Cô gái Quảng Nam trả ví có 270 triệu đồng: Dành bài học làm người cho con!
Nhặt được chiếc ví có 87 triệu đồng tiền mặt và gần 3 cây vàng, cô gái ở tỉnh Quảng Nam lập tức đưa tới công an xã nhờ tìm chủ nhân để trả lại.
Ngày 21-11, lãnh đạo Công an xã Tiên An (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) cho biết một cô gái trên địa bàn nhặt được tài sản lớn đã đem tới công an nhờ tìm người đánh mất để trả lại.
Chị Nguyễn Thị Soa (ảnh phải) trao trả tài sản cho bà Ngô Thị Nhi Ảnh: Công an Tiên Phước
Theo đó, chiều 20-11, trên đường chở con trai đi thăm thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, chị Nguyễn Thị Soa (SN 1990; trú thôn 5, xã Tiên An) bất ngờ phát hiện chiếc ví ai đó đánh rơi bên cầu thuộc địa phận xã Tiên An. Khi mở ví ra, chị Soa “hoa mắt” khi phát hiện xấp tiền mệnh giá 500.000 đồng trong ví. Ngay lập tức, chị Soa chở con trai chạy đến trụ sở Công an xã Tiên An trình báo sự việc.
Số tài sản lớn chị Soa nhặt được
Khi kiểm tra bên trong ví, Công an xã Tiên An xác định chiếc ví có hơn 87 triệu đồng tiền mặt, 28,5 chỉ vàng (gồm 26 khâu vàng, 1 sợi dây chuyền) cùng một số giấy tờ tùy thân mang tên Ngô Thị Nhi (trú thôn 4, xã Tiên An). Tổng giá trị trong chiếc ví khoảng 270 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Soa mong muốn con trai mình và mọi người khi nhặt được của rơi cần trả lại cho chủ nhân
Video đang HOT
Ngay sau đó, Công an xã Tiên An đã tiến hành xác minh và xác định chủ nhân chiếc ví là bà Ngô Thị Nhi nên đã thực hiện thủ tục trao nhận tài sản giữa người nhặt và người bị đánh rơi. Nhận lại số tài sản lớn, bà Nhi cảm động rối rít nói lời cảm ơn chị Soa.
Theo bà Nhi, số tiền và vàng trong ví là tài sản của bà dành dụm cộng với tiền mới bán bò và tiền con trai gửi mua hàng. Lo sợ để ở nhà bị mất trộm, đi đâu bà Nhi cũng kẹp ví theo bên người nhưng lại bị đánh rơi.
Chia sẻ về hành động của mình, chị Soa nói khi nhặt được ví, thấy số tiền quá lớn khiến chị run hết cả người. Lúc đó, chị chỉ có ý nghĩ mang đến công an để tìm trả lại cho chủ nhân. Chị nói rằng, nếu đặt hoàn cảnh mình bị mất tài sản lớn như vậy sẽ rất lo lắng, đó là tiền mô hồi, nước mắt của người khác làm ra nên khi nhặt được không thể cất giấu cho riêng mình hay cho người thân sử dụng được.
“Tôi cũng muốn thông qua hành động của mình để dành một bài học cho con, sau này con có đi ra ngoài, nhặt được của rơi thì trả lại cho người đánh mất. Đó là một tấm gương cho con học hỏi noi theo vì trong độ tuổi này con cần học hỏi để trưởng thành hơn” – chị Soa chia sẻ.
Được biết, gia đình chị Soa không mấy khá giả, vợ chồng chị có 2 con trai, cháu đầu lớp 9, út lớp 5. Chồng làm thợ hồ còn chị Soa trước đây nấu ăn cho công ty, nay công ty hết hàng đóng cửa nên chị nghỉ ở nhà, đi nấu ăn đám cưới để kiếm tiền.
Hành trình đổi phận buồn của chàng trai tên Hận
Đinh Hữu Hận chạy chiếc xe máy Cub 50 cà tàng từ làng quê nghèo ở Phước Chánh (xã Quế Mỹ, Quế Sơn, Quảng Nam) chở theo bao gạo cùng mấy bịch mắm cá mẹ làm vào Đà Nẵng, bắt đầu hành trình 4 năm đại học, để thay đổi phận buồn.
Hận ở tạm trong căn phòng trọ của bạn, chờ ổn định để đi làm thêm - Ảnh: B.D.
Phải qua nhiều lần liên lạc, chúng tôi mới tìm được chỗ trọ của Đinh Hữu Hận - tân sinh viên ngành địa lý du lịch, Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng.
Học lớp 9 mới biết mặt ba
Đinh Hữu Hận kể từ nhỏ hai mẹ con sống đơn chiếc trong ngôi nhà cấp 4 ở thôn Phước Chánh. Mẹ Hận làm một sào lúa, cứ tới mùa gieo sạ xuống giống xong thì bà lại ngược lên rừng từ sáng tới tối để bóc vỏ keo, kiếm tiền nuôi đứa con trai cùng mẹ già.
Mẹ Hận không nói cho con trai biết về người ba của con. Có lần Hận lần hỏi ngoại thì được bà nói ba Hận đang ở bên kia cánh đồng, cách mấy bước chân.
Mãi sau này khi nhiều lần hỏi, Hận mới được mẹ kể gia đình của ba không thừa nhận hai mẹ con nên bà đã quay về nhà mẹ chờ ngày sinh nở, nuôi con một mình. Cái tên Hận có từ đó.
Một ngày cuối năm lớp 9, mẹ đi làm về, vẻ buồn bã và nói Hận tự tìm ngôi nhà cấp 4 nằm giữa đồng của một người bên kia cánh đồng. Đó chính là ngôi nhà của ba cậu.
"Do biết tin ba mình ung thư giai đoạn cuối, thời gian chỉ còn tính bằng ngày nên mẹ nói mình qua cho ba con gặp nhau. Gạt bỏ hết mọi giận hờn, mẹ muốn mình biết gốc gác, ông bà của mình như bao đứa trẻ khác" - Hận kể.
Cậu bé chăn bò và quyết tâm mãnh liệt thay đổi số phận buồn
Hận vào đại học với đôi tay trắng để nỗ lực thay đổi cuộc đời buồn của mình - Ảnh: B.D.
Chàng tân sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng nói khi gặp ba thì thời gian của ông không còn nhiều.
Ông nghèo, đi làm công, sống với mẹ già và cũng không lập gia đình nhưng do ngăn trở trong lòng mà không thể tìm tới nhận con.
Đinh Hữu Hận nói gặp ba được vài tháng thì ông mất. Bà nội của Hận cũng không có người thân thích nên buộc phải vào trung tâm dưỡng lão ở Hội An để sống những ngày tháng cuối đời. Ngôi nhà khóa trái cửa, thỉnh thoảng Hận cùng mẹ về lo nhang đèn hương khói.
Trong cuộc đời buồn bã và thiếu thốn đủ bề, Đinh Hữu Hận vẫn được mẹ nuôi đi học đầy đủ. Điều làm nhiều bà con chòm xóm rất ngạc nhiên là cậu bé chăn bò nổi tiếng ở trong làng Phước Chánh này lại học rất giỏi.
Hận nói rằng do thấy mẹ lao lực, làm không đủ ăn nên cậu bảo với mẹ mua một con bò giống rồi về Hận chăm sóc, cho bò sinh sản để bán bê con lấy tiền trang trải. Hằng ngày sau giờ lên lớp, Hận lại về nhà thả cặp sách rồi đội chiếc nón cời dẫn bò ra đồng. Bò gặm cỏ và giờ học của Hận cũng diễn ra ở trên ruộng đồng, theo năm tháng đến trường.
Sau cuộc tình buồn với người đàn ông đầu tiên, lửa lòng tưởng như nguội lạnh với mẹ của Đinh Hữu Hận. Nhưng khi Hận bắt đầu lớn khôn, mẹ Hận lại chùng lòng rồi nhận lời thương yêu với một người đàn ông khác. Tuy nhiên, một lần nữa duyên tình lận đận lại tiếp tục đeo đẳng. Người đàn ông thứ hai đã bỏ mẹ Hận cùng một mầm sống đang lớn dần.
Thương mẹ, Hận càng cố gắng học thật tốt, vừa phụ mẹ nuôi bò, chăm em. Ước mơ thay đổi cuộc đời bằng con đường học hành trong Hận lại thêm mãnh liệt.
Trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn đủ bề nhưng Hận vẫn đạt học lực giỏi suốt 3 năm cấp 3. Khi đặt giấy bút chọn ngành địa lý du lịch tại Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Hận nói ước mơ cháy bỏng của mình là được trở thành thầy giáo.
Nhưng thay vì chọn thẳng vào sư phạm, Hận lại theo học cử nhân để sau này học thêm nghiệp vụ sư phạm và xin đi dạy, nếu không thực hiện được mong ước ấy thì với bằng cử nhân cũng dễ dàng chọn cơ hội việc làm trong ngành du lịch.
Chàng tân sinh viên này nói hôm nhập học, thấy hoàn cảnh mình khó khăn nên một người trong làng giới thiệu cho một nhà hảo tâm ở Đà Nẵng để Hận đến xin ở nhờ. Đó là nơi che chở cho những ngày đầu tiên cuộc đời sinh viên của Hận. "Mình sẽ tìm việc làm thêm để tự học, tự theo đủ 4 năm đại học" - Hận nói.
Mẹ Hận bật khóc khi thấy con trai bảo rằng đã để dành được hơn 1 triệu tiền hỗ trợ học tập năm học 12 dành cho học sinh nghèo để phụ mẹ đóng tiền học phí.
"Mẹ khóc, mình cũng khóc. Bà bảo rằng đời mẹ đã buồn thì con phải ráng thay đổi, phải đi theo một con đường khác. Khổ cực bao nhiêu mẹ còn sức thì cũng ráng theo con" - Hận nói.
Những cái tên lạ lùng độc nhất tại Việt Nam, chính chủ cũng muốn chối bỏ vì quá xấu hổ Đến khi trưởng thành, những người này cũng không biết tại sao ngày xưa bố mẹ lại đặt cho mình cái tên xấu như vậy. Trong cuộc sống, ắt hẳn nhiều người sẽ bắt gặp một vài nhân vật có tên trùng với mình, những cái tên mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng đều mang một hàm ý đẹp đẽ. Thế nhưng...