Cô gái trồng dưa bằng trứng gà và sữa
Trên mảnh vườn 30 m2 đất nhiễm mặn, Huỳnh Đỗ Mỹ Tú đã tìm ra cách trồng được dưa lưới – điều mà bao lâu nay cả huyện An Minh chưa một ai làm được.
Từng có năm năm ở Đà Lạt nên khi về quê, Mỹ Tú – một nhân viên văn phòng tại xã Đông Thạch, huyện An Minh – ấp ủ có một mảnh vườn nhỏ của riêng mình. Đầu năm 2019, khi công việc ổn định, cô bắt tay thực hiện kế hoạch.
Ban đầu, Tú trồng dưa leo baby và cà chua trái cây Nova nhưng nhận thấy những loại rau quả này có giá trị không cao. Tháng 11/2020, cô quyết định trồng thử nghiệm dưa lưới – loại quả cả huyện chưa ai trồng thành công do không phù hợp với đất nhiễm mặn địa phương.
Dàn dưa lưới được trồng trong nhà màng rộng 30m2 của Mỹ Tú- nữ nhân viên văn phòng tại Kiên Giang.
Việc đầu tiên Tú phải vượt qua là khắc phục nhược điểm đất trồng. Suốt nhiều tuần sau đó, cô gái mày mò đọc tài liệu trên mạng, học hỏi kinh nghiệm từ những thành viên của hội trồng dưa trên mạng xã hội và quyết định chọn cách trồng dưa trên giá thể xơ dừa.
Tuy nhiên do khâu xử lý xơ dừa chưa đúng cách cộng với tưới nước máy có độ PH cao nên ban đầu cây rất còi cọc. Từng tận dụng giàn dây từ vụ cà chua trước để trồng dưa nên khi ra trái, trọng lượng nặng gây sập giàn, phải mất nhiều ngày gia cố lại.
Video đang HOT
Để đảm bảo dinh dưỡng cho vườn dưa, nữ nhân viên văn phòng học cách tự ủ các loại phân hữu cơ như phân đạm cá, phân bã đậu nành… Từ khi hoa thụ phấn cho đến lúc thu hoạch, còn tưới thêm phân trứng sữa, tạo hương vị thơm ngọt. Từng có kinh nghiệm ủ trứng gà và sữa thành dung dịch để tưới cho cây khi trồng cà chua, Tú đã áp dụng công thức cho vườn dưa lưới.
Những quả dưa lưới trong vườn có cân nặng từ 1,5-3kg, được tạo ngọt bằng cách tưới dung dịch trứng gà và sữa tự ủ.
Để làm được loại dung dịch này, Tú chuẩn bị 100 quả trứng gà, loại dập vỏ bị các thương lái loại bỏ với 50 lít sữa tươi gần hết hạn để giảm chi phí. Cô còn sử dụng thêm sữa chua, men tiêu hóa và chế phẩm khử mùi hôi. Trứng sau khi được đánh tan trong thùng to, cho sữa vào khuấy tan rồi đổ các thành phần còn lại vào. Trong quá trình ủ, hỗn hợp được khuấy đều mỗi ngày và giảm dần tần suất cho đến khi sử dụng được. Sau một tháng, dung dịch trứng sữa đã có thể bón trực tiếp lên cây, pha loãng với nước theo tỷ lệ định sẵn để phun vào gốc và qua lá. Phân được tưới ngay sau thời điểm hoa thụ phấn và bón định kì hàng tuần.
Nhờ có chế độ dinh dưỡng cố định từ khi trồng nên dưa lưới trong vườn có vị ngọt đậm, thơm ngon. Sau hơn 2 tháng trồng thử nghiệm, cô thu về hơn 1 tạ quả mùa đầu tiên, mỗi quả nặng từ 1,5-3 kg. “Vườn dưa này, tôi dành 10 quả đẹp nhất bán lấy tiền ủng hộ cụ già neo đơn và các em nhỏ khó khăn tại địa phương. Số còn lại dành tặng bạn bè và người thân dịp Tết nguyên đán sắp tới”, cô chia sẻ.
Mỗi cây dưa lưới có thể cho nhiều trái, tuy nhiên tại vườn nhà, Tú khống chế mỗi cây chỉ cho một trái phát triển. Nguyên nhân là nếu quả ra nhiều thì sẽ lớn và chín không đồng đều, độ ngọt giảm đi. “Trái vừa ra cũng được treo trên giá để không bị chạm xuống đất giúp tránh bị thối, dập nát. Số trái mọc thừa được cắt đi”, cô cho biết. Những trái non bị cắt đi thường được tận dụng để làm muối chua hoặc chế biến thành món ăn.
Khi trái to, Tú chọn những quả dưa tròn đều, có lưới nổi đẹp để khắc chữ, tạo thành quà tặng ý nghĩa. Hiện cô đã khắc được 20 trong số 60 quả trong vườn với những chữ như Phúc, Lộc, Thọ hay An khang thịnh vượng… chuẩn bị cho dịp Tết.
Những quả dưa được nữ chủ nhân khắc chữ, buộc nơ. Ngoài 10 quả được bán đấu giá làm từ thiện, số còn lại làm quà tặng cho người thân và bạn bè dịp Tết nguyên đán sắp tới.
Do công việc bận rộn nên mỗi ngày, nữ nhân viên văn phòng này chỉ dành 3 tiếng chăm sóc vườn dưa sau khi đi làm về. Việc khắc dưa cũng được tiến hành vào khoảng thời gian này.
“Trồng cây gì cũng đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ cách chăm sóc, phải bỏ công sức và thời gian thì mới thu được kết quả”, cô nói.
Ngoài trồng cây, Tú còn nuôi cá, tôm dưới ao, trồng 40 cây nho các loại như ngón tay đen, hạ đen, mẫu đơn. “Từ ngày trồng cây, cuộc sống của tôi trở nên ý nghĩa, ít căng thẳng và có mục tiêu phấn đấu hơn. Các thành viên trong gia đình cũng rất thích vườn cây”. Giờ đây vườn dưa của cô không chỉ trở thành không gian thư giãn sớm chiều cho người nhà, mà bạn bè cũng thường xuyên ghé tới.
Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long tập trung tháng 2-3
Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng Hai tới (từ ngày 10-15/2 và từ ngày 26/2-2/3) và tháng Ba tới (từ ngày 12-16/3 và từ ngày 25-29/3).
Các cây đều đang chết dần vì nguồn nước và đất nhiễm mặn quá nặng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Theo Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020-2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020.
Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng Hai tới (từ ngày 10-15/2 và từ ngày 26/2-2/3), tháng Ba tới (từ ngày 12-16/3 và từ ngày 25-29/3); riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng Ba và tháng Tư tới (từ ngày 9-14/4 và từ ngày 24-28/4), sau giảm dần.
"Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn," ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Phùng Tiến Dũng cho biết từ ngày 6-10/1, ở thượng nguồn sông Mekong và khu vực Nam Bộ phổ biến ít mưa; khu vực miền Tây Nam Bộ nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 21-24 độ C, cao nhất từ 30-33 độ C.
Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm, mực nước các trạm thượng lưu ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-1,2m, mực nước các trạm trung, hạ lưu ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,65m; tại Châu Đốc 1,75m, cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,14-0,29m.
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 6-10/1 ở Đồng bằng sông Cửu Long ít biến đổi trong những ngày tới. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 1/2020.
Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này có khả năng như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: phạm vi xâm nhập mặn 45-50km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: phạm vi xâm nhập mặn 40-45km; sông Hàm Luông: phạm vi xâm nhập mặn 45-50km; sông Hậu, Cổ Chiên: phạm vi xâm nhập mặn 35-40km; sông Cái Lớn: phạm vi xâm nhập mặn 35-40km;
Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: phạm vi xâm nhập mặn 35-40km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: phạm vi xâm nhập mặn 25-35km; sông Hàm Luông: phạm vi xâm nhập mặn 35-40km; sông Cổ Chiên, sông Hậu: phạm vi xâm nhập mặn 25-32km; sông Cái Lớn: phạm vi xâm nhập mặn 25-32km. Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp độ 1.
"Trong thời kỳ này, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều cường thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh," ông Dũng khuyến cáo.
Bé gái 7 tuổi mất tích được tìm thấy gần trường Gia đình đã tìm thấy bé gái 7 tuổi ở Hòa Bình trước đó được trình báo "mất tích" ở một nhà dân gần trường học. Trước đó anh Phan Văn Thuận (38 tuổi, trú tại xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) đã trình báo cơ quan chức năng nhờ tìm kiếm con gái là cháu Phan Nguyễn Lam Th....