Cô gái Bến Tre ở Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP.HCM
Nội ơi, khi hết dịch cháu nhất định sẽ đến thăm bà. Cô gái trẻ tình nguyện Lê Hồng Nhung hứa với cụ bà Vũ Thị Vui – một bệnh nhân cao tuổi được điều trị lành bệnh tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) – lúc tiễn bà lên xe về nhà.
Hai bà cháu quyến luyến ôm nhau chào tạm biệt – Ảnh: AN MỸ
Trong buổi tiễn những bệnh nhân khỏi bệnh về với gia đình, Nhung cứ quyến luyến nắm chặt tay bà Vui, nữ bệnh nhân ở tuổi “xưa nay hiếm”.
“Bà nội của em đó”, cô gái trẻ xúc động chia sẻ. Bên cô, “bà nội” cũng bịn rịn, nấn ná mãi không chịu rời chân…
“Bà có số điện thoại của cháu rồi, khi đến nhà nhớ nhá máy cho cháu biết đã về đến nơi an toàn bà nhé. Bà về nhà cố gắng giữ gìn sức khỏe ạ”, Nhung nhắn nhủ và hứa: “Khi nào hết dịch, cháu nhất định sẽ đến thăm bà”.
“Nhất định. Khi nào bà còn sống trên cõi đời này, bà sẽ không quên cháu”, bà Vui xúc động đáp lời.
Không cam lòng “nằm ở nhà một chỗ”, Nhung (áo xanh) đăng ký tình nguyện hỗ trợ y bác sĩ và bệnh nhân suốt một tháng qua – Ảnh: AN MỸ
Nhung là một trong nhiều tình nguyện viên đang ngày đêm hỗ trợ các y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện hồi sức COVID-19. Quê ở Bến Tre, cô lên TP.HCM làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn nhưng dịch bệnh triền miên, công ty phải ngừng hoạt động.
Giữa những ngày dịch bệnh hoành hành, không cam lòng nằm nhà đếm ngày tháng trôi qua, Nhung đăng ký vào lực lượng tình nguyện của Thành đoàn TP.HCM và được phân công đến bệnh viện hơn một tháng nay.
Nhung cứ quyến luyến nắm chặt tay bà Vui dặn dò bà về nhà phải giữ sức khỏe – Ảnh: AN MỸ
Hằng ngày, cô có nhiệm vụ hỗ trợ các y bác sĩ tại khoa 9B lấy thuốc, vật tư; đồng thời làm cầu nối chuyển các vật dụng người nhà bệnh nhân gửi đến cho người thân. Cô còn hỗ trợ tắm rửa cho các bệnh nhân chuẩn bị xuất viện, đưa bệnh nhân xuống tận xe ra về.
Video đang HOT
Trước giờ về, Nhung trò chuyện rồi tắm rửa cho bà Vui. Trong mắt Nhung, bà Vui cũng giống như chính bà nội của mình ở quê vậy. Cũng độ tuổi ấy, cũng dáng dấp ấy. Dù thời gian bên nhau ngắn ngủi nhưng Nhung bảo có cảm giác như hai bà cháu đã thân thiết từ lâu.
Giây phút bà Vui lên xe về với gia đình, Nhung hứa nhất định sẽ đến thăm bà khi hết dịch – Ảnh: AN MỸ
Nhung kể niềm vui lớn nhất của cô là được đưa bệnh nhân xuất viện mỗi ngày. “Mỗi ngày được chứng kiến các bệnh nhân hồi phục về với gia đình là niềm vui rất lớn với em. Và hôm nay khi được bà nhận làm cháu nội, niềm vui của em như được nhân lớn lên gấp nhiều lần”, Nhung bộc bạch.
Chiều 22-8: Cả nước có 11.214 ca COVID-19 mới, giảm 91 ca so với hôm qua
Tính từ 18h chiều 21-8 đến 18h chiều 22-8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước.
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Cụ thể tại TP.HCM ghi nhận (4.193 ca), Bình Dương (3.795), Đồng Nai (849), Tiền Giang (709), Long An (365), Đà Nẵng (183), Khánh Hòa (160), Đồng Tháp (142), Bà Rịa - Vũng Tàu (107), Cần Thơ (97), Tây Ninh (83), An Giang (69), Nghệ An (68), Vĩnh Long (49), Bình Thuận (47), Đắk Nông (39), Trà Vinh (39), Phú Yên (38), Bình Định (20), Hà Tĩnh (20), Quảng Nam (16), Kiên Giang (15), Sơn La (15), Đắk Lắk (12), Bắc Ninh (11), Hà Nội (11), Gia Lai (10), Cà Mau (10), Hậu Giang (7), Lào Cai (6), Bắc Giang (6), Ninh Thuận (5), Lạng Sơn (5), Quảng Ngãi (3), Quảng Trị (3), Thái Bình (1), trong đó có 6.387 ca trong cộng đồng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sóc Trăng đăng ký bổ sung 138 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.
Trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 91 ca. Tại TP.HCM tăng 109 ca, Bình Dương giảm 710 ca, Đồng Nai tăng 298 ca, Tiền Giang tăng 120 ca, Long An giảm 28 ca.
Có 8/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái, Hà Giang.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (175.994), Bình Dương (70.242), Long An (17.805), Đồng Nai (17.688), Tiền Giang (7.284).
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Điều trị: 7.580 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 22-8. Tổng số ca được điều trị khỏi: 147.667 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 687 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.
Ca COVID-19 tử vong : Ngày 21 và 22-8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 737 ca tử vong, trong đó tại TP.HCM (599 ca), Bình Dương (62), Đồng Nai (25), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (11), Cần Thơ (4), Long An (4), Hà Nội (2), Bến Tre (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 22-8 là 8.277 ca, chiếm tỉ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Xét nghiệm: Trong 24 giờ qua đã thực hiện 181.660 xét nghiệm cho 720.341 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ ngày 27-4-2021 đến nay đã thực hiện 9.450.525 mẫu cho 27.763.959 lượt người.
Tiêm chủng: Trong ngày 21-8 có 370.836 liều vắc xin ngừa COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 17.065.896 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.274.648 liều, tiêm mũi 2 là 1.791.248 liều.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 348.059 ca nhiễm, đứng thứ 68/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.540 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 343.972 ca, trong đó có 144.893 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Xuất hiện nhiều ca F0 sau khi áp dụng Chỉ thị 15, Cà Mau kêu gọi người dân bình tĩnh
Ngày 22-8, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt kêu gọi người dân trong tỉnh chung tay thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo ông Huỳnh Quốc Việt, ngay sau khi triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 15, trong đó có một số biện pháp nâng cao, thì trên địa bàn tỉnh có một số khu vực phát hiện các ca F0 ngoài cộng đồng như tại xã Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi); tại cơ sở sơ chế thủy sản Thành Tâm (phường 1, TP Cà Mau) và vụ việc trốn viện của người đang điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.
Ông Huỳnh Quốc Việt cho biết Ban chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để tổ chức đám tiệc (đám tang, đám giỗ) tập trung đông người tại xã Ngọc Chánh, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi và bác sĩ có phòng khám tại huyện Đầm Dơi không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Đồng thời, chỉ đạo củng cố hồ sơ sai phạm liên quan đến cơ sở sơ chế thủy sản Thành Tâm (phường 1, thành phố Cà Mau) để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (hiện đã khởi tố vụ án hình sự làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người tại công ty này); xử lý nghiêm trường hợp bỏ trốn khi đang điều trị COVID-19 và những người có liên quan.
Ông Huỳnh Quốc Việt kêu gọi người dân trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, không nghe theo các thông tin bịa đặt, sai sự thật về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang dư luận.
NGUYÊN HÙNG
- Ngày 22-6, Sở Y tế Đồng Nai cho hay vừa ghi nhận điểm dịch mới tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa (trực thuộc Bộ Y tế, 1310A Nguyễn Ái Quốc, phường Tân Phong, TP Biên Hòa).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai đã ghi nhận tình hình, tiến hành test nhanh tại khoa Nam 1. Kết quả, có 62 trong số 99 bệnh nhân tại khoa này dương tính.
- Cùng ngày, ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc sở - cho hay toàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 959 ca dương tính mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 lên 17.823 ca. Trong đó, có 6.612 trường hợp đã khỏi bệnh và 131 người tử vong.
Cùng ngày, kế hoạch hỏa tốc về cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân đã được UBND tỉnh Bình Dương ban hành, sau khi nhận được sự thống nhất về chủ trương của HĐND tỉnh.
Khoảng 720.000 người dân tại 11 phường của thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên, nơi được đánh giá là còn nhiều F0 trong cộng đồng nên bị "khóa chặt" trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 22-8 sẽ được cung cấp gạo và thực phẩm miễn phí.
Chiếc xe tiêm vắc xin lưu động đặt giữa khuôn viên UBND phường 9, quận Gò Vấp, chiều 14-8 - Ảnh: CHÂU TUẤN
- UBND TP.HCM vừa chấp thuận bổ sung 1.048.500 hộ lao động nghèo đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo... và khoảng 670.000 lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Dự toán kinh phí hỗ trợ được bổ sung khoảng 2.577 tỉ đồng, nâng tổng kinh phí hỗ trợ đợt 2 cho hộ gia đình khó khăn, người lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 lên 3.477 tỉ đồng.
- Theo chỉ đạo mới nhất của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, TP sẽ xét nghiệm kháng nguyên mẫu đơn cho toàn bộ người dân trong vùng cam và vùng đỏ của TP.HCM trong 14 ngày tới.
Như vậy, người dân sinh sống ở khu vực "vùng cam" và "vùng đỏ" gồm TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn sẽ được xét nghiệm COVID-19 toàn bộ.
Các quận huyện khác thực hiện xét nghiệm như chỉ đạo cũ. Tức là thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (10) đại diện hộ gia đình tại các tổ dân phố, tổ nhân dân thuộc "vùng xanh" và "cận xanh". Tần suất xét nghiệm: 2 lần, cách nhau 7 ngày.
Covid 24h: Việt Nam vượt mốc 10.000 ca nhiễm một ngày Số ca nhiễm cộng đồng trong nước ngày 19/8 là 10.639 ca, ghi nhận tại 37 tỉnh, thành, cao nhất từ khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020 đến nay. Ca nhiễm mới gồm 4.232 trường hợp phát hiện ở khu cách ly hoặc đã được phong tỏa; 6.407 ca cộng đồng. Tổng ca nhiễm hôm qua tăng 1.995 ca so với...