ mình có mối quan hệ bên ngoài. Thậm chí người chồng còn nghĩ đứa con hiện tại không phải là con của mình. Tuy nhiên sau khi được bác sĩ khám và kiểm tra kỹ đã phát hiện người chồng có tình trạng teo tinh hoàn hai bên.
Bác sĩ khai thác kỹ tiền sử thì người chồng kể cách đây 4 năm có lần bị sưng đau tinh hoàn hai bên nhưng không đi khám mà tự điều trị thuốc tại nhà, kết quả tinh hoàn sau đó teo dần đi.
Do khả năng sinh lý và quan hệ vợ chồng vẫn bình thường nên người chồng cũng không để tâm.
Sau khi xác định được tình trạng của chồng là vô sinh thứ phát do viêm tinh hoàn biến chứng teo tinh hoàn, người chồng đã được thực hiện phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (MicroTESE) để tìm ra những tinh trùng đủ điều kiện và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người vợ.
"Kết quả đã rất thành công, vợ chồng giải tỏa được tâm lý nghi ngờ lẫn nhau cũng như đón được thêm thành viên mới cho gia đình", bác sĩ Hiệp kể lại.
Theo bác sĩ Hiệp, vô sinh nam được định nghĩa là tình trạng người nam giới không thể làm cho người phụ nữ của mình có thai (trong điều kiện sức khỏe sinh sản của người phụ nữ bình thường) sau 1 năm chung sống mà không dùng biện pháp tránh thai.
"Bệnh viện tiếp nhận rất nhiều cặp vợ chồng đã từng có con tới khám hiếm muộn. Đa phần các cặp đôi đều nghĩ nguyên nhân không thể sinh thêm là do người vợ mà không biết rằng nam giới cũng có nguy cơ cao nếu không thường xuyên kiểm tra sức khỏe sinh sản", bác sĩ Hiệp chia sẻ.
Nguyên nhân nào dẫn đến vô sinh thứ phát ở nam giới?
Có hai dạng vô sinh là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh thứ phát là những trường hợp đã từng có thai ít nhất một lần (những lần có thai này có thể bị sẩy hoặc đẻ con) nay muốn tiếp tục sinh đẻ nữa nhưng không thể thụ thai được.
Theo ThS Đinh Hữu Việt - trưởng khoa nam học Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vô sinh thứ phát ở nam giới.
Một số nguyên nhân phổ biến như nam giới mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như teo tinh hoàn, tắc đường dẫn tinh, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Nguyên nhân khác là do bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do quan hệ bừa bãi, không an toàn như lậu, giang mai, chlamydia... nếu không xử lý sớm hoàn toàn có thể gây vô sinh ở nam giới.
Hoặc nam giới có tiền sử tai nạn, chấn thương vùng cơ quan sinh dục như dương vật, tinh hoàn, bàng quang - tiền liệt tuyến, từ đó ảnh hưởng đến khả năng giao hợp cũng như khả năng sản xuất tinh trùng.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh thứ phát ở nam giới là do giãn tĩnh mạch tinh.
Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng bệnh lý thường gặp ở nam giới lứa tuổi trưởng thành và có xu hướng nặng dần lên.
Giai đoạn sớm của bệnh khi tĩnh mạch tinh chưa giãn nhiều, nam giới hoàn toàn vẫn có khả năng sinh sản bình thường, cho đến lúc mức độ giãn nặng lên, tinh trùng yếu dần đi ảnh hưởng đến khả năng thụ thai lần sau.
Một số yếu tố khác như nam giới mắc quai bị gây biến chứng teo tinh hoàn, lạm dụng chất kích thích, chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh... đều ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như khả năng sinh sản của nam giới.
Có con rồi không có nghĩa bỏ bê sức khỏe sinh sản
Theo bác sĩ Việt, nhiều cặp đôi chủ quan không chăm sóc sức khỏe sinh sản khi đã có con tự nhiên. Tuy nhiên, vô sinh thứ phát có thể xảy ra ngay khi đã có con lần đầu dễ dàng.
Vì vậy, ngay cả khi nam giới đã lập gia đình và có con thì vẫn thăm khám nam khoa định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nam khoa. Điều này không chỉ phòng ngừa vô sinh thứ phát ở nam giới mà còn nâng cao đời sống tình dục cho các cặp đôi.
Để nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng tinh trùng, các bác sĩ khuyến cáo cánh mày râu nên tránh xa các chất kích thích, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá..., hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng (stress). Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao.
Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng hằng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng sinh lý cũng như sinh sản của nam giới. Nam giới nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, tăng cường các vitamin thiết yếu cho cơ thể. Bổ sung hải sản trong thực đơn bởi các thực phẩm này rất giàu kẽm, tốt cho tinh trùng.
Vô sinh thứ phát ở nam giới ngày càng trẻ hóa
Tỉ lệ vô sinh, hiếm muộn đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Điều đáng nói, một số nam giới sau khi có con đầu lòng lại không thể tiếp tục sinh con dù không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới cứ 6 người trưởng thành có 1 người vô sinh ở một thời điểm nào đó trong đời. Vô sinh thứ phát ở nam giới không phải là hiếm gặp, thế nhưng nhiều người vẫn chủ quan khi nghĩ rằng đã từng có con thì sẽ tiếp tục có con dễ dàng như vậy.
Các kỹ thuật thu nhận tinh trùng từ mào tinh Các cặp vợ chồng hiếm muộn nên tham khảo thông tin, thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn, điều trị kịp thời, nâng cao tỷ lệ thành công. Theo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, không tinh trùng (còn gọi là vô tinh - Azoospermia) là thuật ngữ dùng để chỉ những trường hợp nam...