Cô gái Thanh Hóa hàng tháng hiến tiểu cầu cho cụ bà bị suy tủy
“Mình không nhớ đã hiến tiểu cầu bao nhiêu lần. Bản thân chỉ có mong muốn nhỏ bé là đủ sức khỏe để giúp đỡ được nhiều người hơn nữa”, Trâm nói.
Vào một buổi chiều tháng 3/2020, nhận được cuộc gọi của người quen, Nguyễn Thị Trâm (sinh năm 1994) tức tốc chạy xe đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, cô đã hiến tiểu cầu cho một bệnh nhân. Đó là một bà cụ bị suy tủy, thiếu tiểu cầu nhóm máu AB.
Thời điểm đó, nhờ cô gái sinh năm 1994, bà cụ đã qua cơn nguy kịch.
Từ đó đến nay, đã một năm, tháng nào Trâm cũng đến bệnh viện truyền tiểu cầu cho bà.
Trước khi vào viện khoảng 3-4 ngày, bà cụ thường xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, da nhợt nhạt, ra máu chân răng. Khi đó, người nhà của bà sẽ gọi điện nhờ Trâm thu xếp công việc, đến bệnh viện lọc tiểu cầu.
Cô gái tháng nào cũng đến hiến tiểu cầu cho bà cụ bị suy tủy.
“Gia đình bà cụ nhiều lần đưa tiền nhưng mình không nhận. Khi giúp đỡ mọi người, mình cảm thấy rất vui. Bà cũng giống như cha mẹ của mình. Đồng thời, mình luôn tâm niệm sẽ giúp đỡ mọi người trong khả năng, chứ không vì tiền bạc, hay lợi ích cá nhân”.
Trâm cho biết cô thuộc nhóm máu AB. Ở Việt Nam, người có nhóm máu này chỉ chiếm 6% dân số. Hơn nữa, số người hiến được tiểu cầu lại càng ít.
Để có thể hiến được tiểu cầu, người hiến không mắc bệnh truyền nhiễm, trong thành phần máu phải đủ chỉ số đơn vị tiểu cầu theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra, người hiến cần có sức khỏe tốt, ven to, để khi chạy máy ly tâm, áp lực lớn sẽ không bị vỡ thành ven.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, do ý thức được bản thân thuộc nhóm máu hiếm, Trâm không đi hiến máu theo phong trào, mà đợi đến ai cần thì mới giúp đỡ.
Cô gái quê Thanh Hóa cho biết mỗi lần hiến cần 560 ml tiểu cầu, tương đương 700 ml máu. Theo đó, máu sẽ được rút trực tiếp đi qua máy ly tâm, lọc lấy thành phần tiểu cầu. Sau đó, các thành phần còn lại trong máu sẽ được trả về cơ thể. Bởi vậy, trong vòng 21 ngày, một người trưởng thành có thể tiếp tục hiến tiểu cầu.
Thời gian đầu, do lo lắng cho sức khỏe của con gái, bố mẹ Trâm phản đối. Thế nhưng, chứng kiến những hoàn cảnh đáng thương, cô lại không thể bỏ mặc.
“Mình không nhớ đã hiến máu, hiến tiểu cầu bao nhiêu lần. Cách đây 2 năm, mình có giúp cho một em bé sơ sinh bị suy giảm tiểu cầu, lần thì bà cụ rơi từ mái nhà xuống phải mổ cấp cứu, rồi bệnh nhân mổ tim, máu không đông. Có lần, 3h sáng, bác sĩ gọi điện có trường hợp khẩn cấp, mình lại chạy vào bệnh viện để giúp. Mỗi lần làm được việc tốt, bản thân cảm thấy rất vui và hạnh phúc”.
Thế rồi, sau nhiều lần giải thích và hứa sẽ ăn uống giữ sức khỏe, cô cũng nhận được sự ủng hộ của gia đình.
Tháng 7/2020, Nguyễn Thị Trâm vinh dự được nhận bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vì đã có thành thích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện năm 2019-2020.
“Hiện nay, tiểu cầu tại các bệnh viện rất thiếu. Mình chỉ mong muốn có sức khỏe, để hiến tiểu cầu thường xuyên, giúp cho nhiều người bệnh”.
2 bé trai tử vong vì biến chứng sốt xuất huyết, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn
Ngỡ con sốt thông thường, hai gia đình đã tự ý điều trị trong đó chủ yếu uống hạ sốt 3- 4 ngày. Khi diễn biến nặng mới đến viện thì cả hai bé trai ở Phú Yên đã không qua khỏi...
Nhiều người vẫn lầm tưởng sốt xuất huyết với các bệnh nhiễm siêu vi khác (ảnh minh hoạ)
Ngày 19/3, lãnh đạo Sở Y tế Phú Yên xác nhân địa phương này vừa ghi nhận 2 ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết (SXH). Cả 2 ca bệnh đều là trẻ em (1 bé 5 tuổi ở TX. Đông Hòa và 1 bé 7 tuổi ở huyện Sông Hinh).
Qua điều tra dịch tễ, cả hai bé đều sốt ở nhà từ 3 đến 4 ngày, khi phát hiện con sốt gia đình của 2 cháu đều mua thuốc tự điều trị tại nhà, mà loại thuốc các cháu chủ yếu uống là thuốc hạ sốt.
Khi thấy các cháu có diễn biến bệnh nặng thì mới đưa đến Trung tâm y tế huyện, thị xã để cấp cứu, tuyến dưới lại đưa lên bệnh viện Sản nhi tỉnh để cứu chữa, nhưng do bệnh đã diễn biến đến mức độ "sốc" SXH nên cả 2 cháu đều tử vong trước 48 giờ.
Sốt xuất huyết là bệnh siêu vi dễ trở thành dịch, có nguy cơ mắc ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, với khí hậu có độ ẩm cao và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết phát triển nhanh chóng.
Bệnh xuất hiện quanh năm. Tuy vậy, vào mùa mưa nó có khả năng lây lan nhanh và bùng phát thành dịch. Ở các tỉnh phía Nam là vùng lưu hành dịch bệnh SXH cho nên virut Dengue gây bệnh SXH lúc nào cũng có.
Biểu hiện bệnh trong khoảng thời gian từ 1 - 3 ngày kể từ khi phát bệnh, sốt xuất huyết thường không có biểu hiện cụ thể nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm siêu vi khác. Một số trường hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận biết như: nổi các chấm đỏ li ti trên da hoặc nôn ói, đau bụng.
Lúc này, bệnh có thể dịu đi khiến người mắc lầm tưởng sắp khỏi, tuy nhiên đó là biểu hiện nguy hiểm báo hiệu sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn sốc.
Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư - Trưởng khoa virut - ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), từ ngày thứ 3 đến này thứ 7 của bệnh là giai đoạn nguy hiểm. Đây là giai đoạn mà người bệnh cần được theo dõi sát ở bệnh viện, có thể không nhất thiết phải nhập viện, nhưng nên đến khám để được điều trị kịp thời.
Vì ở giai đoạn nguy hiểm đó bệnh nhân có 2 nguy cơ lớn đó là có khô đặc máu và giảm tiểu cầu. Hai nguy cơ trên cần phải làm xét nghiệm công thức máu từ ngày thứ 3 trở đi thì mới biết được bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo hay không.
Mọi người cần theo dõi các dấu hiệu lâm sàng như nôn nhiều, vật vã, đau ở hạ sườn phải, tiểu ít... để thông báo với bác sĩ trực tiếp thăm khám để bác sĩ xét xem có dấu hiệu cảnh báo hay không. Nếu bệnh nhân chỉ cần có 1 trong những dấu hiệu cảnh báo là có chỉ định nhập viện.
Nếu bệnh nhân qua được giai đoạn nguy hiểm sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn lui bệnh.
Để phòng bệnh, TS.BS Nguyễn Kim Thư cho rằng người dân cần tránh muỗi đốt bằng cách mắc màn khi ngủ, xịt muỗi, thoa kem chống muỗi. Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như: Diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường, loại bỏ ổ chứa nước đọng. Đậy kín các vật dụng chứa nước, thường xuyên thay nước ở các bình hoa.
Sốt xuất huyết, sốt virut và sốt phát ban khác nhau như thế nào?
Sốt xuất huyết: Sốt cao 39-40 độ C, liên tục 2-7 ngày. Buồn nôn, đau nhức thái dương, hai bên hốc mắt. Xuất huyết dưới da, ra máu chân răng, ra máu cam...
SXH có biểu hiện tương tự như sốt phát ban vì có những ban xuất hiện trên da. Tuy nhiên, có thể phân biệt hai bệnh này bằng cách dùng tay căng da chỗ có ban đỏ, nếu ban đỏ mất đi là sốt phát ban, còn khi căng da mà vẫn thấy chấm li ti thì đó là SXH.
Không nên nghĩ rằng đã mắc SXH một lần thì lần sau không mắc nữa bởi vì SXH ở nước ta có 4 týp khác nhau, mắc bệnh loại nào, lần sau sẽ không mắc loại đó nhưng vẫn có thể mắc 1 trong 3 loại còn lại. Vì vậy, 1 người có thể bị mắc SXH nhiều lần.
Sốt siêu vi: Biểu hiện ban đầu giống với sốt xuất huyết, kèm theo viêm đường hô hấp, mắt đỏ và chảy nước. Sốt siêu vi thường không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.
Biểu hiện của sốt siêu vi là sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ cao từ 38-39 độ C, thậm chí có lúc là 40-41 độ C.
Người bị sốt siêu vi thường chảy nước mũi, hắt hơi, viêm đường hô hấp. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, mắt đỏ, chảy nước mắt...
Sốt phát ban: Hầu hết bắt đầu bằng triệu chứng sốt cao từng cơn (39-40 độ C). Nhưng, từ ngày thứ 4 trở đi, người bệnh sẽ hết sốt, ăn được, da có thể nổi ban 3-5 ngày rồi lặn.
Những người không có ngày vui trọn vẹn Việc giảm chỉ số tiểu cầu sẽ dẫn đến xuất huyết dưới da và đối mặt với nhiều khả năng xuất huyết nguy hiểm khác như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa Trong những ngày Tết vừa qua, rất nhiều người bệnh đã không thể đón một năm mới trọn vẹn bên người thân vì phải nằm viện. Bên cạnh nỗi buồn...