Cô gái Mỹ đến TPHCM sống vì mê trái cây Việt, mỗi ngày ăn hoa quả thay cơm
Hanna cho biết, Việt Nam là vùng đất có nhiều loại trái cây ngon nhất mà cô từng đến. Điều này hoàn toàn phù hợp với lối sống thuần chay của cô.
Yêu Việt Nam, lấy chồng Việt
Với Hanna Larsen (31 tuổ.i, người Mỹ), Việt Nam được xem như quê hương thứ hai của cô.
Hanna được nhiều người biết đến bởi chuyện tình đẹp cùng anh Thanh Đức (quê Nghệ An). Trước khi quen anh Đức, cô gái Mỹ từng đến Việt Nam du lịch và lập tức bị thu hút bởi vùng đất có nhiều cảnh đẹp, hoa quả tươi ngon, con người thân thiện, tốt bụng.
Trở về sau chuyến du lịch Việt Nam, cô chăm chỉ học tiếng Việt để chuẩn bị cho kế hoạch đến Việt Na.m sin.h sống. Năm 2020, khi đã có thể giao tiếp được bằng tiếng Việt, cô quay trở lại TPHCM.
Những ngày tháng làm việc tại TPHCM, cô quen anh Thanh Đức. Cả hai dần nảy sinh tình cảm.
Hanna có vẻ ngoài xinh đẹp, vóc dáng cân đối. Trước đây, khi chưa sinh con, cô sống hoàn toàn bằng hoa quả, không ăn tinh bột. Cô từng khiến nhiều người ngạc nhiên khi có thể hoàn thành cự ly 42km tại giải chạy marathon ở Phú Quốc (Kiên Giang) dù chỉ ăn hoa quả hàng ngày.
Hanna ăn chủ yếu hoa quả trong các bữa chính khi sinh sống tại TPHCM (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Năm 2021, khi mang thai con gái đầu lòng, Hanna và Thanh Đức quyết định chuyển tới Ecuador sinh sống vừa để gần gia đình ở Mỹ, vừa để được sống hòa mình vào thiên nhiên.
Cô gái Mỹ duy trì chế độ ăn thô. Mỗi lần gia đình đi đâu chơi hoặc cần di chuyển đường dài, cô không phải lích kích chuẩn bị đồ ăn thức uống. Cô và gia đình nhỏ từng trải qua một tháng sống cùng với cộng đồng người ăn chay thuận tự nhiên tại Amazone, hoàn toàn không nấu nướng mà chỉ ăn thô, chế biến nhanh các loại rau, củ.
Gần đây, khi con gái thứ hai đã cứng cáp, vợ chồng trẻ quyết định quay trở về TPHCM sinh sống.
Video đang HOT
Gia đình nhỏ chuyển về vùng ngoại ô TPHCM sinh sống (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bữa ăn chính toàn trái cây
Hanna cho biết, trái cây ở Việt Nam phong phú, có đủ nho, thanh long, táo, lê, chuối, mận, đu đủ, bơ, mãng cầu… Đây là vùng đất có nhiều loại quả ngon nhất mà cô từng đến.
Cô gái Mỹ tiết lộ, sầu riêng là một trong số những loại quả cô yêu thích nên thường xuyên tìm mua và thưởng thức. Sầu riêng ngon, vị béo ngậy, có mùi thơm đặc trưng.
“Nhiều người nước ngoài không ăn được sầu riêng. Tuy nhiên tôi nghĩ, nếu ăn nhiều lần, mọi người cũng sẽ thích loại quả này vì quả có vị ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Tôi thường dùng sầu riêng vào bữa sáng, uống cùng một cốc nước dừa”, Hanna chia sẻ.
Vì yêu thích loại quả này nên cô đã tìm hiểu một số kinh nghiệm chọn sầu riêng.
“Quả sầu riêng chín sẽ có mùi thơm, vỏ căng, nhiều quả thậm chí đã nứt vỏ. Tôi thường dậy sớm để đi chợ mua sầu riêng và hoa quả. Khu vực tôi sống hiện bán hai loại sầu riêng với giá khác nhau là 50.000 đồng/kg và 90.000 đồng/kg”, cô gái Mỹ nói.
Cô gái Mỹ yêu thích sầu riêng và các hoa quả Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Một lần đi chợ, khi đang phân vân giữa 2 loại sầu riêng, cô được người bán khuyên nên mua quả loại 50.000 đồng/kg. Hanna cảm thấy ngạc nhiên trước sự chân thành của người bán.
“Thông thường khi bán hàng, ai cũng muốn bán loại đắt tiề.n nhưng chị ấy lại khuyên tôi mua loại rẻ hơn”, cô kể về người bán hàng tốt bụng.
Loại sầu riêng cô gái Mỹ chọn mua là sầu riêng “chuồng bò”, quả hơi tròn và phần đuôi nhọn, nặng 1-2,5kg.
So với các giống khác, sầu riêng “chuồng bò” được nhận xét là có vị ngọt nhẹ, béo ngậy. Khi bổ ra, cơm sầu có màu vàng nhạt, mềm và hơi nhão. Tuy chất lượng không được đán.h giá cao như sầu Ri6, sầu sữa,… nhưng loại này có giá rẻ hơn, phù hợp với người không thích vị ngọt gắt.
Từ quá trình đi chợ, Hanna nhận ra, so với những quả quen thuộc như chuối, bơ, sầu riêng giá cao hơn. Vì giá cao hơn nên cô cũng không mua quá thường xuyên.
“Nếu không cần quan tâm về giá, tôi có thể ăn sầu riêng mỗi ngày. Con gái của tôi cũng thích loại quả này, có lẽ vì từ khi mang bầu tôi đã thường xuyên ăn sầu riêng”, cô gái cười nói.
Dành tình cảm lớn cho Việt Nam, cô gái Mỹ lấy tên tiếng Việt là Na và lập một kênh nội dung có tên “Na yêu Việt Nam” để chia sẻ về cuộc sống và những trải nghiệm của mình. Cô cũng thường xuyên cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khỏe với lối sống thuần chay tới mọi người.
Dù đã trải qua 2 lần sinh nở nhưng Hanna vẫn giữ được vóc dáng thon gọn và sự trẻ trung. Cô gái tiết lộ, từ khi có con cô mới ăn tinh bột, tuy nhiên ăn rất ít. Bữa ăn hàng ngày của cô chủ yếu là hoa quả. Cô lựa chọn ăn hoa quả thay cơm và cơ thể vẫn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
Hành trình chinh phục đường chạy marathon của thầy giáo khuyết tật
Nhiều lần tận mắt chứng kiến nam VĐV bị mất cánh tay phải với gương mặt rạng ngời trên đường chạy marathon cự ly vài chục km, tôi vô cùng ngưỡng mộ.
Thật cảm phục hơn khi được biết, VĐV khuyết tật đó là giáo viên Trường THPT Chuyên Bắc Giang.
Vượt lên số phận
Tôi gặp thầy giáo Nguyễn Văn Điện (SN 1977) vào cuối buổi chiều khi anh vừa hoàn thành 5 tiết dạy môn Tin học ở trường. Năm 2007, trong một lần đi xe máy từ Bắc Giang ra Hà Nội, đến địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trời nhá nhem tối, không may anh bị một chiếc xe tải lao vào, cánh tay phải bị đè nát và phải cắt bỏ, mất 60% sức khỏe. Năm đó, anh đã xây dựng gia đình, vợ là giáo viên dạy cùng trường đang mang bầu con trai thứ hai 6 tháng, con trai lớn 5 tuổ.i.
Thầy giáo Nguyễn Văn Điện tham gia Giải chạy cộng đồng VPBank Bắc Giang International Marathon "Bước chạy tới đỉnh thiêng" năm 2023 tổ chức tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động).
Từ một chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ, chỉ trong khoảnh khắc, vụ ta.i nạ.n đã khiến anh trở thành người khuyết tật; bao kế hoạch, dự định trong tương lai sụp đổ, tinh thần suy sụp. Sau một thời gian dài điều trị ở bệnh viện tuyến T.Ư và tỉnh, sức khỏe dần hồi phục, anh tiếp tục công việc dạy học. Bị mất cánh tay phải, anh đã kiên trì gần một năm để luyện viết bằng tay trái.
Vốn là người yêu thể thao từ khi học phổ thông, được sự quan tâm, động viên của gia đình, đồng nghiệp, nỗi buồn sau vụ ta.i nạ.n dần vơi. Anh tích cực tham gia các môn thể thao như bóng đá, cầu lông do Công đoàn và Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức để tăng cường sức khỏe.
Vào cuối buổi chiều, sau khi dạy học xong, anh dành từ 45- 60 phút để chạy ở Công viên Hoàng Hoa Thám (TP Bắc Giang). Ban đầu, quãng đường chạy chỉ 2-3 km, sau đó tăng dần lên 5 km, 8 km rồi 10 km. Từ nhiều năm nay, mỗi ngày, anh duy trì thói quen chạy marathon với cự ly hơn 20 km. Từ đây, anh quen, gặp gỡ, giao lưu với nhiều thành viên trong các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm chạy đường dài.
Năm 2022, anh tham gia CLB Chạy bộ Bắc Giang 98 Runners (98 Runners-ANTA). Được thành lập năm 2020, đến nay CLB quy tụ hơn 800 thành viên gồm cả nam và nữ với nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau như công chức, viên chức, doanh nhân, công nhân, lao động tự do, VĐV thể thao. 98 Runners - ANTA có nhiều thành tích đáng nể trong các giải chạy phong trào. Đây là một trong những CLB có số thành viên đông, chất lượng chuyên môn tốt hiện nay ở Việt Nam.
Không chỉ tổ chức các giải chạy
marathon để rèn luyện sức khỏe, gắn kết tình cảm, CLB còn vận động các thành viên gây quỹ hỗ trợ những trường hợp khó khăn, lan tỏa lối sống tích cực vì cộng đồng. Ngoài ra, CLB tổ chức chạy địa hình với nhiều cự ly từ 10 km, 15 km, 21 km và 42 km tới các địa điểm như: Đỉnh Non Vua (Yên Dũng), Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam), hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn), bản Ven (Yên Thế), cao nguyên Đồng Cao (Sơn Động)... góp phần quảng bá di sản, điểm du lịch của tỉnh tới du khách trong và ngoài nước.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh đó là khi tham gia Giải chạy cộng đồng VPBank Bắc Giang International Marathon "Bước chạy tới đỉnh thiêng" năm 2023 tổ chức tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động). Giải thu hút hơn 2 nghìn VĐV đến từ nhiều địa phương trong nước và nước ngoài tham gia. Ở giải này, anh đăng ký tranh tài nội dung chạy 10 km đường mòn.
Hôm đó, trời mưa, đường trơn, anh phải vượt qua nhiều vách đá, có nơi phải bò từng bước, mồ hôi vã ra như tắm. Nhiều đoạn đường nguy hiểm, Ban tổ chức phải bố trí những chiếc thang làm từ cây gỗ để VĐV vượt qua. Không ít VĐV phần vì không đủ can đảm, phần vì không đủ sức đã phải bỏ cuộc. Tuy nhiên, với ý chí, nghị lực, tinh thần thi đấu hết mình, anh đã chinh phục đỉnh non thiêng Yên Tử, về đích trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của mọi người.
Thành công đến từ sự kiên trì
Để tăng sức bền, chinh phục những đỉnh cao mới, thầy giáo Nguyễn Văn Điện thường xuyên xem các video trên internet hướng dẫn kỹ thuật chạy; nghiên cứu các bài giáo án, bài tập bổ trợ, tăng cường sức khỏe, thực phẩm bổ sung dành cho VĐV do các thành viên CLB 98 Runners-ANTA chia sẻ. "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", dịp nghỉ lễ 30/4/2023, lần đầu tiên, thầy Điện tham gia nội dung chạy 42 km do CLB 98 Runners-ANTA tổ chức.
Khi có ý chí, nghị lực, niềm tin thì dù có khó khăn đến mấy chúng ta cũng sẽ vượt qua".
Thầy giáo Nguyễn Văn Điện
Đây là cự ly khó chinh phục nhất đối với những ai từng tham gia chạy marathon. Theo nghiên cứu của các chuyên gia lĩnh vực thể thao, chỉ khoảng 1% dân số thế giới có thể chinh phục thành công đường chạy đầy khắc nghiệt này. Tại các giải marathon phong trào hiện nay, 42 km cũng là cự ly có số VĐV đăng ký thấp nhất, cùng với đó là số người về đích chỉ khoảng một nửa. Khó khăn, thử thách là vậy song với nghị lực, ý chí phi thường, dù không đạt thành tích cao, thầy Điện đã chinh phục thành công cự ly này.
Anh Phạm Tiến Sản, Chủ nhiệm CLB 98 Runners-ANTA - người từng giành nhiều Huy chương Vàng, Bạc ở các kỳ SEA Games nội dung chạy đường dài chia sẻ: "42 km là cự ly mơ ước của bất kỳ ai chạy marathon. Để hoàn thành được cự ly này, đòi hỏi người chạy phải cần rất nhiều thời gian, kiên trì tập luyện và tích lũy qua những buổi tập. Đối với người khỏe đây là một thử thách rất lớn song với người khuyết tật như anh Điện, việc chinh phục được quãng đường như vậy rất đáng nể phục. Điều quan trọng hơn, anh đã truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu thể thao tới nhiều người, nhất là giới trẻ ".
Đam mê thể thao là vậy, trong công tác chuyên môn, thầy giáo Nguyễn Văn Điện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thầy giáo Trần Duy Phương, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bắc Giang cho biết: Trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh, thầy Điện luôn cố gắng, nỗ lực; các phong trào thể thao của nhà trường, thầy đều tham gia tích cực, nhất là những giải bóng đá giao lưu với các trường THPT.
Những ngày này, thầy Điện đang tích cực rèn luyện chạy cự ly 42 km để tham gia Giải chạy đêm VM Hanoi Midnight 2023, dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25 và 26/11 tới với sự tham gia của hàng nghìn người yêu thích môn chạy ở nhiều tỉnh, TP trong cả nước. "Khi có ý chí, nghị lực, niềm tin thì dù có khó khăn đến mấy chúng ta cũng sẽ vượt qua", thầy Điện nói.
Thương cụ ông tần ngần chẳng dám mua dưa vì sợ đắt, cô gái liền mua hộ Thương cụ ông không dám mua dưa Tết, cô gái liền tới mua hộ. Không chỉ vậy, cô còn hỏi thăm và lì xì thêm tiề.n để mong năm mới cụ luôn mạnh khỏe, bình an. Ngày Tết ai cũng mong mua sắm đủ đầy, hoa quả, bánh kẹo để cúng gia tiên hay mời khách. Thế nhưng không phải nhà nào cũng...