‘Cô gái nhận nuôi con nghi của tử tù” sẽ bị xử lý như thế nào?
Dư luận gần đây dậy sóng trước thông tin “bé gái là con tử tù” trên trang Facebook có tên T.B.T của cô gái Trần Ngọc Bích Trâm, SN 1993, ngụ huyện Bình Chánh, TP. HCM. Cô gái này đã tự nhận là đang nuôi bé gái, con của một tử tù đang chuẩn bị thi hành án. Tuy nhiên, sự thật được phanh phui. Cô gái đã sử dụng chính hình ảnh của cháu gái ruột của mình để sáng tác ra một câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, đăng trên trang facebook cá nhân của mìn h.
Trưa 19-5, cửa nhà Bích Trâm đóng im ỉm, phía trước phơi nhiều quần áo trẻ con. Ảnh: HL
Thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được là cơ quan công an đã mờ i Bích Trâm và gia đình lên làm việc.
Nhiều bạn đọc thắc mắc, pháp luật sẽ điều chỉnh hành vi của cô gái trong trường hợp này như thế nào? PLO giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Luật sư Phạm Hoài Nam, Công ty Luật TNHH MTV Bến Nghé-Sài Gòn.
Xem xét dưới góc độ pháp luật, hành vi của Trần Ngọc Bích Trâm đã vi phạm các quy định pháp luật tại Điều 31 Bộ luật Dân sự quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Việc Bích Trâm sử dụng hình ảnh của bé gái mà chưa được sự đồng ý của cha mẹ cháu bé là vi phạm quyền nhân thân (cụ thể là quyền hình ảnh) của bé và hơn nữa lại sử dụng hình ảnh này vào mục đích làm sai lệch sự thật “bé gái là con tử tù” đã xâm phạm trực tiếp tới danh dự, nhân phẩm và uy tín của cháu bé và gia đình.
Hành vi này còn vi phạm khoản 6, Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; cụ thể là hành vi “lợi dụng trẻ em nhằm mục đích trục lợi” và hình thức xử lý được quy định cụ thể tại điều 13 Nghị định 91/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ thể trong trường hợp này, Trâm đã sử dụng hình ảnh của bé gái phục vụ cho câu chuyện bịa đặt của mình nhằm mục đích đem lại lợi ích cho bản thân. Hành vi của Trâm là sử dụng hình ảnh của trẻ em để trục lợi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em, do đó Trâm có thể bị xử phạt lên tới 5.000.000 đồng. Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, thì cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn như yêu cầu gỡ bỏ thông tin, yêu cầu cải chính và bồi thường thiệt hại nếu như có yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc Bích Trâm tung hình em bé lên mạng với thông tin “bé gái là con tử tù” bỏ rơi nhờ cô nuôi hộ với mục đích câu like còn vi phạm Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Cụ thể đó là hành vi: “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”, hành vi này bị xử phạt theo quy định Điều 64 Nghị định 174/2013 Quy định về xử phạt 30 triệu đồng đối với việc có hành vi sau: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức”.
Video đang HOT
Ngoài ra, đối với hành vi đưa tin đồn thất thiệt của Bích Trâm, nếu đã bị xử phạt hành chính trước đó nhưng vẫn cố tình tiếp tục thực hiện hoặc nó gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan Công an có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 226 Bộ luật Hình sự về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” có khung hình phạt cao nhất từ 2 năm đến 7 năm tù.
Như vậy, xét về góc độ pháp lý thì Cơ quan chức năng cần căn cứ vào các quy định của pháp luật và căn cứ vào mục đích và động cơ tung tin của Trần Ngọc Bích Trâm cũng như những tác hại của sự việc đó như thế nào với toàn xã hội để xem xét xử lý.
PHẠM HOÀI NAM, Công ty Luật TNHH MTV Bến Nghé-Sài Gòn
Theo_PLO
Chủ nhà nghỉ quay lén khách mua dâm rồi tố cáo có phạm luật?
Với hành vi đặt camera để quay lén cảnh mua dâm của vị thẩm phán tố cáo lên cơ quan công an thì chủ nhà nghỉ có vi phạm pháp luật?
Mới đây, tin tức trên báo Pháp luật TP HCM cho biết, ông Triệu Đức N. (chủ nhà nghỉ tại xã Ea Tý, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) đã có đơn tố cáo lên cơ quan chức năng về clip mua dâm của một vị cán bộ TAND huyện này là ông N.V.B.
Theo đơn tố cáo của ông N., từ năm 2008 đến năm 2011, ông B. nhiều lần vào nhà nghỉ do vợ ông làm chủ để mua dâm, một trong những lần đó vợ ông N. đã quay lại được một clip dài 35 phút.
Năm 2011, vợ ông N. bị bắt và bị xử 5 năm tù về tội chứa mại dâm. Vì vụ án này, ông N. đã bán nhà nghỉ và bỏ ra 200 triệu đồng để "chạy án" cho vợ.
Ảnh minh họa.
Ông B. nằm trong số người được ông N. đưa tiền "chạy án", tuy nhiên vợ ông vẫn không thể thoát tội và ông nhiều lần đòi lại tiền nhưng không được. Mới đây, trong lúc dọn dẹp nhà cửa, ông N. vô tình tìm được băng quay lại clip mua dâm của ông B. tại nhà nghỉ nên đã làm đơn tố cáo với mục đích đòi lại số tiền "chạy án".
Trước thông tin về vụ việc này, vấn đề đang được dư luận quan tâm là hành vi đặt camera quay lén khách của chủ nhà nghỉ có phạm luật?.
Để làm rõ vấn đề này, PV Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Phạm Hoài Nam - Hãng luật Bến Nghé - Sài Gòn, Đoàn luật sư TP. HCM.
Theo luật sư Nam, chưa xét đến yếu tố người bị quay lén là ai nhưng hành vi tự ý lắp đặt camera ghi lại mọi hoạt động trong phòng tại nhà nghỉ của nhiều khách thuê phòng là vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh và quyền bí mật đời tư của công dân được quy định tại Điều 31 và Điều 38 Bộ luật Dân sự.
Mặt khác, các quy định về hoạt động kinh doanh nhà nghỉ và khách sạn hiện nay chỉ cho phép người chủ lắp đặt hệ thống camera ở khu vực hành lang lối đi, thang máy, phòng ăn, phòng khách, quầy lễ tân... với mục đích để quản lý, theo dõi tình hình an ninh, trật tự, kiểm soát và bảo vệ khách hàng trong trường hợp cần thiết.
Vì vậy, việc lắp đặt máy ghi hình, ghi âm ở những nơi riêng tư như trong phòng ngủ, nhà vệ sinh của khách sạn, nhà nghỉ là vi phạm về quyền cá nhân đối với hình ảnh và quyền bí mật đời tư của công dân mà pháp luật bảo vệ.
Trong trường hợp này nếu người bị xâm phạm về hình ảnh và bí mật đời tư có yêu cầu khởi kiện thì chủ nhà nghỉ sẽ phải bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm và uy tín bị xâm phạm theo quy định tại Điều 611 và Điều 307 Bộ luật Dân sự.
Ngoài ra, nếu chủ nhà nghỉ, khách sạn có hành vi phát tán hình ảnh hoặc clip riêng tư của khách thuê phòng thì tuỳ mục đích và động cơ phạm tội mà cơ quan Công an có thể xem xét xử lý trách nhiệm hình sự theo các tội danh: Điều 226 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet; Điều 121 Tội làm nhục người khác; Điều 253 Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ; hoặc Điều 135 Tội cưỡng đoạt tài sản.
Tuy nhiên, theo vị luật sư này, ông N. dùng clip này để tố cáo thì sẽ không bị xử lý hình sự, vì căn cứ Điều 9 Luật tố cáo 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo thì việc ông Nhật dùng clip để tố cáo hành vi sai phạm trong công tác hoặc vi phạm pháp luật của cán bộ nhà nước là có cơ sở xem xét và được pháp luật bảo vệ.
Vì vậy, cơ quan chức năng cần nhanh chóng xác minh sự thật của clip này để làm căn cứ quyết định việc giải quyết tiếp theo.
Theo thông tin mà báo chí nêu thì ông N. sử dụng clip nhảy cảm tố cáo chỉ nhằm mục đích đòi lại tiền đã bỏ ra để chạy án cho vợ thì dấu hiệu hình sự về hành vi xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và uy tín của người bị tố cáo là không có cơ sở để được pháp luật bảo vệ nếu hành vi của vị cán bộ này là mua dâm hoặc quan hệ bất chính...
Hơn thế nữa, với tư cách là công dân thì ông N. có quyền tố cáo khi thấy cán bộ nhà nước vi phạm tư cách đạo đức, từ đó cơ quan quản lý xem xét trách nhiệm cán bộ của mình để xử lý.
Ngoài ra, theo luật sư Nam, từ việc tố cáo của ông N. thì cơ quan chức năng cũng cần làm rõ có hay không việc đưa và nhận hối lộ giữa những người có liên quan về số tiền 200 triệu chạy tội cho vợ ông Nhật để xử lý theo quy định pháp luật.
Thùy Dung
Theo_Người Đưa Tin
Nữ sinh giết người tình: Báo động về lối sống của giới trẻ Hành vi của Thanh liên quan tới vụ án là hồi chuông cảnh báo về cách hành xử nông nổi, lãnh cảm của giới trẻ hiện nay, đặc biệt là những đối tượng có lối sống ăn chơi, buông thả, thiếu sự giáo dục, quan tâm từ phía gia đình, nhà trường và xã hội", luật sư Phạm Hoài Nam chia sẻ Liên...