Cô gái Indonesia kể lại chuyện khám trinh tiết hai lần khi nhập ngũ
Cảnh sát Indonesia đã ngừng việc kiểm tra trinh tiết ứng viên nữ nhưng quân đội vẫn duy trì hình thức này, vốn được coi là thiếu tôn trọng đối với phụ nữ.
Quân đội Indonesia cho rằng kiểm tra trinh tiết là điều cần thiết đối với các ứng viên nữ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Indonesia là quốc gia Hồi giáo có 5% số binh sĩ và cảnh sát là nữ giới. Để có thể gia nhập lực lượng cảnh sát (trước đây) và quân đội, phụ nữ phải trải qua bài kiểm tra trinh tiết cho bác sĩ nam tiến hành.
Đó là những gì xảy ra với Rianti, một cô gái Indonesia tròn 20 tuổi vào năm ngoái. Cô luôn ấp ủ mơ ước được phục vụ trong quân đội Indonesia.
Khi Rianti đăng ký nhập ngũ ở Jayapura, thủ phủ của tỉnh Papua, ngày đầu tiên trôi qua khá yên bình với giấy tờ thủ tục. Nhưng khi nhìn thấy phụ nữ vào và ra khỏi căn phòng nhỏ, Rianti cảm thấy tò mò.
Tôi không biết vì sao họ bị gọi vào phòng đó. Nhưng tôi nhớ khuôn mặt căng thẳng của họ khi trở ra ngoài, Rianti nói
Đến lượt mình vào ngày hôm sau, Rianti bước vào phòng với 3 ứng viên nữ trẻ tuổi. Trong phòng có 4 bác sĩ, bao gồm 3 nam giới và một phụ nữ.
Rianti được yêu cầu cởi quần áo, chỉ mặc áo choàng để kiểm tra sức khỏe. Cô cảm thấy tim mình nhói đau khi biết mình sắp bị kiểm tra trinh tiết.
Khi Rianti nằm trên giường, một bác sĩ nam dùng hai ngón tay đưa vào trong âm đạo của cô để xác định xem cô còn nguyên vẹn hay không. Một nữ y tá cầm đèn pin trợ giúp đồng nghiệp, lẩm bẩm điều gì đó mà Rianti không nghe thấy.
Tôi chỉ muốn mọi chuyện kết thúc nhanh nhất có thể. Đó là giây phút tồi tệ và dài nhất trong cuộc đời tôi. Tôi chưa bao giờ bị đàn ông chạm vào như vậy. Tôi cảm thấy xấu hổ và bị sốc, Rianti nói thêm.
Video đang HOT
Chỉ có khoảng 5% nữ giới phục vụ trong hàng ngũ quân đội và cảnh sát Indonesia.
Đêm đó, cô hỏi bác mình cũng làm trong quân đội, rằng tại sao bác sĩ nam lại được kiểm tra trinh tiết phụ nữ. Người bác không giải thích mà chỉ nói rằng đó là quy định.
Chưa dừng lại ở đó, Rainti còn bị kiểm tra trinh tiết một lần nữa khi lọt vào trong phòng tuyển chọn. Đó là khi cô đến trụ sở của quân đội Indonesia ở Bangdung, tỉnh Tây Java.
Lần này nhanh hơn và có bác sĩ nữ kiểm tra. Nhưng tôi vẫn phải cởi quần áo và có bác sĩ nam kiểm tra da hay ngực, cô gái 21 tuổi nói.
Luật pháp Indonesia quy định ứng viên gia nhập hàng ngũ cảnh sát và quân đội cần phải khỏe mạnh về thể chất và do đó cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng.
Hình thức kiểm tra trinh tiết chỉ được hé lộ vào năm 2014 bởi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Lúc đó người ta mới biết lực lượng an ninh Indonesia không chỉ kiểm tra sức khỏe mà còn xem ứng viên đã từng quan hệ tình dục hay chưa.
Ủy ban Quốc gia Indonesia giám sát nạn bạo hành phụ nữ phản đối kiểm tra trinh tiết, nói rằng điều này là phân biệt với nữ giới. Bên cạnh đó, vượt qua bài kiểm tra này cũng không có nghĩa là ứng viên sẽ lọt vào hàng ngũ binh sĩ quân đội hay cảnh sát. Trong trường hợp trên, Rianti nói cô vẫn không đạt tiêu chuẩn.
Andreas Harsono, một nhà nghiên cứu Indonesia nói việc kiểm tra trinh tiết thực tế đã có từ cách đây hơn 5 thập kỷ. Vì không đủ bác sĩ quân y là nữ nên có tới 75% bác sĩ kiểm tra trinh tiết là nam giới.
Tôi nghĩ quân đội không biết rằng không có gì đảm bảo việc biết rõ nam giới hay nữ giới còn trinh hay không, ông Harsono nói.
Cảnh sát Indonesia đã ngừng kiểm tra trinh tiết từ hồi tháng 11.2017.
Fitri Bintang Timurm, một nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế ở Jakarta nói, kiểm tra trinh tiết chỉ càng hạn chế phụ nữ gia nhập quân ngũ.
Đối với một đất nước bảo thủ như Indonesia, phụ nữ và gia đình họ sẽ không chấp nhận bài kiểm tra như vậy. Cuối cùng chỉ có những con em trong gia đình có truyền thống trong lực lượng quân đội hay cảnh sát mới gia nhập, bà Timurm nói.
Chính cảnh sát Indonesia cũng thừa nhận vấn đề và đã ngừng kiểm tra trinh tiết từ tháng 11.2017. Nhưng quy định mới có thể chỉ được áp dụng ở Jakarta và các thành phố lớn.
Đối với một đất nước lớn như Indonesia, không dễ để phát hiện ra vấn đề, các nhà hoạt động nói.
Trong khi đó, phát ngôn viên quân đội Indonesia, Thiếu tướng Sabrar Fadhilah nói công chúng đã hiểu lầm quy trình kiểm tra sức khỏe.
Đó là kiểm tra sức khỏe và các bác sĩ cũng cần kiểm tra vùng kín của ứng viên, bao gồm cả ứng viên nam. Chúng tôi muốn có đội ngũ nhân lực chất lượng để phục vụ trong môi trường khắc nghiệt, tướng Fadhilah nói.
Về phần mình, Rianti nói cô cảm thấy sốc với màn kiểm tra trinh tiết và sẽ không thử nhập ngũ lần hai. Những người bạn mà tôi biết cũng không muốn kiểm tra một lần nào nữa. Chúng tôi không còn quan tâm đó có phải giấc mơ của mình hay không. Không cần thiết phải như vậy để vào quân đội.
Theo Danviet
Gần 80 người Indonesia thiệt mạng vì uống rượu giả
Cảnh sát Indonesia đã bắt giữ một số đối tượng tình nghi có liên quan tới đường dây sản xuất rượu giả khiến hàng trăm người ngộ độc và gần 80 người thiệt mạng.
Rượu giả bị thu giữ tại hiện trường (Ảnh: AFP)
Theo SCMP, giới chức Indonesia cho biết chỉ trong một tháng đã có gần 80 người thiệt mạng vì uống phải rượu giả. Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 12 đối tượng ở thủ đô Jakarta và tỉnh lân cận, nghi có liên quan tới vụ việc.
Phát ngôn viên cơ quan cảnh sát West Java Trunoyudo Wisnu Andiko ngày 10/4 thông báo đã có 45 người tử vong trên địa bàn. Tại Cicalengka, thủ phủ của Bandung, hơn 100 người đã phải nhập viện cấp cứu. Khoảng 31 người đã thiệt mạng trong một tháng qua tại Jakarta và các tỉnh xung quanh.
Thuế cao đối với mặt hàng rượu được cho là một trong những lý do khiến thị trường sản xuất rượu giả bùng nổ. Nhóm đối tượng mà những kẻ sản xuất rượu giả hướng tới thường là người dân nghèo. Vào năm 2015, Indonesia đã cấm bán rượu ở hàng chục ngàn siêu thị và cửa hàng quy mô nhỏ.
Hiện cảnh sát chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra các trường hợp tử vong. Một số cho rằng, các nạn nhân thiệt mạng vì uống phải chất methanol gây chết người, một số ý kiến khác cho rằng bên trong rượu giả có chứa chất diệt côn trùng.
Sĩ quan Agung Budi Maryoto công tác tại sở cảnh sát West Java ngày 9/4 cho biết một nghi phạm làm rượu giả ở khu vực của ông đã trộn rượu thật với nhân sâm, thuốc ho và thuốc chống muỗi để làm ra dung dịch rượu giả. Trong một vài trường hợp khác, những nghi phạm đã khai nhận trộn rượu với đồ uống có cồn và đồ uống tăng lực để lừa người tiêu dùng.
Phía cảnh sát Indonesia tin rằng có một đường dây có quy mô đứng đằng sau vấn nạn này.
Truyền thông Indonesia đã đăng những bức hình cho thấy sự đau đớn và suy sụp từ người nhà các nạn nhân uống phải rượu giả.
Đây là đợt có số tử vong về rượu giả lớn nhất Indonesia từ trước tới nay. Năm 2016, đã có 36 người chết sau khi uống phải rượu tự chế có chất độc.
Người nhà nạn nhân đau đớn vì người thân chết vì rượu giả (Ảnh: AFP)
Đức Hoàng
Theo Dantri
Indonesia phá âm mưu đánh bom khủng bố dinh tổng thống Cảnh sát Indonesia đã bắt những kẻ tình nghi đang chế tạo bom nhằm thực hiện âm mưu tấn công khủng bố vào dinh tổng thống cuối tháng này. Lực lượng cảnh sát Indonesia (Ảnh: AFP) Channel News Asia đưa tin, cảnh sát Indonesia ngày 15/8 đã tóm gọn 5 kẻ tình nghi tại gần thủ đô Jarkata, đồng thời tịch thu tang...