Cô gái lai Việt – Thái và anh CSGT thành đôi khi cùng đi chống dịch
D. cảm phục nhiệt huyết, sự chín chắn của Shotika từ những ngày đầu gặp gỡ. Chàng CSGT xin được che chở cho cô gái kém mình 10 tuổi.
“Sáng dậy ăn rồi mới đi đó… Anh không phải cằn nhằn, nhưng em bệnh thì anh không ở bên chăm sóc được. Giận mình chẳng giúp được em”.
Nhận được tin nhắn từ bạn trai, Võ Kim Shotika (sinh năm 2002), tình nguyện viên chống dịch tại quận 12, TP.HCM, mỉm cười, chuẩn bị lên đường hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm như thường ngày.
Nửa kia của cô là D. (sinh năm 1992), chiến sĩ CSGT. Đôi trẻ quen nhau khi cùng trực chốt kiểm soát dịch từ tháng 7.
“Mình thấy vui và may mắn khi đi tình nguyện được ‘phát’ người yêu. Mục đích ban đầu là đi đánh Covid-19, giờ là cùng anh giữ lấy nhiệt huyết tuổi trẻ”, Shotika nói với Zing.
Chàng CSGT và nữ tình nguyện viên thành đôi nhờ cùng đi chống dịch.
Chỗ dựa tinh thần
Với mong muốn góp sức và đem năng lượng tích cực tới cho mọi người, Shotika xin đi hỗ trợ chốt kiểm soát dịch ở gần nhà. Ban đầu, thấy nữ tình nguyện viên 19 tuổi “tưng tưng”, hay ca hát yêu đời, D. chỉ nghĩ cô khá “trẻ con”.
Tuy nhiên, suy nghĩ của chàng CSGT thay đổi sau khi đọc báo và biết về những đóng góp của Shotika cho công cuộc chống dịch.
Sau khi làm quen, hai người trò chuyện nhiều hơn và nhận thấy quan điểm sống hợp nhau.
Dù biết gia đình Shotika dự định sang Mỹ định cư sau khi hết dịch, D. vẫn quyết định tỏ tình với cô gái kém 10 tuổi.
Trước câu nói chân thành “Để anh chăm sóc em được không?”, nữ tình nguyện viên gật đầu.
Để bạn gái bớt bận tâm, D. nói dù bên nhau lâu dài hay không, với anh, thời gian ở bên cô vẫn là những trang đẹp nhất của tuổi trẻ.
Vì công việc bận rộn, đôi trẻ không có nhiều thời gian ở bên nhau.
Từ khi thành đôi, Shotika và D. là chỗ dựa tinh thần cho nhau trong giai đoạn khó khăn.
Vì công việc bận rộn, đôi trẻ gần như không có nhiều thời gian gặp gỡ. Thỉnh thoảng, khi hết ca trực ở đội và chốt kiểm dịch, D. mới có thể chở bạn gái đi lấy mẫu, tiêm vaccine.
Nhà ở gần chốt nên sau khi hoàn thành công việc, Shotika lại nấu cơm mang cho bạn trai. Nhiều hôm không thể gặp nhau, đôi trẻ chỉ có thể hỏi thăm nhau qua màn hình điện thoại.
“Anh lớn hơn mình nhiều tuổi nhưng hay trêu là ‘em còn già dặn hơn anh’. Tụi mình không có bất đồng hay cách biệt trong suy nghĩ, mà còn chia sẻ được nhiều điều với nhau”, cô gái lai Việt – Thái nói.
Shotika tranh thủ thời gian được nghỉ để nấu cơm cho bạn trai.
Tham gia tình nguyện từ giữa tháng 6, Shotika còn đăng ký học online để hoàn thành chương trình THPT. Một tuần nay trường cho nghỉ, cô liên tục đi hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 để sàng lọc F0 ở các vùng đỏ.
Có ngày, Shotika đi từ 6h sáng đến 23h chưa về nhà. Hôm khác, do mặc đồ bảo hộ dưới trời nắng nóng, trong khi có cả nghìn hộ dân cần lấy mẫu, cô bị tụt huyết áp, ngất xỉu.
Đúng lúc được nghỉ, D. chạy qua mang thuốc và đón người yêu về nghỉ ngơi. Hàng ngày, chàng CSGT không quên “cằn nhằn” về mối nguy hiểm và dặn bạn gái không bỏ bữa sáng, không tắm mưa để giữ gìn sức khỏe.
Shotika thấy may mắn khi có bạn trai là chỗ dựa tinh thần trong dịch.
Hôm 31/8, Shotika lấy mẫu cho một gia đình có kết quả dương tính từ cha mẹ, anh chị em tới mẹ bầu 3 tháng và bé trai 2 tuổi. Chỉ riêng chồng thai phụ không mắc Covid-19.
Khi nghe Shotika báo tin, anh ôm con giao lại cho vợ, rồi cả nhà bật khóc. Vừa lấy mẫu để xét nghiệm PCR, nữ tình nguyện viên xót xa, không cầm được nước mắt.
Sau ca làm việc, cô kể với bạn trai, nắm tay anh khóc hồi lâu. D. kiên nhẫn dỗ dành nửa kia và khuyên cô nên nghỉ ngơi sau nhiều tháng đi tình nguyện.
Đáp lại, Shotika nói: “Anh cần em, nhưng mọi người cũng đang rất cần em”.
Hiểu được nhiệt huyết của bạn gái, D. thông cảm và chia sẻ.
Trước khi trở lại với công việc, Shotika nhắn nhủ: “Anh bên ngoài lạnh lùng nhưng bên trong lại rất nhẹ nhàng, ấm áp. Hết dịch, tụi mình hẹn nhau đi ăn, đi chùa cầu bình an. Mong Covid-19 sớm qua đi để mọi người có thể thực hiện điều mình mong muốn”.
Chống dịch ròng rã mấy tháng chưa về nhà
Nhiều người trẻ đã kiên cường chống dịch suốt mấy tháng qua, dù gia đình ở ngay thành phố nhưng mỗi khi nhớ cha mẹ chỉ dám đi ngang rồi đứng xa xa nhìn vào nhà.
Các thanh niên P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân lạc quan trong những ngày chống dịch
"Chuyển nhà" lên trụ sở UBND phường để chống dịch
Tằng Mành Chướng, 30 tuổi, Bí thư Đoàn thanh niên P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM, mấy tháng nay ở luôn trên trụ sở UBND phường. Công việc phải đi lại, tiếp xúc nhiều, làm việc từ sáng sớm tới khuya, nguy cơ lây nhiễm cao nên anh và nhiều tình nguyện viên khác không về nhà để đảm bảo an toàn cho người thân.
Lê Đại Lâm và các bạn trong đội tình nguyện P.Tân Quý, Q.Tân Phú tham gia chống dịch. ẢNH: NVCC
Cha mẹ anh Chướng ở xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, khi nào nhớ cha mẹ lắm, anh Chướng chạy xe máy ngang nhà, đứng ngoài cửa ngó vào một chút rồi lại đi. "Có hôm mình mang rau, cá về cho mẹ, chỉ dám để trước cửa rồi lại chạy ra xe. Lúc mẹ ra lấy đồ, hai mẹ con nhìn nhau mấy giây, rồi mẹ vẫy tay chào, ý nói con ráng lên", anh Chướng xúc động nói.
Anh Chướng kể mẹ anh thương con trai, nhưng không dám khóc, sợ con thấy, thỉnh thoảng bà làm mấy món ăn ngon gửi lên phường để con và các bạn bồi dưỡng. Thương cha mẹ, Chướng nuốt nước mắt vào trong, hẹn ngày hết dịch sẽ đoàn tụ.
Suốt thời gian qua, anh Chướng và các đoàn viên, thanh niên của phường đảm trách nhiều việc, từ vận động nhà hảo tâm tặng rau củ quả cho bà con có hoàn cảnh khó khăn nơi phong tỏa, đến hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trong cộng đồng, hỗ trợ người dân tại điểm tiêm vắc xin, điều phối thanh niên tình nguyện tại các chốt trực... Công việc đầy ắp, nhất là những buổi lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, mọi người làm từ 10 giờ sáng tới 3 - 4 giờ sáng hôm sau.
Đặc biệt, ở P.Bình Trị Đông, có những đoàn viên, thanh niên đảm nhiệm việc tới tận nhà đưa các F0 đi cấp cứu tại bệnh viện. Nếu trong phường có người không may qua đời vì Covid-19, những thanh niên này thực hiện trọng trách mang tro cốt người xấu số về với gia đình.
"Chúng tôi được tiếp sức bởi rất nhiều thanh niên trên địa bàn phường. Ngày thường họ là tài xế taxi công nghệ, mùa dịch không đi làm được nên đã lấy luôn xe của mình đi chống dịch cùng chúng tôi. Họ không nề hà công việc gì, từ chở y bác sĩ tới điểm làm nhiệm vụ, chở F0 đi cấp cứu cho tới đưa những bình tro cốt của người xấu số về với người thân", anh Chướng bộc bạch.
Cặp đôi Việt ở Hàn Quốc làm đám cưới trên Zoom, bố mẹ chúc phúc online
Sút 4 kg nhưng không nản chí
Lê Đại Lâm (21 tuổi, quê Long An), Bí thư Đoàn khu phố 5, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM, đang là sinh viên năm cuối Học viện Cán bộ TP.HCM, đã ở lại nhà trọ cùng một người bạn để cùng chống dịch.
"Khu nhà trọ vắng tanh, mọi người đã về quê hết, nên chúng em yên tâm đi tham gia chống dịch rồi về nhà trọ nghỉ ngơi mà không lo ảnh hưởng tới ai. Tụi em thường đi sớm về khuya. Có những hôm đi lấy rau nhà hảo tâm gửi tặng bà con, 3 - 4 giờ sáng tụi em đã có mặt ở các bến xe", Lâm kể.
Lâm cho biết anh trai mình cũng tham gia chống dịch Covid-19 tại biên giới Mộc Hóa, mới đây trở về nhà để chăm lo sức khỏe cho cha mẹ già. Cha Lâm từng tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc, khi xuất ngũ ông làm công tác dân vận tại địa phương, từ đó đã truyền cảm hứng mạnh mẽ để hai anh em Lâm yêu thích các hoạt động vì cộng đồng.
Những ngày trước, Lâm cùng đồng đội mang rau củ, nhu yếu phẩm tới bà con các khu cách ly, hỗ trợ nhập liệu ở các khu lấy mẫu trên diện rộng. 2 tuần nay, anh hỗ trợ ở điểm tiêm vắc xin, ngày nào cũng làm từ 6 - 18 giờ 30, chỉ nghỉ nửa tiếng buổi trưa để ăn cơm. Da đen sạm, người sụt 4 kg nhưng Lâm cho biết sức khỏe còn tốt là còn tiếp tục làm nhiệm vụ.
Lâm bộc bạch: "Mình nhớ cha mẹ lắm, những lúc ngồi nghỉ ngơi nghe bạn bè gọi điện cho cha mẹ là lại thấy nghẹn ngào. Cha mẹ nào cũng lo an toàn cho con khi đi chống dịch, nhưng ai cũng sợ thì ai làm nhiệm vụ, bao giờ mới hết dịch... Tụi mình dặn nhau ráng lên để TP.HCM sớm hết dịch, để gia đình nào cũng được đoàn tụ, những người xa quê như tụi mình sẽ được về thăm nhà".
Sinh viên ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương vẫn miệt mài lấy mẫu xét nghiệm Trong những ngày dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến căng thẳng, hàng ngàn sinh viên của các trường đại học trên cả nước đã không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP.HCM. Trường Đại học Kỹ...