Cô gái Việt đóng phim ở Hàn: ‘Tôi từng được chọn đóng Squid Game’
Nguyễn Thị Hương (hay thường được gọi là Kim Jiyun) kể cô được ê-kíp chọn đóng “Squid Game” từ năm 2020, nhưng vai diễn bị thay thế trước giờ bấm máy.
Nguyễn Thị Hương, hay thường được gọi bằng tên tiếng Hàn là Kim Jiyun, là người Việt hiếm hoi tham gia thị trường giải trí và đóng phim ở Hàn Quốc. Mới nhất, cô xuất hiện trong One The Woman , đóng cùng “hoa hậu đẹp nhất Hàn Quốc” Honey Lee.
Trò chuyện với Zing , diễn viên sinh năm 1988 cho biết cô bắt đầu đóng phim từ khoảng 9 năm trước, nhưng chưa khi nào thu hút sự chú ý của khán giả như vai diễn Trang trong One The Woman . Cô cũng từng được chọn tham gia bộ phim ăn khách Squid Game (Trò chơi con mực).
“ Hoa hậu Honey Lee thân thiện, nghiêm túc gọi tôi là cô giáo”
- Cảm xúc của chị khi phân cảnh nói tiếng Việt và nhân vật cô giúp việc Trang trong “One The Woman” bất ngờ nhận được sự chú ý của khán giả Việt Nam?
- Tất nhiên tôi được khen, kể cả khán giả Hàn Quốc cũng có rất nhiều người bình luận rằng họ đã cười sảng khoái nhờ phân đoạn nói tiếng Việt của tôi và Honey Lee. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có nhiều phản hồi rằng việc nhận vai một người giúp việc là hạ thấp người Việt.
Điều này khiến tôi bất ngờ, và ý kiến trái chiều này nằm ngoài suy nghĩ của tôi. Khi lên phim, tôi chỉ có quan niệm duy nhất, đó là đã nhận vai nào thì phải hoàn thành thật tốt vai ấy.
Hơn nữa, là giúp việc nhưng nhân vật Trang phải đáp ứng được yêu cầu khắt khe lắm. Trang nói được ba thứ tiếng là Hàn, Anh và Việt, phải thon thả, gọn gàng, tươm tất. Cô ấy cũng phải biết nấu chuẩn nhà hàng mọi món ăn “trên trời dưới biển” để đáp ứng nhu cầu của bà mẹ chồng khó tính. Chỉ đi chợ, cô Trang cũng lái xe Mercedes sang trọng.
Tôi nghĩ dù là tôi ở ngoài đời, với trình độ thạc sĩ, cũng chưa chắc xin được chân người giúp việc như trong phim vì không đáp ứng được đủ yêu cầu (cười lớn).
Nguyễn Thị Hương cho biết Honey Lee thân thiện, dễ gần. Ảnh: @Vogue, Nylon.
- Trong quá trình hợp tác, chị và Hoa hậu Honey Lee có kỷ niệm gì đáng nhớ?
- Tôi từng gặp Honey Lee một lần vào năm 2007 ở Việt Nam. Khi ấy, Honey Lee sang Việt Nam biểu diễn giao lưu văn hóa, tôi là nhân viên dẫn đường cho cô ấy. Khi gặp trên phim trường One The Woman , tôi kể lại cho Honey Lee, cô ấy nói rằng chúng tôi có duyên.
Honey Lee ngoài đời là người giản dị, đẹp kiểu khỏe mạnh, và luôn đề cao tình yêu với thiên nhiên. Cô ấy không ăn thịt và chăm tập thể dục. Tôi đã trông thấy Honey Lee có chứng chỉ huấn luyện các bộ môn như yoga, pilates, lướt sóng, lặn biển…
Để chuẩn bị cho vai diễn, tôi tới nhà Honey Lee nhiều lần, mỗi lần ở lại 2 tiếng để tập lời thoại. Cô ấy còn thường xuyên gọi điện cho tôi, tập phát âm thử tiếng Việt cho tôi nghe và góp ý. Ở trường quay, chúng tôi lại tiếp tục tập luyện.
- Ngoài thời gian ghi hình, chị có tiếp tục tương tác hoặc duy trì mối quan hệ thân thiết với Honey Lee không, bởi có vẻ người Hàn đặc biệt coi trọng thứ bậc tiền bối – hậu bối trong công việc cũng như khó kết thân vì vấn đề khác biệt tuổi tác?
- Cô ấy luôn gọi tôi là cô giáo, dù đúng theo quy tắc trong nghề tôi phải gọi cô ấy là tiền bối. Mỗi khi tôi tới trường quay, dù còn đứng cách xa, Honey Lee đã hô to “chào cô giáo Trang”.
Video đang HOT
Khi vào set, cô ấy luôn dặn tổ ánh sáng: “Chiếu sáng thêm cho cô giáo của tôi, cho cô giáo của tôi sáng lên, đẹp lên”. Có những khi, Honey Lee muốn ê-kíp ưu tiên quay hết các cảnh của tôi trước: “Quay hết cảnh của cô giáo Trang, để cô về sớm”.
Khi phân cảnh nói tiếng Việt của chúng tôi lên sóng và nhận được phản hồi tích cực ở Hàn, cô ấy lại nhắn tin cho tôi và liên tục cảm ơn.
Honey Lee rất thân thiện, ngay cả đồ ăn dưỡng nhan, bổ mắt cũng chia cho tôi. Khi phân cảnh nói tiếng Việt của chúng tôi lên sóng và nhận được phản hồi tích cực ở Hàn, cô ấy lại nhắn tin cho tôi và liên tục cảm ơn.
“Đây phải gọi là cảnh huyền thoại của tập 2 đấy”, Honey Lee đùa với tôi như thế.
Cô ấy không nhớ được tôi khi hai người gặp mặt lần đầu vào năm 2007. Nhưng chắc chắn lần này, Honey Lee sẽ nhớ tới tôi rất lâu đấy.
Honey Lee luôn gọi Nguyễn Thị Hương là cô giáo, dù người đẹp là tiền bối trong nghề. Ảnh: Cosmopolitan.
Phim ảnh Hàn Quốc không cố tình hạ thấp phụ nữ Việt
- Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc có phản hồi trái chiều về vai diễn người giúp việc của chị là vấn đề khó tránh khỏi, vì phụ nữ Việt trên phim ảnh Hàn Quốc thường bị tô vẽ một cách kém cỏi và tiêu cực?
- Hình ảnh phụ nữ Việt trên phim Hàn được phản ánh theo cái nhìn của số đông người Hàn. Tất nhiên, vẫn có nhiều trường hợp phụ nữ Việt sống hạnh phúc và tích cực, làm công việc trí thức thay vì lao động tay chân, kết hôn vì thực sự yêu và tìm hiểu đàn ông Hàn.
Nhưng số lượng này không phải số đông, không đại diện cho đại bộ phận người Việt Nam ở Hàn Quốc.
Hình ảnh phụ nữ Việt Nam trên phim Hàn được phản ánh theo góc nhìn số đông người Hàn. Họ xây dựng theo vốn hiểu biết mặc định đã ăn sâu vào tâm trí, chứ không hẳn là họ cố tình bêu xấu người Việt.
Bởi vì phần lớn cô dâu Việt tại Hàn là được giới thiệu qua dịch vụ môi giới, thêm vào đó có cả công nhân làm lao động chui, du học sinh đi làm thêm quá nhiều… nên người Hàn bị ảnh hưởng sâu đậm trong tư tưởng. Họ xây dựng nhân vật và làm phim về người Việt Nam theo vốn hiểu biết mặc định đã ăn sâu vào tâm trí, chứ không hẳn là họ cố tình bêu xấu người Việt.
- Vậy chị có tiêu chuẩn nào khi lựa chọn kịch bản đóng phim, ví dụ tránh các vai diễn có hình ảnh tiêu cực về phụ nữ Việt chẳng hạn?
- Tính tới giờ, các kịch bản tôi nhận được đều xây dựng hình ảnh người Việt tích cực.
Bộ phim đầu tiên tôi đóng là phim của KBS, dài 125 tập, chiếu trong 3 năm. Tôi vào vai cô dâu Việt có học thức, đã tốt nghiệp đại học. Cô ấy quen chồng trong một lần hướng dẫn đoàn du lịch. Khi sang Hàn cưới chồng, cô ấy đã một mình cáng đáng gia đình và cửa hàng kinh doanh của nhà chồng. Nhờ cô ấy, anh chồng mới tu chí làm ăn, cuộc sống dần sung túc.
Vai diễn thứ hai trong Chocolate (phim của Ha Ji Won – PV) cũng là một cô dâu người Việt quen biết chồng tại chợ Bến Thành, hẹn hò xong mới kết hôn. Tới vai người giúp việc lần này, từ lúc nhận kịch bản tới khi ghi hình và phim lên sóng, tôi chưa từng có ý nghĩ rằng đây là một nhân vật thấp kém.
Diễn viên người Hà Nội sang Hàn sống từ năm 2012, hiện là phiên dịch viên chuyên nghiệp cho tòa án Hàn Quốc, hoặc các lãnh đạo quốc gia, đơn vị kinh doanh. Ảnh: @honeykjm.
- Cơ duyên nào dẫn chị đến với công việc diễn viên ở Hàn Quốc?
- Khi mới sang Hàn, tôi chưa kết hôn nên có nhiều thời gian rảnh rỗi, tôi tham gia một nhóm văn nghệ và thường đi múa truyền thống Việt Nam để quảng bá văn hóa Việt. Trong một lần đi diễn, tôi biết tin đài KBS cần tuyển một vai cô dâu người Đông Nam Á. Tôi nghĩ đây là cơ hội quý báu, nên quyết định tham gia thi tuyển.
Nhiều đoàn phim tài liệu đến ghi hình cuộc sống của tôi. Họ quay việc tôi đi học cao học, tới trường phỏng vấn giáo viên, bạn bè.
Tôi phải thi đấu với hơn 100 người, đa quốc tịch như Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc… Tôi còn nghĩ bản thân không có cơ hội nhận vai. Cuối cùng, họ chọn tôi sau ba vòng thi tuyển, vì may mắn là tôi đáp ứng đủ mọi yêu cầu ê-kíp cần, từ độ tuổi cho tới khả năng nói tiếng Hàn.
Ngoài talk show về văn hóa, nhiều đoàn phim tài liệu cũng đến ghi hình cuộc sống của tôi để thấy một cô dâu người Việt ở Hàn đang sống thế nào. Họ quay việc tôi đi học cao học, tới trường phỏng vấn giáo viên, bạn bè.
Buổi tối, họ ghi hình quá trình tôi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Các công việc khác như tập kịch bản, tới trường quay và chuẩn bị cho vai diễn ra sao, họ cũng quay lại. Các ê-kíp làm phim tài liệu còn phỏng vấn cả các diễn viên tiền bối đóng phim cùng tôi.
Ngoài phiên dịch, Nguyễn Thị Hương còn làm việc với chương trình phát thanh cho người Việt, tham gia talk show để nói về văn hóa Việt Nam. Ảnh: @honeykjm.
Từng được chọn đóng Squid Game
- Với chị, đâu là khó khăn lớn nhất khi trở thành diễn viên, đóng phim truyền hình, thậm chí một bộ phim kéo dài tới 3 năm?
- Khi đóng phim, tôi không được thể hiện cảm xúc theo lối biểu hiện đời thường, vì ngôn ngữ điện ảnh có sự khác biệt. Có nhiều diễn viên bị chê diễn đơ, diễn dở vì họ duy trì lối biểu cảm vui buồn, phản ứng như ở ngoài đời, không có sự điều chỉnh phù hợp để lên phim.
Tôi phải học các lớp bồi dưỡng kỹ năng diễn xuất. Khi quay phim, phó đạo diễn nhiều lần gọi tôi tới để tập kịch bản, phân tích nhân vật. Những diễn viên đóng cùng cũng thường giúp tôi tập duyệt biểu cảm, khớp kịch bản và lời thoại trước giờ quay.
Vai người giúp việc Trang trong One The Woman là vai diễn “khá khẩm” nhất, ít ra không bị xóa lớp trang điểm. Những phim trước, họ thậm chí phủ thêm phấn cho da tôi đen đi.
Nhưng như vậy chưa đủ. Một chị đồng nghiệp cùng đoàn phim giới thiệu tôi tới học thêm ở lớp của cô giáo chuyên dạy diễn xuất cho các nghệ sĩ JYP Entertainment. Tôi học thêm ở nhà cô một thời gian, nhưng chỉ học kiểu chữa cháy phục vụ cho việc quay phim, chẳng hạn phân tích tình huống kịch bản xem tôi phải diễn thế nào và cứ thế luyện rồi diễn theo những gì được hướng dẫn.
Sau này có thời gian, tôi mới quay lại nhà cô giáo để học các bước cơ bản, ví dụ tình huống nào nên đưa ra kiểu phản ứng và bày tỏ cảm xúc, biểu cảm khuôn mặt cho phù hợp.
Nói thật, cát-xê đóng bộ phim Hometown Over the Hill season 2 hồi ấy không đủ để tôi chi trả tiền di chuyển, thuê phòng trọ để ngủ lại ở phim trường. Trong khi đó, học phí lớp diễn xuất rất đắt, nên tôi học được khoảng 20 buổi. Nhưng vì thích, vì đam mê, tôi vẫn đóng phim và vẫn học.
- Chị có dự định theo đuổi nghề diễn viên chuyên nghiệp, thay vì công việc phiên dịch viên như hiện tại?
- Tôi phải sống thực tế. Tôi không còn trẻ để sống chết theo đuổi ước mơ nữa rồi (cười). Kể cả khi tôi đầu tư học và theo đuổi nghề diễn viên, thì xác suất để một người nước ngoài được xuất hiện trong phim Hàn Quốc rất thấp.
Một năm may ra có 5 phim cần dùng người nước ngoài, và không phải phim nào nhân vật cũng là người Đông Nam Á, thì cơ hội dành cho tôi không cao. Thậm chí, vài năm mới có một vai diễn cũng không lạ.
Hơn nữa, có đóng mãi, tôi cũng chỉ có thể đóng những vai thế này thôi, không thể lên nữ phụ, nữ chính được (cười). Tôi từng đóng vai cô dâu Việt, người quét dọn trong nhà nghỉ, công nhân phân xưởng, mẹ của con lai Hàn – Việt.
Chính ra, vai người giúp việc Trang trong One The Woman là vai diễn “khá khẩm” nhất, ít ra không bị xóa lớp trang điểm. Những phim trước, họ thậm chí phủ thêm phấn cho da đen đi, và xóa sạch cả lớp son tôi tô từ trước.
Hiện tại, cô gái người Việt đã giảm hơn 10 kg để lấy lại tự tin ngoại hình, cũng như phục vụ công việc diễn xuất. Ảnh: @honeykjm.
- Chị đã có dự định, hoặc đang chuẩn bị dự án phim nào tiếp theo chưa?
- Làm gì có nhiều vai diễn người Việt hoặc người Đông Nam Á tới thế để đóng phim liên tục (cười).
Hơn nữa, với các vai diễn, kể cả đã nhận vai và ghi hình thử nhưng khi dựng phim, đạo diễn vẫn có thể cắt bỏ nhân vật của tôi nếu thấy tuyến nhân vật không cần thiết. Nên chỉ khi nào phim lên sóng và thấy mặt mình, tôi mới thông báo với mọi người, tránh nói trước bước không qua.
Năm ngoái, tôi đã được chọn đóng Squid Game ( Trò chơi con mực ), đóng vai vợ của nhân vật người chơi số 276. Khi ấy, nhà sản xuất xây dựng nhân vật người vợ là người Việt Nam, tôi đã gặp mặt xong xuôi. Nhưng sau đó, họ muốn đổi sang hình ảnh cô dâu Ấn Độ, nên tôi không tham gia phim được nữa.
Tên của Jennie (BLACKPINK) bất ngờ xuất hiện trong "Squid Game" mà ít ai để ý, lý do còn đặc biệt hơn
Có lẽ nhiều fan cũng phải bất ngờ vì chi tiết này!
Nếu đã xem đến phần cuối của "Squid Game" đang nổi đình nổi đám của Netflix và xem qua phần credit, nhiều khán giả có thể nhận ra một cái tên rất đáng ngạc nhiên: Jennie của BLACKPINK. Theo đó, những khán giả tinh mắt, đặc biệt là các BLINK sẽ chú ý nếu Jennie xuất hiện trong phim, ngay cả khi có tới 456 thí sinh.
Với hình dáng đặc biệt, một số người hâm mộ có thể đã phát hiện ra nữ idol ngay cả khi cô nàng cải trang thành một trong những nhân viên của trò chơi. Vậy, làm thế nào mà Jennie lại có tên trong phần credit cùng với các nhân viên của phim?
Trong số những cái tên như Giám đốc điều hành MERRELL Hàn Quốc Kwon Sung Yoon và Lee Geun Cheol, Jung Jae Hee của Ủy ban Điện ảnh Seoul, Jennie xuất hiện ngay cuối phần credit trong phần "Cảm ơn đặc biệt", vì những gì người đẹp đã làm cho dàn diễn viên và đoàn làm phim trong quá trình quay bộ phim.
Cụ thể, "Squid Game" là vai diễn đầu tiên của người mẫu Ho Yeon Jung (người đóng vai Người chơi số 067, Kang Sae Byeok). Tuy nhiên, cô nàng rất thân thiết với Jennie.
Trong những năm qua, cả hai đã thể hiện tình yêu mến và sự ủng hộ lẫn nhau lẫn dành nhiều thời gian cho nhau. Từ nấu ăn cùng nhau cho đến những buổi hẹn hò, họ là một trong những đôi BFF đáng yêu nhất trong ngành thời điểm này.
Ho Yeon thậm chí còn tham dự một trong những buổi concert của BLACKPINK trước đại dịch. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Ho Yeon nhận được vai diễn đầu tiên của mình, Jennie đã không thể chờ đợi để hỗ trợ cô bạn. Vào tháng 7 năm 2020, khi K-Drama bắt đầu quay, Jennie đã gửi một chiếc xe tải hỗ trợ thức ăn đến phim trường, kèm lời nhắn gửi: "Diễn viên, ê-kíp sản xuất, nhân viên, mọi người, hãy chăm sóc Saebyeok-unnie thật tốt nhé!"
Trong một video quảng cáo gần đây trên YouTube "Squid Game", người chơi số 456 Seong Gi Hun - nam diễn viên Lee Jung Jae đã xác nhận rằng, Ho Yeon và Jennie là "những người bạn tuyệt vời" và tiết lộ Jennie thực sự đã đến thăm các diễn viên trên phim trường khi cô ấy gửi xe tải.
Cuối cùng, khi tác phẩm được phát sóng trên Netflix, Jennie cũng nhanh chóng cập nhật trên story Instagram của mình, tự gọi mình là Saebyeok và fan của Ho Yeon. Sau tất cả những gì mà Jennie đã làm, có vẻ như Ho Yeon Jung muốn đáp lại sự ưu ái cho người bạn thân của mình theo cách đặc biệt nhất - xuất hiện trong phần credit của phim. Trong khi mùa thứ hai của "Squid Game" vẫn chưa được xác nhận, có lẽ Jennie có thể đóng vai khách mời nếu điều đó xảy ra!
Dính nghi vấn đạo nhái, đạo diễn 'Squid Game' nói gì mà gây tranh cãi gay gắt? Cách trả lời của đạo diễn 'Squid Game' - Hwang Dong Hyuk khiến phần lớn cư dân mạng phẫn nộ vì nó được cho là 'trả treo', tự tin quá đà vào bản thân. Squid Game (Trò chơi con mực) hiện đang là bộ phim gây bão trên mạng xã hội. Bộ phim là tổ hợp của 456 người nợ nần chồng chất,...