Cô gái bị viêm màng não mủ do thói quen nặn mụn, bác sĩ thở dài “tiến hành phẫu thuật mở hộp sọ”
Bác sĩ Trần Cảnh Sâm kết luận, thủ phạm chính khiến Tiểu Ngư mắc bệnh viêm màng não mủ bắt nguồn từ nốt mụn trên mặt.
Tiểu Ngư (28 tuổi) sống tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, có một con gái 3 tuổi, cuộc sống gia đình vô cùng hạnh phúc và đầm ấm. Khoảng 1 tháng trước, Tiểu Ngư xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tình trạng ngày càng nghiêm trọng nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trần Cảnh Sâm, phó chủ nhiệm khoa ngoại thần kinh, bệnh viện The Second Affiliated Hospital, Zhejiang University School of Medicine, cho biết: “Kết quả chụp CT não cho thấy một vết tổn thương hình tròn, diện tích xung quanh vết thương có dấu hiệu phù não, được chẩn đoán là viêm màng não mủ, tình trạng vô cùng nguy kịch, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật mở hộp sọ”.
Kết quả chụp CT não cho thấy một vết tổn thương hình tròn, diện tích xung quanh vết thương có dấu hiệu phù não.
Trong thời gian bệnh nhân nhập viện, bác sĩ phát hiện Tiểu Ngư có độ bão hòa oxy động mạch chỉ có 85%, trong khi người khỏe mạnh sẽ có độ bão hòa oxy động mạch là 100%. Trường hợp của Tiểu Ngư được xem là thiếu oxy nghiêm trọng và có thể dẫn đến hôn mê. Điều khiến bác sĩ kinh ngạc là ngoài căn bệnh viêm màng não mủ gây ra triệu chứng đau đầu, Tiểu Ngư không hề có dấu hiệu bất thường, cô vẫn có thể ăn cơm, tắm rửa, giặt giũ áo quần.
Bác sĩ Trần Cảnh Sâm nhận định cơ thể Tiểu Ngư đã quen với tình trạng thiếu oxy. Thông qua khai thác tiền sử mắc bệnh, bác sĩ được biết từ nhỏ Tiểu Ngư đã mắc bệnh tim. Bác sĩ tiến hành kiểm tra, phát hiện Tiểu Ngư mắc bệnh tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh có thể khiến hệ tuần hoàn máu của Tiểu Ngư khác với người bình thường. Tiểu Ngư chỉ có một tâm thất, do đó phần lớn lượng máu tuần hoàn trực tiếp trong cơ thể và tâm thất, không thẩm thấu qua màng phổi. Điều này khiến vi khuẩn trong các mô trên cơ thể thông qua tuần hoàn máu đi đến tất cả các cơ quan quan trọng bao gồm não.
Nguyên nhân nào khiến Tiểu Ngư mắc bệnh viêm màng não mủ? Bác sĩ chú ý trên mặt Tiểu Ngư có một nốt mụn, Tiểu Ngư cho biết nốt mụn đã xuất hiện trong thời gian dài. Tiểu Ngư đã nặn mụn và trải qua hơn 1 tháng nhưng vết mụn vẫn chưa lành.
Thời điểm này, bác sĩ Trần Cảnh Sâm kết luận, thủ phạm chính khiến Tiểu Ngư mắc bệnh viêm màng não mủ bắt nguồn từ nốt mụn trên mặt. Trong quá trình nặn mụn, vi khuẩn trong mụn đã xâm nhập vào mạch máu. Do Tiểu Ngư mắc bệnh tim bẩm sinh nên vi khuẩn đã tấn công trực tiếp vào các mô trong cơ thể, gây nên tình trạng viêm màng não mủ. Thông qua kính hiển vi, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật mở hộp sọ, nạo vét mủ. Hiện tại, tình trạng của Tiểu Ngư đã hồi phục và xuất viện về nhà.
Viêm màng não mủ là gì?
Viêm màng não mủ hay còn gọi là viêm màng não vi trùng, là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân gây bệnh có khả năng gây viêm và sinh mủ (chủ yếu là vi khuẩn).
Đường lây truyền bệnh viêm màng não mủ
Viêm màng não mủ thứ phát
Ổ nhiễm trùng ở xa màng não đi theo đường máu đến: chiếm phần lớn các trường hợp viêm màng não mủ.
Vị trí xuất phát thường gặp nhất là từ nhiễm trùng đường hô hấp, vi khuẩn cư trú ở niêm mạc vùng hầu họng rồi sau đó xâm nhập vào máu để vào màng não.
Vị trí xa khác như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm tắc tĩnh mạch, trong bỏng nặng, đặt catheter lâu ngày: hiếm gặp.
Ổ nhiễm trùng lân cận như viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm mô tế bào hốc mắt hoặc viêm xương- tuỷ xương các xương sọ não hoặc xương cột sống.
Viêm màng não mủ nguyên phát
Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp qua vết thương hở do chấn thương, phẫu thuật vùng sọ não, cột sống… hoặc do thủ thuật chọc dò dịch não tuỷ. Từ đó chúng đi theo dịch não tủy để đến tủy sống và khoang dưới nhện. Sự nhân lên của vi khuẩn tại đây rất nhanh, khởi phát một chuỗi các phản ứng viêm mạnh mẽ. Hậu quả của phản ứng viêm này là sự xâm nhập bạch cầu đa nhân trung tính vào khoang dịch não tủy (sinh mủ).
Triệu chứng bệnh viêm màng não mủ
- Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao đột ngột, viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, ăn uống kém, da tái xấu.
- Hội chứng màng não: Buồn nôn, nôn ói, đau đầu (ở trẻ nhỏ thường quấy khóc hoặc khóc thét từng cơn), có thể có biểu hiện sợ ánh sáng.
- Các biểu hiện khác: Co giật, hôn mê, liệt, xuất hiện tử ban (trong nhiễm não mô cầu).
Chuyên gia chỉ cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus, thuốc điều trị từng loại bệnh cho bé
Hiện đang vào mùa dịch sốt xuất huyết (SXH), nhiều phụ huynh lo lắng. Bởi sốt do virus hay sốt xuất huyết có nhiều biểu hiện giống nhau, trong khi phụ huynh chưa có nhiều kinh nghiệm để nhận biết từng loại sốt để có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp cho trẻ.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, sốt virus là bệnh chỉ chung do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Tùy từng tác nhân virus mà biểu hiện bệnh có thể nặng, nhẹ khác nhau. Thông thường, người bị sốt virus có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, ho, chảy mũi, đau họng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng; trẻ bị sốt virus thì quấy khóc, mắt đỏ, chảy nước mắt trong, có thể xuất hiện ban sau sốt 2-3 ngày.
SXH dengue do virus Dengue gây ra. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, Hà Nội, khám cho bệnh nhi
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), SXH và sốt virus giống nhau ở chỗ là sốt đột ngột bùng lên và sốt rất cao, lên đến 39-40 độ C. Em bé đang khỏe mạnh, bỗng sốt cao và sốt trong 3 ngày liên tiếp.
Tuy nhiên, SXH có biểu hiện khác với sốt virus như có vùng xuất huyết. Ngoài ra, một số trẻ có thể bị ra máu mũi, hoặc đau bụng. Đặc biệt, trẻ mắc SXH thường rất mệt, còn sốt virus thì trẻ chỉ mệt khi sốt. Khi hết sốt, trẻ lại chạy nhảy, chơi đùa bình thường.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, trong những ngày đầu phụ huynh rất khó phân biệt đâu là trường hợp trẻ bị SXH, đâu là sốt virus. Do đó, dù trẻ bị sốt gì thì phụ huynh cần chăm sóc giống nhau như cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; cho trẻ uống nhiều nước, ngủ nghỉ đầy đủ.
Đến ngày thứ 3, nếu trẻ sốt không giảm thì phụ huynh phải đưa đến BV. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám và xác định trẻ bị sốt gì để có phương án điều trị phù hợp.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, Hà Nội
Một số bài thuốc quý trị chứng ôn dịch lây qua đường hô hấp Theo Đông y, ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp phần nhiều do phong ôn và xuân ôn. Bệnh hay phát vào mùa đông xuân, nguyên nhân liên quan thời tiết khí hậu bất thường, môi trường vệ sinh không tốt, chính khí hư mà tà khí xâm nhiễm gây bệnh. Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với bệnh...