Cô gái có làn da mỏng như giấy, phồng rộp lở loét mỗi đêm
Mỗi khi thức dậy, Assya Shabir phải chịu đựng cơn đau đớn không thể diễn tả khắp cơ thể. Các bác sĩ từng chẩn đoán cô gái này không sống sót quá 24 giờ sau khi chào đời.
Căn bệnh mà Assya Shabir (32 tuổi) mắc phải là Junctional Epidermolysis Bullosa (JEB). Nó khiến làn da của cô phồng rộp mỗi khi hoạt động hoặc cọ xát với quần áo, Metro cho biết.
JEB khiến Assya thức dậy với nỗi đau khắp cơ thể. Cô phải dùng băng gạc để thấm mụn nước có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Ngay đến cả tắm bằng vòi hoa sen với Assya là điều không thể bởi dòng nước quá mạnh, gây nứt da.
Assya trong lần sinh nhật lần thứ 32. Ảnh: Metro.
JEB là thuật ngữ chỉ một nhóm rối loạn da di truyền khiến làn da mỏng manh và dễ tổn thương. Bất cứ va chạm nào trên da dù nhẹ nhất cũng khiến làn da phồng rộp và lở loét. Assya phải sống chung với căn bệnh đến hết đời vì không có cách chữa trị.
Khi vừa chào đời, các bác sĩ chẩn đoán Assya không thể sống sót sau 24 giờ. JEB ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, cô dễ bị nhiễm trùng hơn và có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Khi mới sinh, Assya bú sữa mẹ qua miếng bọt biển.
50% số người mắc JEB có tuổi thọ không vượt quá 12 tháng. Nếu vượt qua được năm đầu tiên của cuộc đời, họ cũng khó sống sót và trưởng thành.
Video đang HOT
Assya phải cắt trụi tóc từ khi còn nhỏ để tránh ảnh hưởng tới làn da mong manh. Ảnh: Metro.
Nhưng sức mạnh chiến đấu và ý chí của người phụ nữ này khiến nhiều người phải kinh ngạc. Cô là một trong số những người hiếm hoi mắc JEB vẫn còn sống và sinh hoạt bình thường. Để thích nghi với cuộc sống của một cô gái có “làn da cánh bướm”, Assya mất ít nhất 6 tiếng đồng hồ để vệ sinh cơ thể và ngăn không cho làn da phồng rộp.
Mặc cho những cơn đau đớn dày vò mỗi ngày, Assya vẫn học cách lái xe và sống như một người bình thường. Thậm chí, cô còn đạt được những thành tựu to lớn khiến nhiều người ngưỡng mộ.
“Tôi có bằng lái xe và bắt đầu học lái từ năm 17 tuổi. Rất nhiều người nghĩ tôi không thể làm được thậm chí không thể sống sót. Nhưng tôi sẽ chứng minh rằng họ sai”, Assya tâm sự. “Tôi phải đối mặt với nỗi sợ hãi lớn nhất về chiều cao và quyết định làm một điều khá điên rồ. Đó là lặn biển từ thiện nhằm gây quỹ Acorn Children’s Aid Ice cho trẻ em vào tháng 4/2017. Trải nghiệm đó thật tuyệt vời”.
Làn da phồng rộp và nỗi đau mỗi ngày không thể ngăn Assya tiến về phía trước. Hiện tại, người phụ nữ này vẫn tiếp tục cống hiến cho xã hội và dành thời gian để trải nghiệm những điều thú vị khác.
Theo Zing
Mỹ phẩm, nước hoa có thể tăng nguy cơ ngứa phát ban
Một loại protein trong cơ thể thường có những phản ứng với các mùi hương trong mỹ phẩm và nước hoa. Trường hợp phản ứng nặng có thể gây ra phát ban ngứa.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại protein gây ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với các loại mùi hương phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Trong quá trình tiếp xúc mùi hương có trong kem bôi da, sữa tắm, nước thơm, dầu gội và thậm chí cả kem đánh răng nếu phản ứng quá mức dẫn đến tế bào miễn dịch rơi vào trạng thái quá sức. Từ đó gây ra các trường hợp phát ban, mụn nước, ngứa mắt và sưng mặt.
Khi ngành công nghiệp chăm sóc da và mỹ phẩm phát triển thì bệnh viêm da tiếp xúc cũng gia tăng. Ảnh: Dailymail
Theo nghiên cứu, một phụ nữ trung bình sử dụng 12 mặt hàng mỹ phẩm mỗi ngày - chứa khoảng 168 hóa chất khác nhau. Và khi các sản phẩm này ngày càng trở nên phổ biến thì tình trạng phát ban đỏ, ngứa da do chạm vào một số chất cũng đang gia tăng.
Loại Protein này được gọi là CD1a được tìm thấy trong các tế bào miễn dịch hình thành lớp ngoài của da người. Từ phát hiện này giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu ra cách điều trị các bệnh về da do ảnh hưởng từ mỹ phẩm.
Đồng tác giả, giáo sư David Branch Moody, thuộc khoa thấp khớp, viêm và miễn dịch tại Bệnh viện Brigham và Women ở Hoa Kỳ cho hay, các hợp chất được tìm thấy trong kem bôi da và mỹ phẩm khác có thể gây ra ACD (viêm da tiếp xúc dị ứng). Tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng đang gia tăng, đặc biệt là ở các nước công nghiệp.
Tác giả đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này, Tiến sĩ Sarah Nicolai, MD, một nhà nghiên cứu y học tại Brigham, đã có các thực nghiệm liên quan đến tế bào T. Từ đó cho thấy tế bào phản ứng với một số chất bao gồm balsam được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và kem đánh răng.
Các nhà nghiên cứu đã xác định thêm benzyl benzoate và benzyl cinnamate chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc kích thích phản ứng.
Họ cũng đã thử nghiệm các chất tương tự và tìm thấy một tá các phân tử nhỏ xuất hiện để tạo ra phản ứng. Chúng bao gồm farnesol - một loại cồn được sử dụng trong một loạt các sản phẩm bao gồm chất khử mùi, kem chống lão hóa, gel tắm và dầu gội đầu.
Sử dụng các kỹ thuật quét, phân tích sâu hơn bởi các nhà điều tra tại Đại học Monash, Melbourne, tiết lộ farnesol và CD1a kết hợp để tiêu diệt mỡ máu tự nhiên. Điều này làm cho protein dễ thấy hơn đối với các tế bào T - giúp kích hoạt chúng và gây ra tình trạng xấu cho da.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tiến hành các thí nghiệm để đưa ra các phương pháp ngăn chặn cũng như điều trị cho các trường hợp mắc bệnh.
Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc bao gồm khô, đỏ hoặc rộp da; ngứa và hơi khó chịu. Ngứa và rát da dữ dội từ 24 - 36 tiếng sau khi tiếp xúc, theo sau là các nốt rộp chảy nước kèm theo da đóng vảy và sưng. Chất lỏng trong nốt rộp không lây nhiễm cho người khác. Nên tránh gãi vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ hết sau một thời gian. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ bệnh diễn tiến xấu đi. Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy phát ban khó chịu đến mức mất ngủ hoặc xao lãng hoạt động hàng ngày; Phát ban gây đau, trở nên nghiêm trọng hoặc lan rộng; Phát ban không cải thiện trong vòng một vài tuần; Phát ban ảnh hưởng đến khuôn mặt hoặc bộ phận sinh dục.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Nổi mụn nước khắp người: Nguyên nhân và cách điều trị Tình trạng nổi mụn nước khắp người rất dễ gây ra nhiễm trùng, và đây cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau. Mụn nước là gì? Mụn nước là một túi chất lỏng giữa các lớp biểu bì - lớp trên cùng của da. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nổi mụn nước là do ma sát, bỏng, nhiễm...