Cô gái Hải Dương theo chồng sang Angola làm bác sĩ, ngày khám chữa bệnh, tối làm nông dân
Đã 7 năm ở Angola, vợ chồng Quỳnh vẫn ngày ngày miệt mài thực hiện sứ mệnh nhân đạo.
Sang Angola làm bác sĩ
Sau khi sinh con gái đầu lòng được 10 tháng ở Việt Nam, Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1990, quê Hải Hương) lại cùng chồng thu xếp trở lại Angola, để em bé lại cho ông bà nội ngoại chăm giúp. Cô chấp nhận cuộc sống xa gia đình, xa quê hương để quay lại mảnh đất cằn cỗi ở Nam Phi lần thứ 2, tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của một lương y. Hiện 2 vợ chồng Quỳnh đang làm chuyên gia y tế của bệnh viện ở tỉnh Cuanza Norte, Angola.
Vợ chồng anh Quyết – chị Quỳnh đang sống tại Angola.
Trước đây, khi đang học ĐH Y Dược Hải Phòng, Quỳnh gặp và quen anh Nguyễn Xuân Quyết (SN 1990, quê Thanh Hoá). Quyết tốt nghiệp chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh còn Quỳnh là bác sĩ chuyên khoa mắt. Tuy nhiên thời điểm ấy, gia đình Quỳnh không chấp nhận cho cả hai phát triển mối quan hệ yêu đương và thúc giục chị sang Angola để tách họ ra. Nhưng khi Quỳnh chưa kịp đi thì Quyết đã đi trước.
Chàng rể Hải Dương tâm sự: “Lúc đó 2 vợ chồng mới ra trường, bị phía nhà vợ cấm không cho yêu nhau và muốn vợ sang Angola để tách cả hai ra. Nhưng không ngờ là mình đã “đi ngầm” trước đó rồi. Sau khi qua được 10 tháng thì Quỳnh bay sang. Khi 2 đứa sang đến nơi thì lúc đó cả hai gia đình mới phát hiện ra”.
Quỳnh cũng cười mỉm khi nhớ lại quãng thời gian khó khăn đó: “Lúc đó tuổi trẻ mà. Mình sang khám phá mọi thứ, cũng sợ nhưng cảm thấy hứng thú nhiều hơn”. Cặp đôi đăng ký theo diện tự nguyện sang Angola làm việc theo chương trình hợp tác của Bộ Y tế.
Trước khi đi, hai vợ chồng Quỳnh đã phải mất một năm để chuẩn bị từ việc học tiếng Bồ Đào Nha, kỹ năng sinh tồn trong môi trường địa lý, thời tiết khắc nghiệt…
Cô gái Hải Dương chia sẻ, ở Angola sợ nhất hai thứ: Một là cướp bóc, hai là bệnh sốt rét. Bản thân Quỳnh mới qua cũng đã trải qua 2 lần mắc phải căn bệnh nguy hiểm, thế nên chị thường vẫn đùa rằng bản thân thấy “sợ ốm” hơn là sự thiếu thốn về vật chất.
“Bản thân mình là bác sĩ thật nhưng bên này rất nhiều bệnh truyền nhiễm. Dù có phòng tránh mấy thì vẫn khó tránh khỏi. Đa phần ai qua đây cũng sẽ bị sốt rét 1 lần. Nếu ai sức đề kháng kém sẽ bị sốt rét “vật” cho rất mệt”, Quyết cho hay.
Ông bố trẻ cho hay, mức lương y tế bên Angola đứng cao hơn các ngành nghề khác. Tuy nhiên mức độ áp lực lại khó so sánh vì vật chất, nhân sự ở Angola vô cùng thiếu thốn, một người có thể phải “ôm đồm” nhiều việc.
Hai vợ chồng học cách hòa nhập tại Angola
Khi hết thời gian 3 năm công tác, Quyết về Hải Dương xin phép gia đình hai bên tiến tới chuyện làm đám cưới. Sau khi sinh bé gái đầu lòng, Quỳnh và Quyết lại lên đường sang Nam Phi, mặc sự lo lắng và ngăn cản của bố mẹ.
Bác sĩ hóa nông dân, “phủ xanh” vườn
Một ngày của vợ chồng Quỳnh bắt đầu từ 8h sáng đến 15h chiều. Tất cả các ngày trong tuần đều làm theo giờ hành chính, ngoài ra sẽ đăng ký theo ca trực. Nhưng vì là bệnh viện duy nhất của tỉnh nên có nhiều ca cấp cứu ngoài giờ làm. Điện thoại của Quỳnh – Quyết luôn trong trạng thái 24/7 để “sẵn sàng” tới viện hỗ trợ.
“Ngần đó năm sinh hoạt có rất nhiều kỷ niệm, vui, buồn có rất nhiều. Người dân rất chào đón mình, đặc biệt họ rất thích bác sĩ. Dù chưa biết mình làm ở đâu nhưng nghe mình là bác sĩ, họ thích lắm, nhiệt tình, cởi mở. Với người Việt Nam lại càng niềm nở hơn.
Thi thoảng mình làm đồ ăn Việt, mời người dân Angola ăn như nem rán, các loại nộm, đồ chiên rán… Đa phần họ rất thích ăn nhưng cũng có một số không hợp”, anh Quyết nói.
Video đang HOT
Vườn rau xanh của hai vợ chồng Quỳnh
Ngoài giờ làm, hai vợ chồng lại về chăm bẵm mảnh vườn nhỏ, trồng đủ loại cây trái, hoa quả ở Việt Nam. Từ rau muống, đậu, cà tím, bí cho tới ngô, lạc, mướp đắng, bắp cải, cà chua…, ngoài ra còn nuôi thêm cả đàn gà nhỏ.
Mảnh đất nhỏ cạnh nhà được Quyết dày công vun xới. Ngày khám chữa bệnh ở viện, chiều về, anh lại xắn quần, đeo đôi ủng xuống vườn cuốc đất. Nhờ kinh nghiệm trồng trọt và sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, rau trái xanh mướt, thu hoạch quanh năm.
“Chỉ có một số tỉnh nóng hơn chút thôi còn thời tiết ở Angola khá dễ chịu, mát mẻ nên thích hợp cho việc trồng trọt”, Quyết nói.
Điều khiến Quyết lưu luyến nhất là sự chân chất của người dân nơi đây, tuy nghèo, thiếu thốn nhưng rất giàu tình cảm. Anh luôn tìm cách hỗ trợ họ ngoài giờ làm việc. Quyết kể, anh quen một chàng trai Angola tên Atony, đông con nhưng nhà rất nghèo, cả nhà ăn chuối luộc quanh năm. Thương cảm cho hoàn cảnh nên Quyết nhiệt tình xuống giúp Atony, dạy anh cách trồng trọt, cách làm ăn, xây dựng một số công trình cho gia đình chàng trai nghèo.
Tình yêu dành cho đất nước, con người Angola giúp 2 vợ chồng trẻ nhen nhóm ý định thành lập một kênh Youtube, chia sẻ về văn hóa nơi đây. Tranh thủ ngày nghỉ và thời gian rảnh rỗi, anh Quyết lại quay video về cuộc sống của người dân Angola, đăng tải trên mạng xã hội.
Quyết mang bản sắc của Việt Nam đến với người dân châu Phi
Do dịch Covid-19 nên đã hơn 2 năm, Quỳnh và Quyết đều chưa về Việt Nam thăm nhà. Anh vẫn đùa vui rằng, con gái 3 tuổi đã “quên mặt” bố mẹ và giờ không còn đòi bế hay nhõng nhẽo mỗi khi gọi điện qua video nữa.
“Để con lại cho ông bà cũng áy náy, nhưng đành chấp nhận. Gia đình hai bên cũng trông ngóng con cái về nhưng biết công việc 2 vợ chồng là bác sĩ nên dù nhớ nhưng cũng không giục.
Giờ tụi mình vẫn chưa có dự định gì trong tương lai vì vẫn muốn ở đây để giúp đỡ cho y tế Angola một thời gian nữa. Y tế cần nhân lực và còn nhiều dịch bệnh nguy hiểm, mong sẽ góp chút công sức nho nhỏ. Có lẽ 2 vợ chồng chờ con lớn thêm một chút sẽ về Việt Nam sau”, Quyết cho hay.
"Bỏ giày cao gót" về rừng mang ủng làm nông dân, cô gái đáp trả mạnh mẽ câu hỏi kém duyên
"Sao dạo này ốm, đen vậy?", "Nay nhan sắc tàn phai thế!"... là những câu hỏi mà 9x Gia Lai thường gặp sau khi quyết định bỏ phố về rừng làm một cô nàng nông dân chính hiệu.
Làn da ngày một đen sạm, thường xuyên mặc trang phục tối giản, luôn tự hào khi được là nông dân
Bỏ phố về rừng làm nông dân đang là lựa chọn của nhiều người trẻ. Tuy nhiên "bỏ phố về rừng" không hề là một khung cảnh thơ mộng của việc ngày ngày "nuôi cá, trồng thêm rau", tránh xa những ồn ào, xô bồ nơi phố thị.
Những người đã từng trải qua thực tế chia sẻ rằng, người trẻ muốn "bỏ phố về rừng" đều cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, sẵn sàng chịu được vất vả, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" và kinh tế phải thật sự ổn, có sẵn đất để canh tác hoặc vốn trong tay.
Đối với cánh mày râu đã khó, phụ nữ chân yếu tay mềm cởi giày cao gót, mang ủng về rừng làm nông dân lại càng khó khăn gấp bội.
Với Kim Phùng Thuỷ (30 tuổi, Gia Lai), cô đã có khoảng thời gian 6 năm học tập và làm việc ở Đà Nẵng, gần 3 năm ở Đà Lạt trước khi quyết định trở về Gia Lai vào cuối năm 2019 để làm nông nghiệp.
9x Gia Lai lựa chọn về quê nhà để làm nông nghiệp sau gần 10 năm rong ruổi nơi phố thị.
Tuổi trẻ của cô là chuỗi ngày làm việc quên thời gian, nhưng sau gần 10 năm, Thủy quyết định bỏ lại công việc với mức lương tốt và trở về quê nhà để sống gần gia đình.
Ban đầu, cô không hề có ý định bắt tay vào làm nông nghiệp - một công việc mà Phùng Thủy chưa từng thử bao giờ.
"Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian tự nghiên cứu, tìm hiểu để giải đáp một số khúc mắc của bản thân, mình thấy được tiềm năng và triển vọng của hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây.
Cộng với tình yêu thiên nhiên, mình quyết định ở lại Gia Lai để khởi nghiệp với vườn tược, cây cối.
Mình đầu bằng học cách trở thành một nông dân, một người làm vườn. Thực ra, Thuỷ không cảm thấy mình là một nông dân chính hiệu gì cả, mình vẫn hay tự gọi mình là một nông dân nửa mùa, vì mình nghĩ để trở thành người làm vườn chuyên nghiệp thì còn phải học hỏi và nâng cấp bản thân rất nhiều, cả về kiến thức lẫn kỹ năng."
Phùng Thủy cho rằng bản thân cần học hỏi và nâng cấp cả về kiến thức lẫn kỹ năng để trở thành một người nông dân.
Hiện tại Kim Phùng Thủy đang sinh sống và làm việc tại một nông trại chuyên về canh tác và sản xuất cà phê ở Pleiku (Gia Lai) do chính cô sáng lập.
Thời gian đầu từ một cô nàng công sở hóa thân thành nông dân, câu hỏi Thủy hay nhận được nhất từ mọi người xung quanh chính là: "Dạo này làm cái gì mà đen thui, ốm nhách, tàn phai nhan sắc vậy?"
Tuy nhiên, thiếu nữ Gia Lai cho hay cô hoàn toàn không cảm thấy khó chịu, hay lăn tăn, tự ti về những lời nhận xét "phũ phàng" ấy. Thủy chỉ ra 3 lý do khiến cô luôn hạnh phúc và tự hào khi quyết định về quê nhà làm nông dân:
"Mình không hề chạnh lòng, tự ti, hay thậm chí ngại ngùng về công việc mình đang làm, cảm thấy thua thiệt hay đại khái vậy... khi bị mọi người nói này nói kia.
Bởi thứ nhất, về căn nguyên sâu xa, khi nói ra những lời này, đối phương không thực sự quan tâm và muốn điều tốt đẹp cho bạn. Họ chỉ là đang lập tức xả tâm thái "không ưng con mắt" của họ ra, vấn đề là họ có xu hướng phàn nàn về thứ không vừa mắt, không đúng ý mình, chứ không phải vấn đề nằm ở bạn.
Về người nói lời nói này - tương đối kém duyên, không phải kiểu người có nội hàm sâu sắc, tinh tế và biết quan tâm người khác đúng cách, cho nên không cần hơn thua.
Cuối cùng, theo mình, đẹp ở người có 3 xu hướng, đẹp từ trong đẹp ra, đẹp từ ngoài vào hoặc đẹp bên ngoài và chỉ dừng lại ở bên ngoài.
Ngoại hình đẹp cũng là đẹp, tâm hồn đẹp cũng là đẹp, cái đẹp nó muôn hình vạn trạng. Người có dung mạo tầm thường nhưng bản tính, tâm hồn đẹp lâu dần tạo nên một loại khí chất dễ mến mà người khác nhìn vào, ở gần lâu ngày đều sẽ cảm thụ được.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Còn công việc không nên là cái cớ để chúng ta phát sinh tâm lý tiêu cực, tự ti về dáng vẻ bên ngoài do đặc thù của nó mang lại, hơn nữa, mọi thứ luôn mang tính thời điểm. Mỗi một giai đoạn, đời sống đều đi cùng những đặc thù và luôn có giá trị của riêng nó."
Phùng Thủy vẫn là một cô gái cực kỳ yêu cái đẹp và không xem thường vẻ đẹp bên ngoài. Cô sống ở nông trại, ngày ngày làm vườn, trồng cây, thu hoạch, chế biến cà phê... và vẫn không quên làm cho mình đẹp lên mỗi ngày.
Kiên định mục tiêu làm nông nghiệp sạch, bền vững bất chấp nhiều rào cản
Sau gần 3 năm về quê làm nông nghiệp, cô gái 30 tuổi nhận ra làm nông không hề thơ mộng, an nhàn, cây trồng phụ thuộc rất nhiều yếu tố mới ra thành phẩm, chứ không phải cứ đặt xuống đất là xong.
Cô gái trẻ còn gặp phải nhiều khó khăn khi quyết tâm làm nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, bất chấp mọi trở ngại.
Trước khi bắt đầu, 9x Gia Lai đứng trước nhiều băn khoăn về định hướng, hình thái nông nghiệp, loại hình sản phẩm, bài toán đầu ra... trong vai trò là một người canh tác - sản xuất.
"Gia đình mình đã canh tác cà phê Robusta từ những năm 2000, theo phương thức truyền thống mà qua thời gian dần trở nên kém hiệu quả. Khi mình kế thừa công việc này thì vấp phải rất nhiều rào cản, phức tạp nhất là sự phản đối của cha mẹ, sau đó là định kiến và quan điểm cá nhân của những người xung quanh.
Mình đã dùng thời gian và kết quả của hành động thực tiễn để có được sự đồng thuận và hỗ trợ nhất định. Trong suốt quá trình bắt tay vào việc canh tác và sản xuất cà phê chất lượng cao, theo đuổi nông nghiệp bền vững thì mình vận dụng được khá nhiều kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong gần 3 năm làm nghề ở Đà Lạt.
Đồng thời, liên tục tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Mình nghĩ yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất là tư tưởng của bản thân để xây dựng được lập trường vững vàng trong quá trình làm việc, từ đó duy trì động lực, kiên trì theo đuổi điều mình đang làm.
Và không thể không kể đến sự đồng hành, hỗ trợ của những người thân, bạn bè, đối tác đã nâng đỡ, giúp sức rất nhiều cho mình trong quá trình theo đuổi khát vọng làm nông nghiệp bền vững" - 9x Gia Lai tâm sự.
Phùng Thủy định hướng phát triển nông trại vừa làm nông nghiệp, kết hợp quán cà phê, dịch lưu trú trải nghiệm du lịch
Nông trại đã bước vào năm thứ 3 của lộ trình thực hành nông nghiệp bền vững, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không thuốc diệt cỏ, kích thích, hoá chất độc hại.
Cô chủ 9x đặc biệt xem trọng việc phục hồi và bảo vệ đa dạng sinh học của vùng nguyên liệu, sự hoà hợp giữa con người và môi trường sinh sống, với mục tiêu mang đến cho người dùng sản phẩm cà phê chất lượng cao, vì sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, Phùng Thủy còn phát triển thêm mảng dịch vụ, quán cà phê, lưu trú trải nghiệm du lịch kết hợp nông nghiệp.
Cô quan niệm: Cuộc sống là một thế giới bao la sắc màu, con người cũng có thể như chú tắc kè hoa - biến hình theo từng bối cảnh. Hãy cho phép bản thân có cơ hội đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác thì bức tranh đời sống của mỗi người mới ngày càng đặc sặc, hoàn chỉnh.
Ngày đi làm, tối vào viện lọc máu, cô gái chạy thận cam chịu đau đớn tự gắng gượng 10 năm Gần đây bác sĩ bảo nếu không vào bệnh viện để điều trị thì Ly sẽ mắc thêm căn bệnh suy tủy, nhưng do không có tiền, cô gái chạy thận không vào viện và giấu để gia đình đỡ lo lắng. Khi nhắc đến con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội), người ta thường gọi bằng cái...