Cô gái đi Đà Lạt không cần make-up vẫn chụp được bộ ảnh ngàn like, “hội người lười Việt Nam” cũng phải bái phục
Thêm một bí kíp chụp ảnh “độc đắc” vừa nghệ vừa chất chơi cho những cô bạn ngủ nướng không kịp make-up khi đi du lịch
Không chỉ lười make-up hay đúng hôm mặt mụn, mặt đơ, lười diễn trước ống kính hoặc thích style chụp ảnh độc lạ, đây là cách chụp hình “bỏ một đồng công mà thu vạn đồng lãi” cho các bạn nữ ghiền xê dịch, sống ảo đó.
Đi Đà Lạt, mảnh đất 1 mét vuông 1000 góc sống ảo làm sao có thể không chụp lấy vài tấm hình kỷ niệm cơ chứ. Hít thở không khí, ăn uống no nê, đi lượn hết các cung đường và tất nhiên rồi sống ảo cháy máy. Nhưng để vừa tiết kiệm thời gian vừa có bộ ảnh chất cực chất ở Đà Lạt như cô gái này thì bạn phải học tập nhé.
Bài đăng của cô bạn Hương Phạm trong một group du lịch vào thời gian Đà Lạt đang mở cửa đã nhanh chóng gây bão với hàng nghìn lượt like, share, bình luận. Đơn giản là bởi cô bạn đã bật mí bí kịp chụp ảnh siêu xinh siêu củ nghệ cho các thánh mê sống ảo Đà Lạt. Đơn giản là nếu không kịp hoặc lười make-up các cô gái hệ lười có thể thử hất tóc, lắc đầu thật mạnh sao cho gương mặt nghiêng hoặc được tóc che một cách nghệ thuật, không nhìn rõ các đường nét.
Phân viện sinh học Đà Lạt và cánh đồng cỏ khô ở hồ Tuyền Lâm rất hợp với tip chụp ảnh này, tạo cảm giác vừa ma mị vừa cổ điển
Kiểu tạo dáng độc lạ này cũng rất hợp với không gian hoa lá cành nha, dù ở đâu thì gương mặt mờ nhòe vẫn là điểm nhấn nghệ thuật của bức hình
Nghiêng đầu hất tóc, chụp ngẫu nhiên không cần căn lại được bức hình nghệ của nghệ thế này
Bạn nữ nào mặt “full góc chết” hay đã chán ngán style quen thuộc thì cũng rất nên thử bí kíp này. Vừa độc vừa lạ đảm bảo rất hợp với các gen z, khỏi sợ lời nguyền “góc chết”.
Bức ảnh vì vậy vừa nghề nghệ, lạ mắt lại vừa giúp che đi khuyết điểm của người chụp. Tất nhiên để đẹp trọn vẹn thì cũng cần người chụp có tâm, cần mix đồ xinh xẻo và cần lắc đầu thật mạnh. Ngoài ra cũng cần kỹ năng chụp hơi rung, kết hợp dùng các hiệu ứng chụp ảnh làm mờ hay rung, nhiều layer của Instagram hay các app chỉnh ảnh khác.
Nhìn vào album ảnh gây bão có thể thấy cô bạn cũng chọn các địa điểm đang được giới trẻ săn đón: Phân viện sinh học, biệt phủ Trần Lệ Xuân, thác Ankroet, đồi hoa bất tử, hồ Tuyền Lâm… Là một nhiếp ảnh gia thường chụp các kiểu ảnh kinh điển cho mọi người nhưng Hương Phạm lại chọn cho mình cách chụp riêng độc lạ, đồng thời giới thiệu đến các bạn nữ hệ lười một kiểu sống ảo siêu hiệu quả.
Bể bơi cạn nước siêu hot ở biệt phủ Trần Lệ Xuân
Hôm nào khum make-up thì cứ sống ảo kiểu này nha
Khỏi sợ lời nguyền “góc chết” nào mà gương mặt và con người vẫn là điểm nhấn của bức hình
Tất nhiên trước bộ ảnh kỳ lạ này là hàng trăm hàng nghìn bình luận của hầu hết các bạn nữ:
-Chụp rung giờ là trend rồi, phải thế mới nghệ
- Chụp bình thường rồi về blur cái mặt đi cũng đẹp nè
- Khỏi cần makeup rồi bạn than ơi
- Chụp vầy vừa nghệ vừa độc đáo mà lại không mất vài tiếng makeup
Mùa mưa hái nấm trong rừng thông Đà Lạt
Dưới những tán thông xanh mát, từng cụm nấm gan bò, trứng gà, kaki vàng, san hô... mọc trên đất chờ người đi rừng thu hoạch.
Mùa mưa Đà Lạt kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 hàng năm, đây cũng là mùa của nấm rừng sinh sôi sau những cơn mưa dầm. Dịp này như một thói quen của nhiều cư dân phố núi, mọi người vào rừng thông hái nấm về chế biến đủ món ngon bình dị. Du khách có thể liên hệ với những người chuyên đi rừng tại Đà Lạt nếu muốn tham gia hoạt động này.
Người hái nấm thường vào rừng thông lúc sáng sớm, khi nắng vừa lên, thời tiết cũng ấm dần không quá buốt. Mỗi rừng thông ở Đà Lạt đều có nấm mọc tùy số lượng ít hay nhiều, những khu vực như rừng thông hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, rừng Xuân Thọ... được biết đến là nơi nhờ có nhiều loại nấm rừng thơm ngon.
Nấm san hô dễ nhận diện vì hình dáng và màu sắc không khác gì cây san hô đá.
Mộc An, đang làm việc tại TP Đà Lạt chia sẻ về chuyến đi hái nấm trong rừng thông của cô trên kênh YouTube Những Mùa Sương. An kể lần đầu cô đi hái nấm phải được người địa phương chỉ đường và hướng dẫn cách phân biệt các loại nấm khác nhau. Sau vài lần đi rừng thì cô ghi nhớ và dễ nhận diện các loại nấm rừng. Khu rừng thông An đi là ở Trại Mát, cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. Nơi đây có nhiều là nấm gan bò, nấm trứng gà, nấm kaki vàng, nấm san hô...
"Những loại nấm rừng mọc dưới tán thông, tên được đặt theo hình dạng hoặc mùi vị của chúng. Mình thích nhất nấm trứng gà, trứng ngỗng, ăn ngọt béo như lòng đỏ trứng, giòn sần sật. Nấm gan bò thì mùi vị như tên của nó, đắng nhẹ, thơm và dai. Nấm san hô ngon, giòn như rong biển, xào lên vẫn giữ nguyên vị ngọt tự nhiên", An chia sẻ về những loại nấm cô thích.
Chậu nấm được làm sạch đất và rửa kỹ với nước muối, một số loại nấm có nhớt phải trụng qua nước sôi trước khi chế biến món ăn.
Dưới cánh rừng thông mát dịu, người hái nấm cũng khá điệu đà và nhẹ nhàng, như chơi trốn tìm với từng cây nấm. Họ dùng tay cầm nấm xoay theo vòng tròn, hoặc dùng 2 ngón tay nắm chắc nấm rồi đẩy nhẹ nhưng dứt khoát về hẳn một phía để lấy nấm. Nấm rừng thông đặc biệt ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến rất nhiều món ăn cho hương vị ngọt thơm, hấp dẫn như: hấp gà, xào tỏi, nhúng lẩu, nướng muối ớt, nấu canh, nấu cháo, làm bánh xèo...
Mộc An nói với những người lần đầu đi hái nấm trong rừng thông cần có người chuyên đi rừng hướng dẫn chọn nấm ngon, vừa giúp họ phân biệt các loại nấm độc để tránh nguy hiểm, vì có loại chỉ cần chạm vào chúng thì vùng da của chúng ta sẽ bị tổn thương.
"Thông thường những loại nấm nhiều màu sắc mọi người cho là có độc, tuy nhiên nếu được hướng dẫn tìm nấm thì du khách sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị, đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chẳng hạn có một số loại có thể ăn sống, chấm muối mè ăn tươi ăn rất tuyệt. Tuy nhiên, người lần đầu ăn nấm rừng chưa quen nếu ăn quá nhiều sẽ bị choáng và chóng mặt một tí", Mộc An nhắc nhở.
Điều thú vị của đi hái nấm là hôm mưa tạnh, rừng còn mùi hơi đất, nhựa thông, nắng xiên và chim ríu rít, lang thang trong rừng ôm về một rổ nấm đủ sắc màu.
Đà Lạt lặng lẽ trong mắt người làm du lịch LÂM ĐỒNG - Khu trung tâm Hòa Bình vắng lặng, cơn mưa bất chợt càng khiến phố xá vắng hơn, khu chợ thưa người khác với hình dung về Đà Lạt mùa hè. Lê Thị Uyên Trinh (1991), quê Ninh Thuận, sinh sống và làm việc tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng từ 3 năm nay. Trinh làm việc trong lĩnh vực du...