Cô gái vào đến vòng cuối buổi phỏng vấn, lỡ nói 1 câu khiến nhà tuyển dụng hụt hẫng: Em quá thật thà rồi!
Buổi phỏng vấn đang rất chi là oke, cho đến khi ứng viên nói ra câu này…
Phỏng vấn là quá trình không thể thiếu khi apply vào công việc nào đó. Phỏng vấn được đánh giá quan trọng hơn cả CV xin việc, bởi giai đoạn này có thể đánh giá ứng viên có phù hợp với công ty hay không, năng lực thật sự thế nào.
Ứng viên được khuyên không bao giờ nói dối trước mặt nhà tuyển dụng. Vì họ hầu hết đều là leader của các công ty, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Chỉ cần vài câu ứng viên gian dối là nhận ra liền. Nhưng khi phỏng vấn không nên thật thà quá đâu nhé!
Điển hình mới đây, một nhà tuyển dụng đã chia sẻ câu chuyện hài hước của mình trong buổi phỏng vấn:
“Phỏng vấn ứng viên, đến khi chốt hỏi: ‘Em có tự tin vào khả năng của em không’, vẫn cứ nghĩ sẽ nhận được lời nói dối ngọt ngào. Nhưng em lại nói: ‘Em cũng không tự tin anh ạ!’. Cuộc sống đôi khi đừng thành thật quá có được không”.
Tình huống hài hước khi đi phỏng vấn (Ảnh chụp màn hình)
Có thể thấy, ứng viên này đã đến được vòng cuối cùng của buổi phỏng vấn và ghi được điểm khá nhiều trong mắt nhà tuyển dụng.
Song, ứng viên này lại để mất điểm khi quá thành thật trả lời câu hỏi về năng lực. Hiểu một cách đơn giản: Nếu ứng viên không tự tin vào bản thân thì làm sao thuyết phục được công ty tin ứng viên bây giờ?
Video đang HOT
Điều này cũng phản ánh sự nhạy bén của ứng viên khi hỏi phỏng vấn. Ứng viên không nên nói thẳng thừng rằng bản thân không có năng lực.
Thay vào đó có thể nói giảm nói tránh. Nhưng sau đó cần phải chỉ ra khuyết điểm và đi kèm phương án để khắc phục. Như vậy HR mới hiểu rằng bạn biết bản thân đến đâu, nhưng cũng luôn cố gắng thay đổi mình. Dẫu sao khi đi phỏng vấn, cái tốt nên show ra, cái xấu nên đậy vào mà!
Khi đi phỏng vấn, dù gặp tình huống bất lợi nhưng bạn vẫn cần show ra được điểm mạnh của mình (Ảnh minh họa)
Bên dưới bài viết chia sẻ của nhà tuyển dụng, nhiều dân mạng cũng đã bình luận thêm kinh nghiệm phỏng vấn xin việc của mình:
- “Ứng viên có thể nói: Em tự tin với công việc trước đây đã làm. Nhưng ở môi trường mới, em cần thời gian để làm quen”.
- “Có lần mình đi phỏng vấn, mọi thứ đều ổn cho đến câu chốt như trên. Mình không tự tin lắm nên trả lời không dứt khoát. Chị phỏng vấn bảo: “Giá như em chỉ cần nói làm ổn là công ty yên tâm rồi”. Còn kể cả không thật cũng không sao, vì sau đấy sẽ vào đào tạo thêm mà. Từ đó mình rút kinh nghiệm lần sau có bị hỏi thì sẽ trả lời: Dù ít kinh nghiệm (hoặc điều gì đó tương tự) nhưng em sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành công việc tốt nhất”.
- “Mình nghĩ ứng viên không nên từ chối thẳng thừng như trên. Vì bạn đã làm việc ở công ty đó đâu mà biết. Thay vào đó nên nói rằng: ‘Em còn nhiều thiếu sót nhưng em sẽ cố gắng thay đổi cho phù hợp với công ty’. Hoặc đại loại câu nào đó thể hiện quyết tâm mình muốn cống hiến cho công ty đó”.
Còn bạn, bạn thấy sao về trường hợp này?
Nguồn: Hội review công ty có tâm!
Nhà tuyển dụng chia sẻ kiểu CV bị ghét nhất khi đi xin việc, dân mạng liền vỗ mặt: HR như này chỉ khổ sinh viên!
Quan điểm của nhà tuyển dụng về CV của sinh viên đang nhận về nhiều bình luận tranh cãi trên MXH.
Băn khoăn lớn nhất của sinh viên khi apply chính là không có nhiều kinh nghiệm làm việc. Không phải ai cũng có thể vừa đi học vừa đi làm thêm, nên thường trong CV của ứng viên chỉ ghi được vài dòng tạm bợ, trong đó chủ yếu là kinh nghiệm tham gia các hoạt động tập thể.
Song một bản CV ghi nhiều hoạt động trong CLB thì có ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?
Mới đây, ý kiến của một HR về chuyện này đã gây tranh cãi trên mạng xã hội: "Kiểu CV mà mọi người chán nản nhất là gì? Mình trước nhé. Hoạt động phong trào đoàn đội ghi dài như sớ, chiếm chắc phải 1/2 cái CV. Gọi lên phỏng vấn cũng toàn kể hoạt động đoàn đội, tình nguyện mà kinh nghiệm làm việc lại không có".
Quan điểm của nhà tuyển dụng gây tranh cãi (Ảnh chụp màn hình)
Dòng tâm sự của nhà tuyển dụng này lập tức gây tranh cãi. Nhiều người đã hỏi ngược lại HR rằng: Sinh viên mới ra trường chưa đi làm việc được nhiều, nếu không ghi kinh nghiệm đoàn hội thì biết ghi cái gì?
Kinh nghiệm tham gia hội nhóm cũng không phải không cần thiết. Nhiều bạn trẻ giữ vị trí khá cao trong CLB như trưởng nhóm nội dung, leader nhân sự... điều này cũng chứng tỏ bạn đó có tiếng nói trong cộng đồng, cũng là người nhanh nhẹn và nhiệt tình.
Nhiều dân mạng đã lên tiếng đáp trả ý kiến của nhà tuyển dụng kia:
Bạn S.L cho hay: "Mình nghĩ sinh viên tham gia hoạt động đoàn đội cũng thể hiện tinh thần năng nổ của bản thân. Thông qua phỏng vấn, HR có thể đoán được tính cách và thái độ khi ứng viên kể về các câu chuyện hoặc trải nghiệm khi đi hoạt động. Kinh nghiệm làm việc có thể đào tạo và tích lũy được. Chỉ cần người có chí tiến thủ. 1 HR sâu sắc và chuyên nghiệp sẽ không phán xét con người chỉ thông qua một tờ giấy mà sẽ nhìn nhận sự việc đa chiều. Mình tin là vậy".
Trong khi đó, bạn T.T lại nêu ra cái khổ của các bạn sinh viên: "Chính ra sinh viên khổ nhỉ. Vừa phải học giỏi, vừa phải có thời gian đi làm cho có kinh nghiệm trước khi ra trường. Ngành nào đòi hỏi kỹ năng giao tiếp thì phải tham gia hoạt động đoàn đội. Nếu có khả năng đa-zi-năng như vậy thì mình đã xin học bổng đi du học tiếp" .
Một dân mạng lại bày tỏ ý kiến: "Sinh viên mới ra trường đa số không biết ghi gì vào CV. Các hoạt động tình nguyện cũng thể hiện được bản chất con người để đánh giá mà. Nếu HR tốt bụng thấy như thế không hay có thể mail góp ý cho các bạn sinh viên chứ đừng đăng công khai lên làm gì".
Không phải cứ ghi kinh nghiệm đi làm vô tội vạ là HR sẽ thích đâu! (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, cũng có một số ý kiến đóng góp cho quan điểm của nhà tuyển dụng trên. Thực tế, nhiều bạn sinh viên không tìm hiểu trước về môi trường làm việc, cứ có cái gì cũng ghi đại vào CV.
Ví dụ như bạn apply vị trí IT nhưng CV lại chỉ toàn kinh nghiệm làm content cho các page trường thì cũng không thể gây ấn tượng được trong mắt nhà tuyển dụng. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị đánh giá thấp vì không tìm hiểu kĩ về công việc.
Suy cho cùng, kinh nghiệm hoạt động trong CLB không phải là thừa thãi. Chỉ là khi apply vào công việc nào đó, hãy nêu các kinh nghiệm phù hợp với vị trí này. Có thế thì HR mới không nhận xét bạn là người lan man và không có định hướng trong công việc.
Nhà tuyển dụng hỏi: "Trong trường hợp nào, 1 + 1 = 3?", nam ứng viên không nao núng: "Quá đơn giản" Còn bạn thì sao, bạn có nghĩ được đáp án cho câu hỏi hóc búa này không? Phỏng vấn là một quá trình mà hầu hết các ứng viên đều phải trải qua nếu muốn có được một công việc nào đó. Vấn đề ở đây là hiện tại, có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn bắt đầu trở nên chú...