Cô gái Việt bán hàng được kĩ sư Pháp theo đuổi bằng trực thăng, cưới về mới biết yêu thật
Hồi theo đuổi chị Mai, cuối tuần nào anh Sylvain Rabuel cũng phải nhanh chóng bắt 2 tiếng xe từ chỗ ở đến Thẩm Quyến và đi trực thăng sang Hồng Kông cho nhanh để được gặp chị sớm.
Khi đồng ý làm người yêu anh Sylvain Rabuel (48 tuổi, quốc tịch Pháp), chị Lê Thị Mai (40 tuổi, Hải Phòng) chỉ vì thương anh đi lại vất vả theo đuổi mà không hề có tình yêu. Thậm chí, chị còn cảm thấy suốt một năm anh theo đuổi chị chị chỉ là bể khổ. Vậy mà sau khi cưới và có con, chị lại càng yêu anh nhiều hơn. Chị biết yêu thật sự và cảm thấy thật bình an, hạnh phúc khi ở bên anh. Chị thay đổi tất cả vì anh.
Tổ ấm nhỏ nhà chị Lê Mai.
Chị Mai sinh ra ở quê trong một gia đình nghèo và đông con, còn anh Sylvain sinh ra trong gia đình hoàn toàn đối lập với gia đình chị Mai ở ngôi làng nhỏ nước Pháp.
Cả 2 có tính cách hoàn toàn đối lập nhau, từ tính nết đến sở thích. Trong khi anh Sylvain hiền lành, ít nói lại luôn nhẫn nhịn chưa từng trải qua một mối tình nào thì chị Mai lại vui vẻ, nói nhiều, nóng tính, gia trưởng và có lịch sử tình trường đến 4 lần, trong đó đã có một lần làm đám hỏi.
Hai con người tưởng như mặt trời – mặt trăng không bao giờ gặp được nhau, ấy vậy mà giờ lại gắn kết với nhau cùng xây dựng nên một gia đình hạnh phúc.
Chia sẻ về câu chuyện tình yêu của mình, chị Mai cho biết, anh chị quen nhau vào năm 2004, khi ấy chị là nhân viên bán hàng ở Hồng Kong còn anh Sylvain là một kỹ thuật viên trong một công ty ở Pháp công tác tại Trung Quốc.
Trong buổi đi chơi với 3 người bạn, chị tình cờ gặp anh ở tiệm đồ ăn nhanh. Nhìn thấy anh nhát, lại giống mấy anh đua ngựa nên chị chỉ hỏi trêu mà không hề ấn tượng gì cả.
Trong khi đó, anh Sylvain đã phải lòng ngay nụ cười đẹp, sự vui vẻ và thú vị của chị. Anh muốn nói chuyện với chị nhiều hơn nên đã chủ động xin số điện thoại. Tuy nhiên, sau khi cả 2 cho nhau liên lạc lại chẳng ai kết nối với ai suốt 1 năm trời.
“Từ ngày cho nhau số điện thoại khoảng 1 năm không liên lạc với nhau, nhờ có người bạn của mình nhiều lần bảo biết nói tiếng Pháp giỏi nên mình mới bảo “Đây chị điện thoại cho bạn em ở Pháp, chị nói chuyện” để thử xem chị ấy biết nói thật không. Lúc đó anh không bắt máy nên chị ấy để lại tin nhắn, nào ngờ anh tưởng mình điện thoại nên liên lạc lại. Mặc dù mình nói rõ ràng không phải mình điện nhưng anh vẫn hẹn sang gặp mình”, chị Mai nhớ lại.
Anh đã trúng tiếng sét ái tình ngay lần đầu tiên gặp chị.
Video đang HOT
Chị Mai cho biết, sau 3 lần gặp nhau anh ngỏ lời cầu hôn chị trong một lần sinh nhật bạn tổ chức ở vũ trường. Trái với nhiều người sẽ sung sướng và hạnh phúc, chị Mai vừa sốc vừa xấu hổ bởi chị không thích anh và chỉ coi anh như người bạn nên chị đã không ngần ngại từ chối.
“Hôm đó anh ấy sang chơi nên mình rủ đi cùng, cả buổi không có gì đặc biệt, tự nhiên anh lấy bông hồng đâu trong áo sau lưng rồi quỳ xuống cầu hôn mình, ôi trời, mình vừa sốc lại xấu hổ, tại mình không thích anh và chỉ coi anh là bạn”, chị nhớ lại.
Vì chị Mai không hề rung động trước anh Sylvain nên anh đã phải mất 3 năm theo đuổi kiên trì, mất bao thời gian, phí đi lại và phải cầu hôn chị 3 lần mới nhận được sự đồng ý.
Nói đến đây, chị Mai tâm sự, thời gian đầu chị không thích anh một tí nào và không tin vào đàn ông. Chị lúc nào cũng nghĩ mình sẽ không bao giờ lấy chồng, và sẽ ở vậy cả đời để lo cho gia đình cùng các cháu.
Mặc dù anh cầu hôn bị chị từ chối nhưng vẫn không nản lòng, quyết tâm theo đuổi chị. Chính điều đó làm chị sợ hãi, chị “hành” anh nhiều hơn, đưa ra nhiều yêu sách hơn với mong muốn anh từ bỏ. Thế nhưng, bất cứu yêu sách nào chị đưa ra anh cũng chấp nhận hết. Đối với anh, chỉ cần được gặp chị thôi thế nào cũng thuận và khổ sở đến mấy anh cũng chịu đựng được.
“Tại mình không thích anh, chỉ coi anh là bạn, khi chị từ chối mà anh vẫn theo nên mình sợ. Hồi đó, anh làm việc ở Trung Quốc, ngày nào cũng sang gặp, mời mình đi ăn, mình sẽ không đi một mình mà phải đi với bạn. Và nếu anh đi cùng thì chỉ được đi trước hoặc đi sau, không được đi cùng hay ngồi cạnh mình.
Mỗi lần viết thư gửi email anh không được gọi từ em yêu, không được nói từ yêu mình và luôn giữ khoảng cách với mình”, chị Mai kể những yêu cầu của mình đối với anh.
Anh kiên trì theo đuổi chị và thường xuyên đi gặp chị bằng trực thăng.
Trong thời gian theo đuổi chị Mai, anh Sylvain làm việc bên Trung Quốc thường sang thăm chị vào cuối tuần. Tuy nhiên, chị lại cấm không cho anh sang gặp nên khi nhớ chị, anh không biết làm gì, chỉ đi uống bia rồi đi chùa đến nỗi còn bị ngã trật xương bánh chè phải đi viện.
Đỉnh điểm là cuối tuần nào cũng vậy, sau khi kết thúc ca sáng từ 5h-13h, anh đều vội về tắm để 2h kịp bắt xe 2 tiếng đến Thẩm Quyến. Sau đó, đi trực thăng sang Hồng Kông để được gặp chị, đi ăn tối cùng chị.
Mặc dù từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông có thể đi tàu mất 1 tiếng/chuyến nhưng anh chấp nhận đi trực thăng vì chỉ mất 15 phút và được ăn miễn phí. Hơn nữa, lại được gặp chị sớm hơn vào 6-7h tối.
“Cứ 6-7h tối anh sang gặp mình, hay mời được mình đi ăn thì 22h anh lại phải về và phải đi trực thăng mới kịp, vì về đến Trung Quốc là 4h sáng mới kịp đi làm. Mãi sau khi kết hôn những chuyện này anh mới kể cho mình biết”, chị Mai bộc bạch.
Sau này bạn bè khuyên nhiều, chị Mai lại thấy thương anh nên mới nhận lời để tìm hiểu và đồng ý lời cầu hôn lần thứ 3 của anh. Tuy nhiên lúc này chị vẫn chưa yêu hay thích anh, chị chỉ nghĩ đơn giản chắc số mình phải lấy anh vì tin vào thầy bói.
Và sau khi nhận lời để cho bản thân một cơ hội tìm hiểu anh, lúc này chị mới thấy anh đẹp trai, mọi điều về anh đều tốt đẹp và càng tìm hiểu, chị càng thương anh hơn. Chính vì vậy, từ lúc chị nhận lời yêu anh đến lúc cưới chỉ vỏn vẹn vài tháng.
“Sau lần thứ 3 anh cầu hôn nhận được lời đồng ý. Anh đã nói với mình, anh tự hứa, nếu lần này mình không đồng ý thì anh sẽ không bao giờ quay lại Hồng Kông nữa.
Mình thỉnh thoảng vẫn thắc sắc “ Sao anh cầu hôn 3 lần, nếu mình vẫn không đồng ý?” Anh chỉ nói rằng có cơ hội thì anh phải làm còn hơn sau này hối tiếc.
Thế nhưng bây giờ mình trêu “Sao anh không cầu hôn em nữa đi?” Anh lại bảo “Ngày đó có thằng Pháp điên chứ bây giờ ai điên mà làm vậy”, chị Mai cười.
Ảnh cưới của anh chị.
Được biết, sau khi chị Mai nhận lời yêu, cả 2 có khoảng thời gian yêu xa khi anh Sylvain công tác ở Hàn Quốc. Và sau 2 lần “hoảng” vì không liên lạc được cho nhau, sợ đối phương xảy ra chuyện gì nên anh muốn cưới để được ở bên cạnh chị nhiều hơn.
“Khi anh nói cưới, mình vẫn chưa nghĩ gì, nhưng mình nói với mẹ đi xem ngày đẹp để cưới, chứ không có sự chuẩn bị trước. Khi quyết định cưới thì anh chỉ cho duy nhất mẹ anh biết. Tuy nhiên khi mẹ chuẩn bị sang Việt Nam dự đám cưới thì bà gặp sự cố lớn về sức khỏe nên không sang được.
Mình tổ chức đám cưới ở nhà đơn giản với gia đình, bạn bè vào tháng 10/2007. Còn ngày đăng ký kết hôn anh mới chính thức thông báo cho đại gia đình bên đó. Tháng 5/2009, con gái mình được 11 tháng, ông xã kết thúc công tác nên vợ chồng mình sang Pháp sinh sống. Lúc sang mẹ chồng cho tiền tổ chức đám cưới còn bố chồng lo mời gia đình mình sang. Tuy nhiên mình chỉ mời cơm gia đình bên nội, ngoại riêng vì lúc đó có bầu bé thứ 2″, chị Mai cho hay.
Chị Mai thổ lộ, sau khi cưới và có con, chị càng yêu anh nhiều hơn. Nếu như mọi người nói hôn nhân như nấm mồ của tình yêu thì với chị lại ngược lại, chị biết yêu thật sự và cảm thấy thật bình an, hạnh phúc sau khi kết hôn với anh. Chị thay đổi tất cả vì anh, từ một người không biết nấu ăn thành biết nấu tất cả món chồng thích và gia đình chồng thích. Từ ngày lấy anh, chị kiêm luôn cắt tóc cho anh, chị thương và biết nghĩ cho anh hơn.
Còn anh Sylvain thì chỉ có vợ con. Anh nói ít làm nhiều và luôn khiêm tốn. Anh không bao giờ hứa nhưng chỉ cần nói ra thì sẽ làm nhiều hơn những điều mình nói. Anh luôn lắng nghe, chiều chuộng chị, tôn trọng mọi quyết định của chị bất cứ chuyện gì, từ to đến nhỏ.
Cuộc sống viên mãn của chị ở Pháp.
Mặc dù anh không lãng mạn, thậm chí sinh nhật cả 2 vợ chồng đều không tặng quà cho nhau nhưng anh hiểu tính chị nên luôn để chị thoải mái. Kỷ niệm 11 năm ngày cưới anh đưa cả nhà đi du lịch và tạo bất ngờ cho chị khi thuê trực thăng cho gia đình ngắm toàn đất nước Monaco thỏa ước nguyện chưa bao giờ đi trực thăng của chị.
Còn với chị Mai, chị thì luôn tạo bất ngờ cho anh vào mỗi dịp sinh nhật, ngày lễ tình yêu và ngày cưới.
“Chúng mình luôn chia sẻ cho nhau mọi chuyện rất thỏa mái, không giấu nhau bất cứ chuyện gì, luôn tin tưởng, lắng nghe và tôn trọng nhau. Với mình, hạnh phúc đến từ những điều đơn giản nhất, cảm xúc không tự nhiên có mà phải biết nuôi dưỡng nó, lắng nghe cảm xúc, không để tâm lạc mất nhau. Chỉ có chồng hay vợ mới là người ảnh hưởng trực tiếp cảm xúc và cuộc sống của mình, khi hiểu được điều đó, mình làm cho chồng/ vợ hạnh phúc là mình đang làm cho mình hạnh phúc”, chị Mai chia sẻ bí quyết giữ lửa hạnh phúc.
PV
Tấm gương vượt khó của một đảng viên trẻ tiêu biểu
Trung sĩ Phạm Thái Sơn, học viên lớp 21a, Đại đội 21, Tiểu đoàn 2, chuyên ngành Quản lý bảo vệ biên giới, Học viện Biên phòng được rất nhiều cán bộ, giảng viên, học viên đánh giá cao.
Đảng viên trẻ Phạm Thái Sơn được biết đến là tấm gương của ý chí nghị lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn phấn đấu học tập, rèn luyện tốt và có những hoạt động hướng về cơ sở đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Trung sĩ Phạm Thái Sơn (bên phải) trao đổi kiến thức học tập với đồng đội tại Học viện Biên phòng. Ảnh: V.L
Qua câu chuyện với Trung sĩ Phạm Thái Sơn được biết, Sơn vốn sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Không những thiếu thốn về vật chất, khi mới lên 9 tuổi, em đã phải chịu tổn thất lớn về tinh thần khi mẹ qua đời sau cơn bạo bệnh. Từ đó, Sơn lớn lên trong tình thương yêu của ông bà nội. Như hiểu được hoàn cảnh gia đình, thiếu thốn tình cảm và sự vất vả của ông bà, từ nhỏ, Sơn luôn chăm ngoan, cố gắng học tập tốt. Suốt nhiều năm học bậc tiểu học, trung học cơ sở, Sơn luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc của nhà trường. Sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở, cậu học trò vùng cao này đã đăng ký dự thi và đậu vào Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh với ước mơ sau này được làm giáo viên.
Rời bàn tay của ông bà nội, cậu học sinh 15 tuổi về thành phố thuê trọ gần trường học và xin đi phụ việc sau những giờ lên lớp để có thêm tiền trang trải cuộc sống. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, 3 năm học liên tục, Sơn đều đạt học sinh xuất sắc. Đặc biệt, khi đang là học sinh lớp 12, Sơn đã đạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia môn Lịch sử. Không chỉ học giỏi, cậu học trò nghèo còn năng nổ tham gia các hoạt động phong trào của lớp, của trường. Với những thành tích đạt được, Sơn đã được bồi dưỡng, kết nạp Đảng khi còn là học sinh lớp 12. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Sơn đã được tuyển thẳng vào Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để được làm giáo viên theo ước mơ từ thuở bé... Nhưng khi dần trưởng thành, cùng với mong muốn của ông bà nội, cậu học trò nghèo muốn trở thành một người lính Biên phòng.
Gác lại những ưu tiên của học sinh giỏi cấp quốc gia, Sơn đã quyết định làm thủ tục và thi đậu vào Học viện Biên phòng. Cũng như nhiều học viên khác, thời gian đầu, do chưa thích nghi với môi trường quân đội nên em cũng có những bỡ ngỡ. Nhưng sau đó, Sơn luôn cố gắng học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các phong trào của Học viện phát động. Sơn ngày càng hòa nhập tốt hơn, được các giảng viên, học viên yêu mến. Năm học 2018-2019, Sơn đạt giải Nhì phong trào Tuổi trẻ sáng tạo lần thứ 11 của Học viện Biên phòng và nhiều giải thưởng khác... Nói về kinh nghiệm học tập, Trung sĩ Phạm Thái Sơn cho biết: "Ngoài học trên lớp, thư viện chính là nơi để em tìm tòi, lựa chọn những đầu sách hay để nghiên cứu. Đối với những môn học khó, những vấn đề trừu tượng, em luôn trao đổi với bạn bè và ghi chép vào sổ học tập, tranh thủ giờ giải lao sau mỗi giờ giảng để nhờ thầy, cô giáo giải đáp. Ngoài ra, em cũng tìm đọc nhiều bài báo viết về Biên phòng để hiểu hơn về lực lượng, học tập những cách làm hay và có phương pháp luận đa chiều".
Cùng với việc học tập trên giảng đường, đảng viên trẻ Phạm Thái Sơn luôn tích cực, nhiệt huyết tham gia các phong trào từ thiện hướng về đồng bào nghèo nơi biên giới. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, Trung sĩ Phạm Thái Sơn đã cùng các học viên vận động, tổ chức chương trình tình nguyện "Tết yêu thương - Ươm mầm tri thức" dành tặng những món quà ý nghĩa cho đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, được chính quyền địa phương đánh giá cao.
Nhắc đến quá trình phấn đấu của đảng viên trẻ, Thượng tá Phạm Công Chính, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 cho biết: "Chúng tôi hiểu rất rõ hoàn cảnh, quá trình phấn đấu, vươn lên trong học tập của học viên Phạm Thái Sơn. Có thể nói, để có được thành tích ngày hôm nay là sự nỗ lực không ngừng nghỉ, luôn tích cực, chịu khó trong học tập. Đây là một tấm gương sáng cho nhiều học viên khác trong đơn vị noi theo".
Khi nói về những dự định, ước mơ sắp tới, đảng viên trẻ Phạm Thái Sơn tâm sự: "Em rất muốn sau khi ra trường công tác, cùng với nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị thì sẽ tham gia dạy học cho trẻ em vùng cao còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là những học sinh nghèo có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống để các em có thể thay đổi cuộc sống".
V.L
Theo bienphong
An Giang: 35,5 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo Sáng 28-1 (mùng 4 Tết), Chủ tịch UBMTQ Việt Nam tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng cho biết, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, UBMTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phối hợp chính quyền, đoàn thể địa phương triển khai nhiều chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo, đối tượng khó...